Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh qua môn đạo đức Lớp 3

docx 23 trang sangkienlop3 20/10/2023 3080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh qua môn đạo đức Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh qua môn đạo đức Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh qua môn đạo đức Lớp 3
 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 MỤC LỤC
 NỘIDUNG TRANG
MỤC LỤC 1
TÓM TẮT SÁNG KIẾN 2
CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
I. MỞ ĐẦU 4
1. Lí do chọn sáng kiến 4
2. Mục tiêu của sáng kiến 5
3. Phạm vi của sáng kiến 5
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 5
1. Cơ sở lý luận 5
2. Cơ sở thực tiễn 8
III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 8
1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến 8
2. Đánh giá kết quả thu được 15
2.1. Tính mới, tính sáng tạo 15
2.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến 16
IV. KẾT LUẬN 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
 PHỤ LỤC 23 CÁC TỪ VIẾT TẮT
Số TT Viết đầy đủ Chữ cái viết tắt
 1 Phồ thông dân tộc bán trú Tiểu hoc 2 PTDTBTTH2
 2 Tiểu học TH
 3 Học sinh HS
 4 Giáo Dục - Đào Tạo GD-ĐT
 5 Sách giáo khoa SGK
 6 Sáng kiến cải tiến kỹ thuật SKCTKT
 7 Kỹ năng sống KNS “Biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh qua môn đạo đức lớp 3A trường 
PTDTBTTH2 xã Thiện Tân”.
 2. Mục tiêu của sáng kiến:
 - Giúp học sinh trau dồi kỹ năng sống và tự tin học tốt hơn không chỉ ở môn Đạo 
đức mà còn ở cả những môn học khác.
 - Phát huy tính sáng tạo, năng động, chủ động tham gia vào quá trình học tập của 
học sinh dưới sự tổ chức hỗ trợ của giáo viên.
 - Giúp học sinh lớp 3A phát triển các kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp 
Tiếng Việt lưu loát, trong đời sống vì một số em hằng ngày các em vẫn giao tiếp với bạn 
bè bằng tiếng mẹ đẻ là tiếng Tày, tiếng Nùng...
 3. Phạm vi của sáng kiến
 - Đối tượng: cho học sinh lớp 3A.
 - Địa điểm: Trường PTDTBTTH2 xã Thiện Tân.
 - Thời gian: Từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020.
 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN
 1. Cơ sở lý luận
 Kỹ năng sống là cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu, vừa cung cấp cho 
học sinh những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi xã hội chủ nghĩa gắn với những 
kinh nghiệm đạo đức, để từ đó giúp học sinh hình thành kỹ năng sống, biết phân biệt đúng 
sai làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, 
thôi thúc các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức chính vì vậy 
việc rèn kỹ năng sống ở bậc tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng mà người làm công tác 
giáo dục cần quan tâm nhiều. Với chuẩn và những quy định mang tính quy ước xã hội, 
được mọi người trong một cộng đồng chấp nhận và tuân thủ. Những quy định đó thường 
là những thói quen trong vận dụng thực tiễn.
 Để thực hiện sứ mệnh “trồng người” cao cả, mỗi trường học ngay từ bậc học đầu 
tiên phải xây dựng môi trường sư phạm tích cực, thân thiện. Thân thiện giữa cô với cô, 
trò với trò, giữa cô với trò và giữa nhà trường với cộng đồng theo nguyên lý “giáo dục 
tay ba” nhà trường - gia đình - xã hội. Mục tiêu của mô hình xây dựng “Thầy cô tận tình 
trách nhiệm - học sinh tích cực chăm ngoan” là chú trọng giáo dục cho học sinh kỹ năng 
sống cho các em, tâm hồn trong sáng, hiểu biết và trân trọng những giá trị lịch sử văn hoá 
cách mạng của chính quê hương mình. Đồng thời có sự thống nhất cao việc tăng cường 
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trong toàn cấp học, kỹ năng sống là một 
trong những khái niệm được nhắc đến nhiều trong thời đại ngày nay. Có nhiều quan niệm 
về kỹ năng sống. Theo tôi, kỹ năng sống đơn giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta 
phải biết để có thể thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
 - Người ta cho rằng “ Đạo đức là cái gốc của con người”. Vì vậy môn Đạo đức 
trong nhà trường Tiểu học là môn học chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. môn học này giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua mỗi bài học ở môn Đạo đức.
 2.2. Các giải pháp đã thực hiện ở năm học trước:
 Khi dạy môn Đạo đức cho học sinh lớp 3 tôi thấy chủ yếu cho các em đọc các câu 
chuyện trong sách giáo khoa rồi suy nghĩ trả lời các câu hỏi ở phần bài tập và học thuộc 
lòng phần bài học được rút ra sau câu chuyện. Qua cách thức duy nhất. Vậy tôi thấy việc 
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn hạn chế như giáo viên chưa phân tích sâu vì 
những điều rút ra sau mỗi bài học và các em học sinh cũng chưa được liên hệ thực tế 
nhiều để có thể hoàn thiện bản thân mình. Vậy tôi nghĩ cần phài có những biện pháp có 
tính mới cho học sinh giáo dục kỹ năng sống qua môn đạo đức lớp 3.
 Tiếp theo vào đó hình thức tổ chức các hoạt động dạy học dành cho giáo dục kỹ 
năng sống qua môn đạo đức chưa sinh động, chưa phong phú, hấp dẫn, chưa thu hút được 
học sinh, dẫn đến hiệu quả đạt được của phân môn này có kết quả chưa cao.
 Các tiết học như các em học sinh thường ỷ lại vào các bạn khác và thầy cô. Chưa 
thật sự chú ý đến công việc của mình. Hầu như các em chỉ làm những việc khi được cô 
giáo phân công. Thầy, cô giáo phải nhắc nhở thường xuyên. Các em còn lúng túng trong 
việc tìm và lựa chọn các công việc của mình. Thực tế, những học sinh rơi vào trường hợp 
này đều là những em học sinh học lực chỉ ở mức độ chuẩn kiến thức kỹ năng nhưng chưa 
vững chắc. Trạng thái tâm lý tự ti, nhút nhát, chán nản thường xuất hiện ở các em. Các 
em ngại giao tiếp, không hợp tác với bạn bè, thầy cô. Làm cho các em linh hoạt hơn, tự 
tin hơn, chịu hợp tác là vấn đề cần đặc biệt quan tâm.
 III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
 l.Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến
 1.1. Giúp các em hiểu được nội dung giáo dục kỹ năng sống thông qua môn 
Đạo đức.
 Rèn cho học sinh kỹ năng giao tiếp chủ yếu tập trung theo hướng phát huy tính tích 
cực sáng tạo cho học sinh gắn với thực tiễn, luôn tạo cho các em tính chủ động, tích cực, 
hứng thú trong học tập, phát huy tính sáng tạo, tạo được bầu không khí cởi mở thân thiện 
với lớp. Trong giờ học, tôi cần tạo cơ hội cho các em được nói, được trình bày trước nhóm 
bạn, trước tập thể lớp nhất là các em còn hay rụt rè, khả năng giao tiếp chậm qua đó góp 
phần tích lũy kỹ năng giao tiếp, trao đổi, ứng sử với mọi người xung quanh cho các em. 
Giúp các em biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác, biết đặt câu hỏi với thầy, cô 
giáo và người lớn các vấn đề chưa hiểu rõ, biết nói ra ý của kiến mình.
 1. 2. Phát huy phương pháp thảo luận nhóm trong việc lồng ghép giáo dục kỹ 
năng sống.
 Học nhóm có sự hướng dẫn của giáo viên là cách dạy mới mà tôi đã áp dụng ở lớp 
3A, trường PTDTBT TH2 xã Thiện Tân, phương pháp học nhóm rất tích cực. Các em 
được phân nhóm: nhóm đôi (hai em) các nhóm nhỏ từ (3 đến 5 em) hoặc cũng có thể hoạt 
động cả lớp, cùng thảo luận một vấn đề nhỏ trong việc học các em tự do trao đổi chủ đề 
mà giáo viên vừa đưa ra. Kết thúc thảo luận các em trình bày lại bằng câu trả lời của cũng như là dịp để các em rèn luyện khả năng diễn đạt, trình bày trước tập thể. Thông 
qua hoạt động này, giúp các em mạnh dạn, tự tin. Nhưng về cơ bản, hoạt động nhóm môn 
đạo đức được thực hiện như sau:
 - Giáo viên:
 + Phiếu học tập: Có in sẵn câu hỏi để học sinh thực hiện thảo luận. Tôi sử dụng vở 
bài tập đạo đức.
 + Xác định câu hỏi trong vở bài tập để cho học sinh thảo luận nhóm.
 Chú ý khi lựa chọn câu hỏi hoạt động nhóm: Nội dung phải rõ ràng, phù hợp với 
tình hình học tập, khả năng nhận thức của đối tượng, câu hỏi phải phát huy khả năng tư 
duy, sáng tạo của học sinh, nội dung câu hỏi phải xoay quanh bài học.
 - Học sinh:
 + Cử ra nhóm trưởng và thư ký để điều hành hoạt động của nhóm mình.
 + Thực hiện theo đúng yêu cầu đề ra.
 - Giáo viên cần dựa vào đặc điểm tình hình của lớp để phân nhóm cho thích
 hợp. - Việc lựa chọn nhóm trưởng có thể làm từ trước rất cần thiết và nên cho học 
sinh luân phiên làm nhóm trưởng để giáo dục kỹ năng sống cho mỗi em một cách tốt nhất. 
Vì nhóm trưởng là người điều động được tất cả các nhóm viên tham gia tích cực vào cuộc 
thảo luận. Người nhóm trưởng phải là người biết lắng nghe, khuyến khích những bạn rụt 
rè, ngăn chặn những người nói nhiều, theo dõi, quan sát phản ứng của các thành viên để 
điều chỉnh cho phù hợp. Các thành viên trong nhóm sẽ quan sát và từ đó các em sẽ tự 
hình thành kỹ năng sống qua việc quan sát các bạn trong nhóm và hợp tác trong nhóm để 
hoàn thành nhiệm vụ của mình được giao.
 - Giáo viên phải quan sát và theo dõi hoạt động, công việc cuả từng nhóm để tìm 
cách giải quyết hợp lý nhất. Trong quá trình quan sát các nhóm làm việc, người giáo viên 
phải phát hiện sai lầm (nếu có) của các nhóm, những sai lầm mang tính điển hình và chưa 
được sửa chữa để cuối phần hoạt động nhóm, tôi có nhận xét, góp ý. Ngoài những vấn đề 
mà các nhóm thảo luận, giáo viên cũng có thể đặt ra những câu hỏi bổ sung để phát huy 
tính tích cực, chủ động của nhóm.
 - Học sinh lên trình bày, các em còn nhỏ nên trình bày miệng là chủ yếu. Sau khi 
các nhóm đã trình bày kết quả, tôi nhắc lại các ý kiến mà các nhóm đã trình bày một lần 
nữa khẳng định lại ý kiến của nhóm để các nhóm khác cần bổ sung ý kiến hay không? 
Sau đó tôi mới tóm tắt, tổng hợp, liên kết các ý của từng nhóm theo thứ tự để nêu bật 
được chuẩn mực, hành vi đạo đức của bài học...
 Ví dụ 2: Bài 6 - Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (vở bài tập đạo đức lớp 3 
trang 23)
 Hoạt động 1: Bài tập 1- (hoạt động cặp đôi)
 Trong khi cả lớp đang tổng vệ sinh sân trường, bạn thì quốc đất, bạn thì trồng hoa.. 
..riêng Thu lại ghé tai rủ Huyền đi nhảy dây. Tình huống 2: Cô giáo đi họp và dặn cả lớp ngồi làm bài tập, cô vừa đi được một 
lúc, một hai bạn đùa nghịch làm ồn.
 Nếu em là cán bộ lớp, em sẽ làm gì trong tình huống đó?
 - Tôi quan sát quá trình hoạt động của HS, có sự nhắc nhở nếu cần thiết.
 - Sau khi các nhóm đã thực hiện xong, giáo viên cho đại diện một em ở tổ 1, một 
em ở tổ 2 lên bảng thi nêu bằng lời nhanh những việc em đã làm được trong thời gian 2 
phút. Sau đó cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Nhóm nào nêu được nhiều việc làm 
của mình và diễn đạt to, rõ, tự tin, là nhóm đó thắng cuộc.
 Hoạt động 5: Nhận xét đánh giá (hoạt động cả lớp)
 Tôi khuyến khích bằng cách nhận xét các nhóm thảo luận và báo cáo tốt, mạnh 
dạn, làm được nhiều việc. diễn đạt tốt. tôi sẽ là người kết luận lại, nhóm nào trong lớp có 
kỹ năng hợp tác tốt, kỹ năng diễn đạt vấn đề, quản lý các thành viên trong nhóm tốt.. .sẽ 
bình bầu nhóm hoạt động hiệu quả nhất để ghi vào bảng thành tích cuối lớp. Những nhóm 
nào chưa được ghi vào bảng thành tích lần sau sẽ cố gắng hơn.
 1.3. Giáo dục rèn luyện kỹ năng giao tiếp
 Trong nhà trường hiện nay phương pháp dạy học theo quan điểm dạy học mới là 
rất quan trọng là chọn giao tiếp làm phương hướng chủ đạo, năng lực giao tiếp coi giao 
tiếp vừa là mục đích vừa là phương tiện dạy học. Do đó lớp 3A tôi muốn học sinh cần 
được trang bị cách học đầy đủ và ý thức tự học, tự rèn luyện. Từ đó các em sẽ tự giác học 
tập, huy động kiến thức đã học. Các em biết bộc lộ nhận thức và sự hiểu biết của mình ra 
bên ngoài bằng lời nói, việc làm qua môn học đạo đức.
 1.4. Giáo dục rèn luyện kỹ năng điều chỉnh nhận thức, hành vi trong giờ học 
đạo đức.
 Học sinh lớp tôi là lứa tuổi chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình 
huống trong cuộc sống chậm, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường hay giận hờn, nóng 
nảy...Tâm sinh lý mới ở giai đoạn này đang phát triển, nên những hành vi, cử chỉ là của 
các em hồn nhiên và trong sáng. Các em chưa nhận thức được những hậu quả mà bản 
thân các em gây nên. Vì vậy, nếu người lớn không kịp thời định hướng, uốn nắn thì dễ 
dẫn đến những sai lầm không đáng có.
 Để rèn luyện cho các em học sinh lớp 3A trường PTDTBTTH2 xã Thiện Tân về kỹ 
năng tự rèn luyện điều chỉnh nhận thức, hành vi của mình, tôi đã tiến hành các bước như 
sau:
 Ví dụ dạy bài 8: Biết ơn thương binh, liệt sĩ (bài tập 3 trang 31)
 Tôi đã sử dụng những tranh trong bài để hỏi các em cũng như để sau đó các em 
luyện hỏi - đáp với bạn:
 Hoạt động nhóm (hai em)
 + Em hiểu thương binh, liệt sĩ là người như thế nào?

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_ky_nang_song_cho_hoc_sin.docx