Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 3 học tốt môn công nghệ

docx 24 trang sangkienlop3 26/02/2024 3871
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 3 học tốt môn công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 3 học tốt môn công nghệ

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 3 học tốt môn công nghệ
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: 
 BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT MÔN CÔNG NGHỆ
 2. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 Trong Chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục công nghệ được thực hiện 
từ lớp 3 đến lớp 12 thông qua môn Tin học và Công nghệ ở cấp Tiểu học và môn 
Công nghệ ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông. 
 Công nghệ là môn học bắt buộc trong giai đoạn giáo dục cơ bản; là môn học 
lựa chọn, thuộc nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ 
thuật) trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. 
 Nội dung giáo dục công nghệ rộng, đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực kĩ thuật, 
công nghệ khác nhau. Trong dạy học công nghệ, có những nội dung cơ bản, cốt 
lõi, phổ thông tất cả học sinh đều phải học. Bên cạnh đó, có những nội dung đặc 
thù, chuyên biệt nhằm đáp ứng nguyện vọng, sở thích của học sinh, phù hợp với 
yêu cầu của từng địa phương, vùng miền. 
 Sự đa dạng về lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trong nội dung môn Công nghệ 
cũng mang lại ưu thế của môn học trong việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo 
dục hướng nghiệp trong môn học thông qua các chủ đề về lựa chọn nghề nghiệp; 
các nội dung giới thiệu về ngành nghề chủ yếu thuộc các lĩnh vực sản xuất môn 
Công nghệ đề cập; các hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp qua các mô đun kĩ 
thuật, công nghệ tự chọn. 
 Giáo dục công nghệ ở cấp Tiểu học bước đầu hình thành và phát triển ở học 
sinh năng lực công nghệ trên cơ sở các mạch nội dung về công nghệ và đời sống, 
thủ công kĩ thuật; khơi dậy hứng thú học tập và tìm hiểu công nghệ. Kết thúc Tiểu 
học, học sinh sử dụng được một số sản phẩm công nghệ thông dụng trong gia đình 
đúng cách, an toàn; thiết kế được sản phẩm thủ công kĩ thuật đơn giản; trao đổi 
được một số thông tin đơn giản về các sản phẩm công nghệ trong phạm vi gia 
đình, nhà trường; nhận xét được ở mức độ đơn giản về sản phẩm công nghệ thường 
gặp; nhận biết được vai trò của công nghệ đối với đời sống trong gia đình, cũng 
như ở nhà trường.
 Trước tình hình thực tế như vậy, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn 
Công nghệ, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm ra một số cách để giúp các em học 
sinh có thể học tốt hơn, hứng thú hơn với bộ môn Công nghệ. Do đó, sau khi tìm 3
thiết kế; Nêu được ý tưởng và làm được một số đồ vật đơn giản từ những vật liệu 
thông dụng theo gợi ý, hướng dẫn.
 Kết quả khảo sát năng lực công nghệ của học sinh trong ba tuần đầu của năm 
học 2022-2023:
 Nhận thức Giao tiếp Sử dụng Đáng giá Thiết kế 
 TS 
 STT LỚP công nghệ công nghệ công nghệ công nghệ công nghệ
 HS
 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
 1 3A 36 18 50,0% 20 55,6% 20 55,6% 18 50,0% 15 44,7%
 2 3B 36 17 47,2% 19 52,8% 21 58,3% 18 50,0% 16 44,4%
 3 3C 35 17 48,6% 17 48,6% 20 57,1% 19 54,3% 14 40,0%
 4 3D 35 15 42,9% 16 45,7% 19 54,3% 17 48,6% 13 37,1%
 * Thuận lợi
 + Ngay từ đầu năm học, các cấp đã tổ chức tập huấn cho giáo viên khối lớp 
3 để giới thiệu tổng thể về chương trình GDPT 2018 và giới thiệu chương trình 
lớp 3 năm học 2022-2023 theo chương trình GDPT 2018 – Bộ sách Kết nối tri 
thức với cuộc sống.
 + Giáo viên: luôn nhiệt tình, năng động, tâm huyết với nghề, có trình độ 
chuyên môn vững vàng. Luôn học hỏi để từng bước hoàn thiện và hoàn thành tốt 
nhiệm vụ được giao.
 Đặc biệt Là Giáo viên Tin học được phân công dạy công nghệ nên cũng 
thuận lợi cho việc thiết kế bài giảng hay các thiết bị số phù hợp. Nhằm giúp học 
sinh phát huy tối đa khả năng tự học và phát triển năng lực công nghệ cho học 
sinh tiểu học.
 - Về chương trình SGK: học sinh lớp 3 đã được học môn công nghệ của bộ 
sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Bộ sách có nội dung hay và phong phú, kênh 
hình đẹp, kênh chữ rõ ràng phù hợp với học sinh lớp 3.
 + Phân môn Công nghệ được thiết kế với nhiều đổi mới giúp học sinh sống 
và học tập hiệu quả trong môi trường công nghệ để từ đó hình thành và phát triển 
năng lực công.
 + Các chủ đề học tập gần gũi với học sinh Tiểu học, gắn với cuộc sống hằng 
ngày của các em nên dễ trải nghiệm và khám phá.
 - Về Cơ sở vật chất nhà trường đã đầu tương mỗi lớp 1 tivi, phục vụ tốt cho 
việc dạy học lớp 3 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói riêng và các 
lớp khác nói chung. 5
 * Cấu trúc kế hoạch bài dạy môn Công nghệ:
 (1) Yêu cầu cần đạt của bài học: 
 Trên cơ sở yêu cầu cần đạt của mạch nội dung được quy định trong chương 
trình môn học, giáo viên chủ động sử dụng sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học 
liệu để xác định yêu cầu cần đạt của bài học phù hợp với đối tượng học sinh, đặc 
điểm nhà trường, địa phương. Yêu cầu cần đạt của bài học cần xác định rõ: Học 
sinh thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trong 
thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì.
 (2) Đồ dùng dạy học: Các đồ dùng cần chuẩn bị để tổ chức dạy học bài học.
 (3) Hoạt động dạy học chủ yếu: Giáo viên chủ động tổ chức hoạt động dạy 
học linh hoạt, sáng tạo, đa dạng theo tính chất bài học và đặc điểm môn học. 
 + Hoạt động khởi động:
 - Mục đích: Tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được 
nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa 
trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liên quan đến 
vấn đề xuất hiện trong bài học; làm bộc lộ "cái" học sinh đã biết, bổ khuyết những 
gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết 
thông qua hoạt động này. Từ đó, giúp học sinh suy nghĩ và xuất hiện những quan 
niệm ban đầu của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập. 
 - Phương thức hoạt động: Thường sử dụng tranh, ảnh, các tình huống, đố 
vui, ... có liên quan đến nội dung của bài học. Giáo viên lựa chọn các phương 
pháp, kĩ thuật dạy học để tổ chức hoạt động học cho học sinh. 
 - Đánh giá: Thông qua kết quả hoạt động của học sinh, giáo viên đánh giá 
được những hiểu biết ban đầu của các em về các vấn đề liên quan đến kiến thức 
trong chủ đề được học. 
 + Hoạt động hình thành kiến thức: 
 - Mục đích: Giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng mới. giáo viên sẽ 
giúp học sinh xây dựng kiến thức mới của bản thân trên cơ sở đối chiếu kiến thức, 
kinh nghiệm sẵn có với những hiểu biết mới; kết nối/ sắp xếp kiến thức cũ và kiến 
thức mới dựa trên việc phát biểu, viết ra các kết luận/ khái niệm/ công thức mới 
 - Phương thức hoạt động: trong các hoạt động học cần tập trung tổ chức cho 
học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau: 
 • Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với 
khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn 
thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích 7
 - Nội dung: Hoạt động vận dụng được triển khai ở nhà, địa phương. Nhiệm 
vụ có thể do giáo viên đặt ra hoặc do học sinh tự đặt ra bài tập cho mình. Trong 
quá trình giải quyết, học sinh có thể trao đổi, thảo luận với gia đình và cộng đồng. 
Khuyến khích học sinh giải quyết các vấn đề gắn chặt với những gì đã học trên 
lớp và cũng là vấn đề của cộng đồng, xã hội. 
 - Phương thức hoạt động: học sinh có thể hoạt động cá nhân hoặc nhóm. 
Giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh trao đổi, hỏi ý kiến, thảo luận với gia 
đình, cộng đồng về những vấn đề cần giải quyết. Ngoài ra, học sinh cũng vẫn có 
thể hỏi ý kiến, trao đổi với giáo viên. 
 - Đánh giá: học sinh có thể báo cáo hoặc không tùy theo yêu cầu của giáo 
viên và nội dung của bài học.
 (4) Điều chỉnh sau bài dạy: Giáo viên ghi những điểm cần rút kinh nghiệm 
sau khi thực hiện kế hoạch bài dạy để hoàn thiện phương án dạy học cho các bài 
học sau: Nội dung còn bất cập, còn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện tổ chức 
dạy học; nội dung tâm đắc tổ chức dạy học hiệu quả để trao đổi thảo luận khi tham 
gia sinh hoạt chuyên môn.
 (Kế hoạch bài dạy minh họa ở phần phụ lục)
 b. Áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp với môn Công nghệ lớp 3
 Hiện nay, trong giáo dục phổ thông có rất nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy 
học được sử dụng. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp nào, kĩ thuật nào để 
phát huy hiệu quả dạy học nhất là tùy thuộc vào nghệ thuật của người giáo viên.
 - Tùy theo mục tiêu dạy học, cụ thể của bài học giáo viên lựa chọn những 
phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp. Ví dụ mục tiêu bài học là sau khi học 
xong bài học, học sinh vẽ và giải thích được sơ đồ cấu tạo của quạt điện thì phải 
lựa chọn các phương pháp dạy học trực quan, giải thích - minh họa, đàm thoại nêu 
vấn đề, ... 
 Ví dụ với bài sử dụng quạt điện, với đặc điểm có tính đa chức năng, đa 
phương án, thực tiễn, ... thì giáo viên có thể vận dụng phương pháp “lớp học đảo 
ngược” chẳng hạn. Vì hiện nay hầu như nhà nào cũng sử dụng quạt điện nên ở 
cuối tiết trước giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về tìm hiểu các loại quạt điện, 
cấu tạo, tác dụng, chủng loại, ... của chúng. Đầu giờ học, giáo viên yêu cầu đại 
diện nhóm hoặc một số cá nhân báo cáo. Và trong giờ học, giáo viên phải sử dụng 
phương pháp dạy học trực quan, vận dụng sơ đồ tư duy, ... 
 - Một số Phương pháp và kĩ thuật dạy học được tôi áp dụng trong dạy học 
môn Công nghệ: 9
 Ở hoạt động Thực hành làm biển báo giao thông:
 Bước 1: Làm biển báo: 
 Vấn đề được đặt ra là: “Cắt một hình tròn có đường kính 6cm từ giấy thủ 
công màu đỏ”
 Giáo viên hỏi: Muốn cắt một hình tròn có đường kính 6cm em thực hiện như 
thế nào? 
 - Đa số học sinh trả lời là dùng kéo để cắt. (câu trả lời này chưa đảm bảo, vì 
chưa vẽ hình tròn thì không cắt được). Lúc này giáo viên đặt câu hỏi gợi mở: 
Muốn cắt được hình tròn thì em cần làm gì trước? Sau khi suy nghĩ và phân tích 
Học sinh trả lời: Em dùng compa vẽ hình tròn trên tờ giấy màu (với câu trả lời 
này thì học sinh đã giải quyết được một phần của vấn đề). Tiếp theo giáo viên hỏi: 
Muốn vẽ hình tròn có đường kính 6cm em mở compa có độ rộng bao nhiêu? Với 
câu hỏi này thì nhiều học sinh trả lời là 6cm (câu trả lời này không đúng vì để vẽ 
hình tròn thì cần mở độ rộng của compa bằng bán kính). Để giúp các em có câu 
trả lời đúng, giáo viên gợi mở kiến thức về hình tròn mà các 
em đã được học bằng một hình ảnh hình tròn có tâm O và hỏi:
 - Đường thẳng MN gọi là gì?
 - Đường thẳng OP gọi là gì?
 Với kiến thức đã học sinh trả lời là: MN là đường kính, OP là bán kính.
 Vậy để vẽ hình tròn em dùng độ dài của đường kính hay bán kính? Lúc này 
học sinh trả lời là bán kính. 
 Đến đây giáo viên hỏi lại câu hỏi: Muốn vẽ hình tròn có đường kính 6cm em 
mở compa có độ rộng bao nhiêu? Học sinh trả lời là 3cm vì đường kính gấp hai 
lần bán kính.
 Vấn đề đã được giải quyết xong và học thực hiện vẽ hình và cắt.
 * Phương pháp dạy học “Thực hành” 
 Thực hành là phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh 
được trực tiếp thao tác trên đối tượng nhằm giúp học sinh hiểu rõ và vận dụng lí 
thuyết vào thực hành, luyện tập, hình thành kĩ năng. 
 Phương pháp thực hành có tác dụng tạo điều kiện để học sinh được rèn luyện 
kĩ năng thao tác “tay chân”. Và qua thực hành học sinh nắm chắc kiến thức, rèn 
luyện kĩ năng học tập các môn học; Giúp giáo viên phát hiện những khó khăn, lỗ 
hổng kiến thức của học sinh để chỉ dẫn thêm hoặc giúp đỡ. 11
 Cách chia nhóm: 
 Có nhiều cách chia nhóm. Chia theo cách nào là tùy thuộc vào nhiệm vụ giáo 
viên giao cho học sinh thực hiện. Có những cách chia nhóm sau: 
 - Theo sở thích; Theo trình độ; Hỗn hợp trình độ; Ngẫu nhiên. 
 Các bước tổ chức hoạt động nhóm: 
 Bước 1: Làm việc chung cả lớp. 
 - Giáo viên chia nhóm; Giáo viên giao nhiệm vụ; Giáo viên hướng dẫn cách 
làm việc nhóm (rất quan trọng). 
 Bước 2: học sinh làm việc theo nhóm: 
 - Học sinh làm việc cá nhân; Học sinh nêu ý kiến cá nhân; Nhóm thảo luận 
chia sẻ, thống nhất. 
 Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo.
 Hầu hết các bài học đều có hoạt động nhóm và thảo luận những yêu cầu đặt 
ra từ nội dung bài học. Từ hoạt động nhóm mà những học sinh 
 * Kĩ thuật dạy học “Đóng vai” 
 Đóng vai là kỹ thuật học sinh làm thử một công việc hoặc thực hiện một ứng 
xử trong tình huống giả định. Kỹ thuật này giúp học sinh suy nghĩ về một vấn đề 
bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em quan sát được hoặc chính 
mình trải nghiệm. Đóng vai không chỉ bao gồm việc diễn mà quan trọng hơn là 
cuộc trao đổi sau việc diễn. Kỹ thuật này thường dùng trong những phần học về 
Kể chuyện, Đạo đức, phần học ứng dụng của các môn học. 
 Cách thực hiện: 
 - Bước 1: giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: yêu cầu đóng vai cho nhóm, 
thời gian cho việc chuẩn bị đóng vai. 
 - Bước 2: Các nhóm chuẩn bị đóng vai: phần lời của từng vai cần nhớ, phần 
diễn của từng vai, phối hợp diễn thử các vai (Giáo viên lắng nghe, quan sát, gợi 
ý bàng câu hỏi). 
 - Bước 3: Từng nhóm trình bày đóng vai (Giáo viên theo dõi, phát hiện cách 
ứng xử khác). 
 - Bước 4: Nhận xét/thảo luận về việc đóng vai theo các tiêu chí về lời và 
hành động diễn có thể hiện đúng nội dung chính của bài và gây cảm xúc tích cực 
cho người xem không (Giúp học sinh thảo luận về ích lợi hoặc tác hại hay hạn 
chế của từng cách ứng xử. Sau đó tổng hợp ý kiến). 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_hoc_tot.docx