Đơn yêu cầu công nhận SKKN Một số biện pháp khắc phục tình trạng viết sai chính tả cho học sinh Lớp 3

doc 5 trang sangkienlop3 12/11/2023 2590
Bạn đang xem tài liệu "Đơn yêu cầu công nhận SKKN Một số biện pháp khắc phục tình trạng viết sai chính tả cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đơn yêu cầu công nhận SKKN Một số biện pháp khắc phục tình trạng viết sai chính tả cho học sinh Lớp 3

Đơn yêu cầu công nhận SKKN Một số biện pháp khắc phục tình trạng viết sai chính tả cho học sinh Lớp 3
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.
 - Tôi tên: Dư Ngọc Dung
 - Ngày, tháng, năm sinh: 07/06/1977
 - Nơi công tác: Trường Tiểu học Đông Thái 3.
 - Chức danh: Giáo viên
 - Trình độ chuyên môn: Cử nhân Giáo dục Tiểu học.
 Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp khắc phục 
tình trạng viết sai chính tả cho học sinh lớp 3/1 của trường Tiểu học Đông Thái 3, 
năm học 2022-2023 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống”.
 - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực áp dụng sáng kiến là Giáo dục.
 - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày áp dụng sáng kiến lần đầu là 
06 tháng 9 năm 2022.
 - Mô tả bản chất của sáng kiến: 
 Môn Tiếng Việt trong chuog trình giáo dục phổ thông 2018 được chia thành 
nhiều phân môn như: Tập đọc, Chính tả, Tập viết, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập 
làm văn. Mỗi phân môn đều có mục đích, nhiệm vụ riêng của nó. Đối với phân 
môn Chính tả có vị trí đặc biệt quan trọng, nhằm thực hiện mục tiêu giúp học sinh 
nắm vững các quy tắc chính tả, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, giúp học sinh hình thành 
năng lực và thói quen viết đúng chính tả. 
 Dạy chính tả là một quá trình rèn luyện lâu dài, không chỉ ở giờ chính tả mà 
có thể rèn luyện, phân tích từ các phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm 
văn. Ví dụ: Một học sinh làm một bài văn rất hay nhưng mắc nhiều lỗi chính tả thì 
bài văn đó không đạt điểm cao; hay một học sinh viết sai nhiều lỗi chính tả thì 
không thể học tốt các môn học khác. 
 Tuy nhiên, trong quá trình thực tế giảng dạy giáo viên gặp không ít khó khăn 
về các vấn đề khắc phục lỗi chính tả cho học sinh, như:
 + Chưa điều tra lỗi chính tả cơ bản thường hay mắc phải của học sinh; 
nguyên nhân của các lỗi đó nhằm đề xuất một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả 
cho học.
 + Chưa vận dụng các nguyên tắc dạy trong phân môn Chính tả hình thành kĩ 
năng viết đúng chính tả cho học sinh tiểu học.
 + Chưa lập kế hoạch dạy học theo hướng đổi mới phương pháp và nội dung 
bài dạy cho sát thực với việc rèn chính tả cho học sinh địa phương. 4. Giải pháp giúp học sinh phân tích, so sánh từ.
 Song song với việc luyện phát âm cho học sinh, khâu phân tích so sánh tiếng, 
từ cũng rất quan trọng trong giờ học chính tả: với những tiếng khó, giáo viên áp 
dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh. Với những tiếng dễ lẫn lộn, giáo 
viên cần nhấn mạnh những điểm khác để học sinh ghi nhớ.
 * Ví dụ : Luyện viết - Nghe viết (Bài 1 trang 12 Tiếng Việt 3 Bộ sách Kết nối 
tri thức với cuộc sống tập 1)
 + mọc ≠ mộc: mọc là động từ nói cây cỏ bắt đầu nhô lên khỏi mặt đất còn
mộc là từ chỉ gỗ.
 + lượn ≠ lượng: lượn là của bay lượn còn lượng là khối lượng.
 5. Giải pháp giúp học sinh hiểu nghĩa của từ.
 Do phương ngữ của từng vùng miền khác nhau, cách phát âm đôi khi chưa 
thống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng.
 * Chẳng hạn (Dạy Viết) - Nghe viết: Cánh rừng trong nắng ( Bài 2 trang 20 
Tiếng Việt 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1).
 đã giảm 25,92%. Học sinh có chữ viết đẹp, đủ nét, đều nét, đúng độ cao. Đặc 
biệt, học sinh có thói quen tốt là ngồi viết đúng tư thế.
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật 
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Đông Thái, ngày 21 tháng 12 năm 2022
 Người nộp đơn
 Dư Ngọc Dung

File đính kèm:

  • docdon_yeu_cau_cong_nhan_skkn_mot_so_bien_phap_khac_phuc_tinh_t.doc