Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong Tiểu học

doc 15 trang sangkienlop3 26/03/2024 3951
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong Tiểu học
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu
 Trong các hoạt động tại nhà trường Tiểu học, hoạt động về lĩnh vực 
chuyên môn là một trong những hoạt động giữ vai trò rất quan trọng. Tổ chuyên 
môn tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá ban đầu về kết quả giảng dạy - học tập, 
phương pháp dạy học, đổi mới nội dung chương trình, ... một cách sát thực nhất. 
Hoạt động chuyên môn của nhà trường có chất lượng hay không, vấn đề này phụ 
thuộc vào việc sinh hoạt ở các tổ chuyên môn.Thực tế cho thấy những trường có 
phong trào chuyên môn mạnh đều rất chú trọng đến việc sinh hoạt tổ chuyên 
môn. Vì vậy, tổ chức sinh hoạt chuyên môn của tổ khối sao cho có chất lượng, 
hiệu quả đây là vấn đề quan trọng, vấn đề nóng bỏng mà tất cả các nhà trường 
đều phải quan tâm. 
 Sinh hoạt tổ chuyên môn là hoạt động nòng cốt, không thể thiếu trong các 
nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng. Thông qua sinh hoạt tổ 
chuyên môn, các thành viên trong tổ có thể trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, đề 
xuất các biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện các 
nhiệm vụ chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, trong 
thực tế, không phải tất cả các tổ chuyên môn ở trường tiểu học đều phát huy và 
thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Một số tổ chuyên môn 
vẫn còn tình trạng sinh hoạt nhưng không đi sâu vào chuyên môn mà chỉ tổ chức 
qua loa "đối phó". Nếu không có sự theo sát của Ban giám hiệu, tổ trưởng không 
say mê chuyên môn, chỉ sử dụng phương pháp quản lý chung chung không có 
kiểm tra đánh giá thì tổ chỉ hoạt động một cách hình thức...
 Là một cán bộ quản lý trong trường tiểu học đã nhiều năm, tôi rất băn 
khoăn với với công tác chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên 
môn. Tôi xác định rằng việc sinh hoạt tổ chuyên môn là mắt xích quan trọng 
trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ. Công tác này được cải tiến và đẩy 
mạnh sẽ có tác dụng quyết định tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng dạy 
học và giáo dục của nhà trường. Vậy phải bắt đầu từ đâu và làm như thế nào để 
thành công? Đó chính là câu hỏi khiến tôi trăn trở và mạnh dạn nghiên cứu, đề 
xuất "Biện pháp đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong 
trường tiểu học”.
 2. Tên sáng kiến 
 “Biện pháp đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn”.
 3. Tác giả sáng kiến
 - Họ và tên: Nguyễn Thị Bích Thủy
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường tiểu học Kim Long B
 - Số điện thoại: 0386132158
 1 - Các buổi chuyên đề chưa thực sự hiệu quả. Sinh hoạt chuyên môn còn 
mang tính hình thức.
 7.2. Nguyên nhân của thực trạng
 - Một số giáo viên chưa thấy hết tầm quan trọng của việc sinh hoạt tổ 
chuyên môn.
 - Biện pháp tổ chức sinh hoạt chuên môn chưa phù hợp nên chưa kích 
thích được tính tích cực của mỗi cá nhân.
 - Năng lực quản lý của tổ trưởng còn hạn chế. Tổ trưởng chưa phát huy 
hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mình cũng như giáo viên bình thường 
khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa phân công nhiệm vụ cho giáo viên 
theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ.
 - Tổ trưởng chưa chủ động xây dựng tốt kế hoạch, kế hoạch tổ thiếu linh 
hoạt, còn dập khuôn và phụ thuộc vào kế hoạch nhà trường, chưa mạnh dạn 
trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn.
 7.3. Những căn cứ đề xuất biện pháp
 - Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trường tiểu học; là nơi trực 
tiếp triển khai các hoạt động giáo dục và dạy học; là nơi tập hợp, đoàn kết các 
giáo viên trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ giáo viên trong tổ hoàn thành tốt 
nhiệm vụ; Tổ chuyên môn là đầu mối mà Hiệu trưởng dựa vào đó để quản lý 
nhà trường trên nhiều phương diện, nhưng cơ bản nhất là hoạt động giáo dục, 
dạy học và các hoạt động sư phạm của giáo viên.
 - Tổ trưởng là người đứng đầu, chịu sự quản lý của ban giám hiệu nhà 
trường. Tổ trưởng có nhiệm vụ truyền lại những chỉ đạo về các hoạt động trong 
nhà trường trong đó hoạt động dạy học là chính. Tổ chuyên môn là nơi triển khai 
các hoạt động dạy học trong nhà trường, có quan hệ hợp tác phối hợp với các bộ 
phận và đoàn thể khác trong nhà trường. Tổ trưởng chuyên môn chính là cầu nối 
giữa Ban giám hiệu và giáo viên nên cần có sự hiểu biết nhất định về quan hệ 
quản lý trong nhà trường.
 - Tổ chuyên môn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ 
theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và 
hoạt động giáo dục; 
 - Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất 
lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các 
thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường.
 - Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp 
giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó ( Điều 18, khoản 2 - điều lệ 
trường tiểu học) 
 - Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, 
thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, 
 3 trường năng lực và nhu cầu phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng cá nhân 
(nhu cầu cá nhân phải tuân theo và đặt dưới nhu cầu và lợi ích tập thể).
 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, thực hiện hiệu quả kế hoạch năm học: về tổ 
chức, xây dựng phát triển tổ chuyên môn, phân công trách nhiệm, liên đới trách 
nhiệm, công tác này sẽ tạo cho bộ máy hoạt động thông suốt, trôi chảy và đạt 
hiệu quả cao.
 Chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học: Ban giám hiệu chỉ 
đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chung cả tổ, hướng dẫn giáo viên xây 
dựng kế hoạch dạy học, quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên (bằng việc 
thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ thời gian, soạn bài, lên lớp, quá trình kiểm tra 
đánh giá kết quả học tập của học sinh,..).
 Tổ chức các hoạt động sư phạm cho giáo viên bằng các hình thức cơ bản 
như: Thông qua phong trào sáng kiến trong dạy học, thi đua “dạy tốt, học tốt”, 
mở các chuyên đề, thao giảng, các khoá bồi dưỡng, các hình thức học tập khác..
 Tiến hành hoạt động kiểm tra, đánh giá dạy học và thực hiện kế hoạch 
dạy học trong năm học: xây dựng kế hoạch kiểm tra, tổ chức lực lượng kiểm tra 
đánh giá, hoàn thiện hoạt động dạy học, hoàn thiện quản lý hoạt động dạy học.
 7.4.3. Thực hiện tốt vai trò của Ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo 
sinh hoạt chuyên môn của tổ khối
 Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của tổ khối thường xuyên có mặt 
trong các buổi sinh hoạt của tổ khối, kịp thời nắm bắt thông tin, nắm bắt nhu 
cầu của giáo viên, các vướng mắc về chuyên môn để có biện pháp đáp ứng, giải 
đáp kịp thời. Nắm bắt được vấn đề này, phó hiệu trưởng yêu cầu tổ khối chủ 
động đưa vấn đề ra bàn bạc thảo luận cách thực hiện trong buổi họp tổ, có thể tổ 
chức thành chuyên đề nhằm giúp giáo viên định hướng được các phương pháp 
giảng dạy phù hợp. Khơi gợi những giáo viên mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình. 
Đặt vấn đề giúp giáo viên động não tìm ra cách giải quyết. Mỗi giáo viên đều 
đưa ra cách giải quyết, nhiều giáo viên sẽ đưa ra nhiều cách giải quyết khác 
nhau, từ đó lựa chọn ra những cách thực hiện phù hợp nhất. Khi tham gia sinh 
hoạt tổ, phó hiệu trưởng đóng vai trò là thành viên chứ không phải cán bộ quản 
lý đến giám sát. Để tạo không khí bình đẳng, dân chủ, thân thiện trong buổi sinh 
hoạt, phó hiệu trưởng không áp đặt ý kiến của mình, không đánh giá ý kiến của 
người khác, lắng nghe ý kiến của mọi thành viên với thái độ trân trọng, nhận 
một phần việc như các thành viên khác trong tổ. Trong quá trình dự sinh hoạt 
phải ghi chép các nội dung chính hoặc những vấn đề mà giáo viên còn vướng 
mắc, khi phát biểu đóng góp ý kiến không vội vã kết luận vấn đề một cách chủ 
quan, phân tích tổng hợp các ý kiến rồi đưa ra quyết định để có sức thuyết phục.
 Hướng dẫn tổ trưởng xây dựng nội dung buổi họp sao cho hiệu quả. Nội 
dung họp cần xoáy sâu vào chuyên môn, đón đầu tìm cách giải quyết cách thực 
hiện nội dung chương trình sắp giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm lớp, trao 
đổi kinh nghiệm về bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kinh nghiệm 
quản lý lớp, xây dựng nề nếp lớp...
 5 dạy tốt lớp mình phụ trách và làm tốt công tác được giao như là nội dung kiến 
thức gì khó, phương pháp dạy thế nào cho hiệu quả để nâng cao chất lượng của 
lớp, sau đó chúng tôi phân loại theo từng khối lớp, giao Tổ trưởng chuyên môn 
nghiên cứu để lập kế hoạch chuyên đề cho cả một năm học. Vấn đề gì cần trước 
thì sẽ triển khai trước, lập kế hoạch chi tiết, ai là người thực hiện, thời gian nào, 
chuyên đề gì? BGH duyệt kế hoạch và tổ theo kế hoạch đó thực hiện. Ngoài ra 
trong quá trình giảng dạy có những vướng mắc nào thì trong các đợt sinh hoạt 
GV tiếp tục đề xuất, nêu khó khăn để cùng bàn bạc trao đổi, góp ý cho nhau như 
gặp khó khăn trong soạn buổi chiều, tiết GD KNS, 
 Kế hoạch tháng của tổ cũng phải bám sát với kế hoạch của nhà trường, 
hàng tháng tổ trưởng lập kế hoạch hoạt động của tổ, BGH duyệt kế hoạch và chỉ 
đạo tổ thực hiện đảm bảo kế hoạch đề ra.
 Trước đây, muốn triển khai hay chỉ đạo một nội dung nào đó thì BGH 
phải tập trung toàn thể GV để phổ biến kế hoạch, điều này rất khó về mặt thời 
gian, nếu cấp bách thì thường phải bớt giờ lên lớp của toàn thể GV. Nhưng trong 
năm học qua, thì những vấn đề đặc biệt quan trọng chúng tôi mới hội ý toàn thể 
giáo viên, còn những vấn đề đơn giản hơn thì BGH sẽ trao đổi với 3 tổ trưởng 
chuyên môn về triển khai chỉ đạo với GV trong tổ, làm như vậy rất gọn nhẹ và 
hiệu quả, có thể tranh thủ giờ nghỉ giải lao hay 15 phút sinh hoạt đầu buổi.
 Trong các cuộc họp giao ban đầu tuần BGH đánh giá cụ thể những việc 
đã làm được, hay chưa làm được và thường xuyên nhắc nhở các tổ cần thực hiện 
đúng kế hoạch đã đề ra.
 7.4.7. Chọn và bồi dưỡng cho tổ trưởng chuyên môn
 + Chọn tổ trưởng tổ chuyên môn
 Hoạt động chuyên môn trong trường tiểu học chiếm vị trí đặc biệt quan 
trọng, trong đó tổ chuyên môn là một tổ chức đảm nhận chức năng thực thi 
nhiệm vụ chuyên môn. Thế nên vai trò của tổ trưởng chuyên môn là người trục 
tiếp quản lí nhiều mặt hoạt động của giáo viên và cả khối lớp, là người chịu 
trách nhiệm trước hiệu trưởng và chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả 
học tập của học sinh trong tổ của mình. Chính vì thế mà ngay từ đầu năm học, 
sau khi đã cân nhắc kĩ càng, tôi tham mưu với Hiệu trưởng để chọn ra được 
những tổ trưởng thật sự đáp ứng được các yêu cầu công tác. Muốn chỉ đạo tốt 
hoạt động của tổ, người tổ trưởng phải đảm bảo các điều kiện sau:
 - Phải là người có tâm với nghề, nhiệt tình trong công tác, chấp hành tốt 
các quy định của ngành, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
 - Người tích cực đi đầu, xung phong gương mẫu trong mọi hoạt động, có 
kiến thức vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, làm việc 
luôn có kế hoạch.
 - Người nhiệt tình, kiên quyết, dám quyết định, am hiểu công việc, chịu 
trách nhiệm với công việc đồng thời có nhiều đóng góp trong việc xây dựng tập 
thể vững mạnh.
 7 học và bổ sung những vấn đề nhà trường chỉ đạo hoặc nảy sinh như tăng cường 
biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu sau mỗi lần kiểm tra 
định kì; dạy học theo nhóm đối tượng học sinh, theo nhóm sở thích; những vấn 
đề giáo viên chưa nắm vững hoặc gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy đặc 
biệt quan tâm đến những giáo viên mới ra trường hoặc năng lực chuyên môn còn 
hạn chế. 
 * Qui trình xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn
 - Bước 1: Tổ trưởng chuyên môn lập dự thảo kế hoạch năm học (Việc 1: 
Thu thập, xử lý thông tin - Việc 2: Xác định các mục tiêu, nhiệm vụ - Việc 3: 
Xây dựng yêu cầu, các chỉ tiêu - Việc 4: Xác định các biện pháp - Việc 5: Dự 
kiến công việc, thời gian).
 - Bước 2: Thông qua, lấy ý kiến đóng góp của tập thể
 - Bước 3: Điều chỉnh, hoàn thiện chỉnh lý dự thảo kế hoạch
 - Bước 4: Gửi dự thảo kế hoạch cho Hiệu trưởng phê duyệt
 - Bước 5: Công bố và thực hiện kế hoạch
 * Hướng dẫn thực hiện một buổi sinh hoạt chuyên môn
 + Nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn
 Chuẩn bị các nội dung sinh hoạt sao cho vừa thiết thực, vừa phong phú, 
sinh động không hề đơn giản, đòi hỏi tổ trưởng chuyên môn phải chuẩn bị trước 
về nội dung và cả cách thức thực hiện. Không nên lặp lại một kiểu sinh hoạt 
chuyên môn từ tháng này đến tháng khác theo kiểu đến hẹn lại lên mà nên có sự 
thay đổi linh hoạt và luôn tạo ra sự mới mẻ. Căn cứ yêu cầu về tính chất, nội 
dung công việc để lựa chọn một hình thức sinh hoạt sao cho phù hợp. 
 Bất cứ tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hình thức nào cũng nên tránh 
nặng về hành chính, sự vụ. Muốn vậy, hơn ai hết, BGH, tổ trưởng phải là người 
thủ lĩnh để tạo sinh khí phấn chấn cho đội ngũ. Trước một buổi sinh hoạt chuyên 
môn, tổ trưởng nên đặt câu hỏi trong đầu: Như thế nào gọi là mới và đổi mới ra 
sao? Chẳng hạn, có thể xây dựng một tiết dạy mà trước đó, tất cả các GV đã 
được nghiên cứu, trao đổi, thảo luận về phương pháp dạy hiệu quả; tổ chức cho 
giáo viên tiến hành dạy thử nghiệm để đúc rút kinh nghiệm.
 Hay như việc cử một giáo viên nào đó báo cáo chuyên đề, thì ít ra, tài liệu 
phải được phát trước cho từng GV nghiên cứu; tổ trưởng trong vai trò đạo diễn, 
đặt câu hỏi tìm ra vấn đề nổi cộm để tạo tình huống tháo gỡ  Nếu tất cả các tổ 
trưởng chuyên môn đều có tố chất như thế, chắc chắn việc thực hiện đổi mới 
phương pháp giảng dạy không chỉ dễ dàng mà còn tạo ra niềm vui nghề nghiệp -
hành trang cần thiết cho mỗi người thầy.
 + Nội dung, cấu trúc sinh hoạt tổ chuyên môn thường kỳ
 Sinh hoạt tổ chuyên môn thường kỳ là tháng hai lần vào tuần thứ hai và 
tuần thứ tư của tháng sau tuần một, như vậy tất cả các giáo viên trong tổ đã được 
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_doi_moi_nang_cao_chat_luong.doc