Báo cáo SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú đọc sách cho học sinh Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú đọc sách cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú đọc sách cho học sinh Lớp 3
BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH LỚP 3 I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Trong xã hội hiện đại ngày nay, con người dễ dàng bị cuốn theo những trò chơi giải trí hiện đại như trò chơi điện tử, game trực tuyến, mạng xã hội, facebook, Con người thường gắn chặt với những chiếc điện thoại thông minh, ipad, laptop hay máy vi tính. Chúng ta dần dần quên mất đi những người bạn bé nhỏ mà vô cùng vĩ đại, đó chính là những quyển sách và dần mất đi thói quen đọc sách. Đọc sách là nhu cầu tất yếu của tất cả mọi người, bởi lẽ sách là phương tiện học tập thuận lợi, giúp con người nâng cao nhận thức và hiểu biết. Sách là kho tàng tri thức mà nhân loại tạo ra, lưu lại và truyền cho thế hệ sau. Đó là nguồn tri thức vô cùng quan trọng và vô tận đối với tất cả mọi người. Những cuốn sách có nội dung tốt sẽ đưa đến cho chúng ta không chỉ những hiểu biết mới mà còn kích thích sự suy nghĩ, tìm tòi trong mỗi chúng ta và đặc biêt là dẫn đến những biến đổi về tâm hồn. Mọi thành công của con người đều nhờ vào sự kết hợp giữa kinh nghiệm bản thân với tri thức lĩnh hội được từ việc học trong cuộc sống và từ trong sách vở. Nếu đọc sách thường xuyên và có phương pháp khoa học thì kiến thức của mỗi người sẽ không ngừng mở rộng, nâng cao, tiếp cận được sự phát triển của khoa học, bồi dưỡng nâng cao năng lực tư duy lôgic, phương pháp làm việc khoa học, lòng yêu nghề nghiệp và có thái độ đúng đắn đối với thế giới xung quanh cũng như đối với bản thân mình, nhất là bồi dưỡng sự hứng thú, năng lực và thói quen tự học suốt đời. Đọc sách đối với chúng ta có ý nghĩa quan trọng như vậy, đặc biệt, đối với trẻ em việc đọc sách còn có ý nghĩa quan trọng hơn rất nhiều. Bởi một thói quen tốt được hình thành từ sớm sẽ không chỉ giúp các em trong quá trình học tập mà quan trọng hơn còn giúp các em hình thành nhân cách tốt. Từ ý nghĩa quan trọng của việc đọc sách đối với trẻ nhỏ, với mong muốn tạo hứng thú đọc sách, xây dựng lòng yêu sách và hình thành thói quen đọc sách cho học sinh trong lớp, từ những kinh nghiệm đọc sách của bản thân, học hỏi từ những đồng nghiệp cũng như tham khảo một số tài liệu, tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp tạo hứng thú đọc sách cho học sinh lớp 3”. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 1.1 Thực trạng vấn đề đọc sách của học sinh lớp 3. Từ những suy nghĩ trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này để áp dụng thực tế vào lớp 3A4 do tôi làm chủ nhiệm năm học 2020 - 2021. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 2.1 Một số giải pháp tạo hứng thú đọc cho học sinh 2.1.1 Giáo viên giúp học sinh hiểu được ý nghĩa, vai trò của sách * Đọc sách giúp các em có được nguồn kiến thức phong phú về các lĩnh vực Đọc sách giúp học sinh tiếp nhận những kiến thức mà nhà trường không có đủ thời gian để giảng dạy. Sách là một trong những nguồn tri thức vô hạn và quý báu nhất của loài người, có vô số những loại sách thuộc rất nhiều những lĩnh vực khác nhau như tự nhiên, xã hội, văn học, du lịch, Nếu đọc sách nhiều, các học sinh có thể tiếp nhận những kiến thức mà nhà trường không giảng dạy. Qua đó, vừa nâng cao trí tuệ vừa làm cho việc học trên trường trở nên đơn giản hơn. * Đọc sách giúp tăng cường khả năng giao tiếp Giáo viên đặt vấn đề với học sinh: Em có thấy ngại ngùng khi đứng trước đám đông? Em có bao giờ thấy run không biết diễn đạt như thế nào khi đứng trước mọi người? Em có bao giờ cố giải thích một vấn đề nhưng bạn vẫn không hiểu được? Từ những ý kiến trả lời của các em giáo viên sẽ giúp các em hiểu đọc sách thực chất là một quá trình giao tiếp, khi đó chỉ có học sinh và sách tham gia vào quá trình giao tiếp. Quá trình giao tiếp này chỉ diễn ra một chiều mà không có sự đối đáp lại như khi các em giao tiếp cùng bạn. Rèn thói quen đọc sách một thời gian dài sẽ giúp cho các em biết trình bày vấn đề mạch lạc, dễ hiểu, từ đó sẽ mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Không chỉ vậy khi đọc sách sẽ tinh tế hơn khi cảm nhận, phán đoán những cảm xúc, thái độ của người khác, hình thành những phản xạ và sự nhanh nhạy khi học tập và giải quyết mọi việc. * Đọc sách giúp rèn luyện năng lực, khả năng tưởng tượng, sáng tạo Sách được viết bằng hệ thống ngôn từ, cụ thể là các chữ viết được nối kết liên tục với nhau tạo thành câu, dòng, đoạn, bài Từ ngữ được dùng luôn có nghĩa và nét nghĩa đó lại được quy chiếu vào các sự vật tương ứng trong cuộc sống. Như vậy, quá trình đọc sách thực chất cũng là một quá trình quan sát các sự vật và hiện tượng trong cuộc sống thực mà chữ viết được quy ước tượng trưng thông qua quá trình tưởng tượng, liên tưởng. Trí tưởng tượng phong phú, suy nghĩ cặn kẽ, kết hợp với những động lực khám phá tìm tòi sẽ giúp người đọc hình thành năng lực sáng tạo, nghĩ ra cái mới, tìm ra cái mới và từ đó làm ra cái mới. Giáo viên lấy ví dụ cụ thể khi các em đọc quyển phù hợp,Qua việc đọc sách trong thời gian dài, sự tập trung và tinh ý sẽ giúp em hình thành kĩ năng ngôn ngữ. Đọc sách giúp phát triển khả năng đọc nhanh và tư duy nhanh cho học sinh. Lợi ích đầu tiên của việc đọc sách chính là giúp các em tiếp xúc với chữ viết nhiều hơn. Dù là thể loại sách gì đi chăng nữa thì chúng cũng có thể giúp các em rèn luyện khả năng đọc nhanh, tư duy nhanh và có lối suy nghĩ nhanh hơn. Từ đó, các em có thể làm tốt bài làm đọc - hiểu văn bản. 2.1.2 Tìm hiểu tâm sinh lý lứa tuổi nhằm trang bị sách phù hợp cho học sinh Trẻ em trong độ tuổi 3 – 12 tuổi rất hiếu động nên các em còn thiên về tư duy trực quan thích chơi game, xem phim hoạt hình trên tivi, phim siêu nhân, những truyện tranh nhiều màu sắc. Ở tuổi này các em nặng về tính hành động, rất ít trẻ thích đọc sách chính vì vậy nên giới thiệu với các em những quyển sách ít chữ, có hình ảnh, đọc sách có nội dung “cổ tích” và truyện tranh lành mạnh , dần dần sẽ giới thiệu với các em các loại sách danh nhân, văn hóa, lịch sử 2.1.3 Xây dựng “thư viện nhỏ”, sắp xếp phù hợp, tạo không gian xanh cho các em đọc sách. Các em sẽ chính là người tạo nên “thư viện nhỏ” của lớp. Các em sẽ cùng trang trí với những hình ảnh yêu thích và sắp xếp các loại sách do các em mang vào. Những loại sách ở giai đoạn này là những quyển truyện dài, tuyển tập truyện ngắn, sách kĩ năng sống, sách hạt giống tâm hồn, sách truyền cảm hứng, những tác phẩm bất hủ thế giới... Có thể cho các em giao lưu trao đổi sách với nhau sẽ giúp các em thấy vui và thích tìm hiểu về sách hơn để có thể chia sẻ nội dung cùng bạn. Các em thường cùng nhau đặt mua sách trên các trang web thương mại điện tử để không tốn phí vận chuyển. Giáo viên tổ chức các giờ đọc sách để tạo cho các em rèn thói quen đọc vào các giờ sinh hoạt tập thể. Cho các em trao đổi, chia sẻ những nội dung các em vừa đọc. Thường xuyên thay đổi không gian đọc để các em hứng thú và không bị nhàm chán, gò bó như đọc ở thư viện, lớp học, sân trường, Giáo viên cần có định hướng đọc sách và hoạt động cho học sinh Trước khi tổ chức giờ đọc sách cho các em giáo viên có thể nêu yêu cầu học sinh khi đọc cần chú ý những yếu tố về nhân vật, nội dung, diễn biến, nghệ thuật, ý nghĩa, bài học cho bản thân, Giáo viên cần có sự tuyên dương, khen thưởng kịp thời những học sinh giới thiệu được nhiều quyển sách hay hoặc những em có tiến bộ trong việc đọc và tìm hiểu sách để kích thích các em thi đua đọc sách. Giáo viên tổ chức thi thuyết trình 2.1.4 Kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh Giáo viên kết hợp với phụ huynh học sinh trang bị một vài loại sách phù hợp với học sinh để các em đọc và giải trí. Trong buổi họp phụ huynh học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi với phụ huynh về vai trò của việc đọc sách và cách tạo hứng thú cho con em đọc sách. Đối với những độc giả nhỏ hơn, môi trường gia đình là vô cùng quan trọng. Eleanor Webster, một giáo viên tiểu học ở Nottinghamshire, nước Anh, chia sẻ: “Gia đình là một nguồn ảnh hưởng vô cùng lớn. Những phụ huynh biết chia sẻ và hỗ trợ thầy cô trong việc khích lệ trẻ đọc sách ở nhà là chìa khoá để phát triển thói quen đọc sách của con trẻ”. Dù trong một lớp chỉ có một số phụ huynh quan tâm đến việc này cũng phần nào giúp ích cho chính các em. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Hiệu quả kinh tế 2. Hiệu quả xã hội Qua một năm kiên trì thực hiện những điều trên với tất cả tâm huyết và tình yêu dành cho học sinh cũng như dành cho sách, tôi nhận thấy lớp tôi đã đạt được một số thành tích đáng kể, cụ thể như sau: Hầu hết các bạn trong lớp đều yêu thích đọc sách, mỗi giờ ra chơi các bạn đều tranh thủ đọc sách. Điều đó đã góp phần làm thay đổi phong trào đọc sách trong lớp, trong trường mà còn lan tỏa đến gia đình các bạn văn hóa đọc sách. Nhờ có đọc sách, vốn từ của các bạn nhiều lên, vốn hiểu biết của các bạn cũng ngày càng được mở rộng hơn, các bạn tập trung hơn trong giờ học, luôn chủ động, sáng tạo trong học tập. Cuối năm học học sinh lớp 3A4 đã đạt được nhiều kết quả cao trong học tập. Không chỉ trong học tập, mà tinh thần tập thể, đoàn kết, tương thân tương ái giữa các bạn trong lớp đã có nhiều thay đổi rõ rệt. Các bạn luôn yêu thương , giúp đỡ đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau học tập, cùng nhau tham gia các cuộc thi. Không chỉ có nhiều thành tích cao mà việc đọc sách giúp các con thêm tự tin, có vốn từ ngữ phong phú, khả năng diễn đạt trôi chảy. Các đoạn văn của các con viết dần mạch lạc, sử dụng nhiều từ gợi tả, gợi cảm, câu văn hay, giàu hình ảnh. Các bố mẹ không phải cho con đọc văn mẫu, đọc cho con viết văn, gợi ý cho con như trước. 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng Sáng kiến được áp dụng ở lớp 3A4 trường tiểu học xã Nghĩa Hồng và có thể áp dụng được cho tất cả các khối lớp trong nhà trường.
File đính kèm:
- bao_cao_skkn_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_doc_sach_cho_hoc.docx