Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn sự tự tin trong giao tiếp cho học sinh Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn sự tự tin trong giao tiếp cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn sự tự tin trong giao tiếp cho học sinh Lớp 3

1 1. Thực trạng của giải pháp đã biết Có thể nói giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là người quyết định mọi sự phát triển và tiến bộ của lớp, người chịu ảnh hưởng nhiều nhất về mọi hoạt động của học sinh. Không những thế, đội ngũ GVCN còn là một lực lượng hỗ trợ đắc lực cho hiệu trưởng, sẽ “nối thêm đầu, gắn thêm mắt, nối dài tay và mở rộng vòng tay” bao quát mọi hoạt động của nhà trường. Nhưng để làm tốt vai trò của mình, trước hết, GVCN phải nắm bắt về mọi mặt của HS lớp mình phụ trách như học lực, năng khiếu, đạo đức, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình và về tâm sinh lý cá biệt... có thế GVCN mới đủ điều kiện tiến hành giáo dục, tránh được sự ngộ nhận, khiên cưỡng trong quá trình giáo dục. Tại trường tiểu họccông tác chủ nhiệm lớp luôn được nhà trường đặc biệt chú trọng và quan tâm sâu sát. Xem nhiệm vụ này là then chốt, lấy mục tiêu “dạy đức trước dạy tài sau”. Bên canh đó với đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe nhiệt huyết với vai trò của mình nên trong những năm qua công tác chủ nhiệm lớp được nâng cao, đạo đức học sinh được rèn luyện chu đáo vì vậy mà nhà trường không có đối tượng học sinh cá biệt, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm đến mức thập nhất. Gia đình học sinh luôn tin tưởng vào tập thể thầy cô trong nhà trường. Nhưng một thực tế hiện nay là do quá trình phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông lên đến mức chóng mặt. Tất cả mọi thứ tốt xấu đều có trên các mạng xã hội như Youtube, google, Facebook,. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet là học sinh có thể biết mọi điều. Mặt khác đa số phụ huynh học sinh cưng chiều con cái (vì lí do sinh ít con) và nhận tức chưa đúng đắn với sự phát triển của công nghệ hiện đại. Đây cũng là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tinh thần học tập của học sinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong năm học này, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp. Đây là một lớp học có 37 học sinh. Tuy chưa có học sinh cá biệt nhưng qua giảng dạy 1 tuần tôi đã nhận thấy có nhiều học sinh lơ là học tập, thiếu tự tin khi trả lời câu hỏi hoặc trong quá trình giao tiếp,đã làm tôi bắt đầu thấy lo lắng về tinh thần học tập của các em nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của mỗi cá nhân học sinh đồng thời ảnh hưởng chung đến chất lượng chung cả lớp. Xuất phát từ những tồn tại của những giải pháp đã biết, tôi đã mạnh dạn đưa ra và áp dụng “Biện pháp rèn sự tự tin trong giao tiếp cho học sinh lớp 3”. 2. Nội dung giải pháp a) Mục đích của giải pháp 3 gũi với thầy cô giáo. Điều này giúp cho tôi có thể tìm hiểu về suy nghĩ, tình cảm của các em và có những biện pháp tác động phù hợp với từng đối tượng học sinh để việc rèn sự tự tin trong học tập và giao tiếp của các em trở nên dễ dàng hơn. * Đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, cách đánh giá học sinh. Trong quá trinh giảng dạy, tôi kết hợp các hình thức tổ chức dạy học tích cực như : dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động chung cả lớp, thảo luận, đóng vai, trò chơi để tạo cơ hội cho các em được giao tiếp với nhiều học sinh trong lớp. Ví dụ: Khi dạy môn Đạo đức, tôi cho các em đóng vai các tình huống trong bài để các em đưa ra cách xử lí và giải quyết của riêng mình từ đó rèn cho các em sự hào hứng, chủ động, tự tin khi tham gia các hoạt động học tập thay vì gọi học sinh đọc tình huống. Còn đối với phân môn Kể chuyện: Khi thiết kế các hoạt động giáo dục, tôi quan tâm đến các em còn nhút nhát, không dám xung phong lên bảng. Tôi tìm ra những câu hỏi phù hợp với nhiều đối tượng học sinh để gọi các em trả lời và sau đó cho cả lớp tuyên dương để động viên khen ngợi, khích lệ các em. Ví dụ: Khi dạy bài “Bảng nhân 9” ở phần hình thành kiến thức mới khi học sinh đọc thuộc lòng bảng nhân, thay vì học sinh đọc cá nhân bảng nhân 9 tôi có thể cho học sinh đọc cá nhân, nhóm đôi, nhóm bốn hay có thể cho học sinh di chuyển giao lưu trong lớp trong thời gian nhất định để đọc cho bất kì bạn nào trong lớp nghe. Khi dạy phần Nói và nghe: "Chia sẻ với các bạn về gia đình”, tôi cho học sinh mang theo tranh ảnh giới thiệu với các bạn về gia đình mình. Sau đó sẽ lên chia sẻ trước lớp. Qua đó, các em sẽ mạnh dạn và tự tin trước lớp. Các em làm việc tích cực, vui vẻ, tự mỗi em trình bày ý kiến của mình với bạn bè, với thầy cô một cách tự tin mạnh dạn. Việc rèn luyện các kĩ năng này đã tạo ra được thói quen tốt cho bản thân mỗi em, các em tham gia một cách chủ động, tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em chia sẻ những kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề nào đó. Trong phần nhận xét, đánh giá học sinh ngoài phần giáo viên đánh giá tôi luôn động viên, khuyến khích học sinh trong lớp đánh giá bạn bằng những ngôn ngữ tích cực, thay những lời chê bai bằng lời động viên, khích lệ nhưng vẫn cho các em thấy được cái sai của mình để khắc phục lỗi sai . Từ đó để học sinh thấy tự tin hơn khi bày tỏ ý kiến các em không sợ hãi khi nói sai. Ví dụ: 5 Ngay những ngày đầu tiên khi các em vào lớp học, tôi đã phát động phong trào: “Nói lời hay làm việc tốt” qua cách ứng xử lễ phép và tổng kết vào các tiết sinh hoạt lớp. Tôi học cách lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân và dùng lời lẽ mềm mỏng bằng những tình cảm, cử chỉ yêu thương của mình khi yêu cầu điều gì đó với học sinh. Tránh trách phạt, nói nặng lời để các em bớt đi tính hung hăng đối với những học sinh nghịch ngợm, mắc lỗi. Hàng tuần, sau mỗi giờ sinh hoạt lớp, tôi thường dành thời gian cuối buổi học kể cho các em nghe các câu chuyện cổ tích, câu chuyện trong bài tập đọc, bài thơ để qua đó rèn luyện đạo đức cho các em, giúp các em hoàn thiện mình, dạy các em yêu thương bạn bè, yêu thương con người. Để rèn kĩ năng tự tin có hiệu quả bản thân tôi còn vận dụng thông qua các hoạt động ngoài giờ học. Từ đầu năm học, nhà trường phát động phong trào trang trí lớp học thân thiện, xây dựng trường học hạnh phúc trong toàn trường. Tôi đã hướng dẫn các em cùng tham gia làm những sản phẩm như cắt hoa, vẽ tranh, trang trí lớp,Qua hoạt động này rèn cho các em nhiều kĩ năng như: trình bày, trang trí,các em rất tự tin trình bày ý tưởng của mình, nhiệt tình, đoàn kết và hợp tác với nhau rất tốt. Trong các tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm của các tháng, tôi hướng dẫn học sinh nắm được ý nghĩa của từng chủ đề. Giúp học sinh hiểu và có thái độ, hành vi đối với nội dung chủ đề đã được học. Ví dụ: Trong tháng 12, để chào mừng Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, tôi tổ chức cho học sinh đọc thơ, hát, vẽ tranh về chú bộ đội dưới hình thức thi đua giữa các tổ. Hoạt động này được các em tham gia rất hào hứng, mạnh dạn, tự tin và cũng thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong tổ. Một điều không thể thiếu nhằm tạo sự hưng phấn, vui vẻ, phấn khởi, giúp các em có ý thức cao trong việc rèn luyện các kĩ năng đó là chú ý đến công tác động viên, khen thưởng, khích lệ học sinh. Cuối mỗi tháng, tôi tổng kết một lần để khen thưởng những em đã đạt nhiều thành tích trong thi đua bằng những phần quà nhỏ. Các em rất vui và hãnh diện khi được tuyên dương và những món quà của cô giáo tặng. Vì thế các em không ngừng thi đua cố gắng thực hiện tốt để được tuyên dương trước lớp. Đây là một hình thức động viên về tinh thần rất giá trị và hiệu quả. Các em sẽ nhanh nhẹn hơn, có đạo đức tốt hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong cuộc sống. Đối với những em có hoàn cảnh khó khăn, những học sinh chưa ngoan tôi thường xuyên liên lạc với phụ huynh qua điện thoại hoặc gặp gỡ trực tiếp để phụ 7 a. Tính mới: Biện pháp giúp giáo viên đánh giá thường xuyên đối với học sinh được chính xác hơn, giúp học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập và phong trào của trường lớp, tạo điều kiện để ban cán sự lớp thể hiện hết khả năng của mình. Tạo được mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh, các em thường xuyên tâm sự, trao đổi với giáo viên và bạn khi gặp vấn đề khó khăn trong học tập cũng như cuộc sống. Các em biết yêu thương nhau, đoàn kết, chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, điều này sẽ ảnh hưởng tích cực trong quá trình học tập của học sinh. b. Hiệu quả áp dụng - Hiệu quả về kinh tế Với việc áp dụng các biện pháp của sáng kiến tại lớp, tại trường học trên địa bàn của huyện Vĩnh Cửu đây là những kinh nghiệm giảng dạy đúc kết từ thực tiễn, không cầu kì, tốn kém về kinh tế. - Hiệu quả xã hội. Biện pháp giúp giáo viên đánh giá thường xuyên đối với học sinh được chính xác hơn, giúp học sinh tham gia tích cực, thể hiện hết khả năng của mình vào các hoạt động học tập và phong trào của trường lớp. Tạo được mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh, các em thường xuyên tâm sự, trao đổi với giáo viên và bạn khi gặp vấn đề khó khăn trong học tập cũng như cuộc sống. Các em biết yêu thương nhau, đoàn kết, chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, mạnh dạn, tự tin, trách nhiệm trong giao tiếp cũng như trong công việc được phân công điều này sẽ ảnh hưởng tích cực trong quá trình học tập của học sinh. Nhờ vận dụng biện pháp rèn sự tự tin trong giao tiếp và hợp tác cho học sinh trong học tập mà trong năm học 2022-2023, học sinh lớp của tôi đã có nhiều tiến bộvề nề nếp cũng như mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập. Các em biết trình bày rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu nội dung cần trao đổi; Biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh; Biết trình bày ý kiến trọng tâm khi trao đổi với nhóm, lớp; Có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm. Kết quả sau khi áp dụng biện pháp trên cụ thể như sau : - Khen thưởng cuối năm: 18/34 – Tỉ lệ : 52,9% - Hoàn thành chương trình lớp học: 34/34 – Tỉ lệ: 100% 9 có trách nhiệm và làm gương cho các em noi theo. Quan tâm đến tâm tư tình cảm của các em, thực sự hiểu và biết chia sẽ cùng các em. - Phạm vi có thể áp dụng biện pháp : Biện pháp có thể áp dụng trong đơn vị trường Tiểu học Kim Đồng. III. KẾT LUẬN 1. Bài học kinh nghiệm: Theo tôi, muốn trở thành một giáo viên dạy giỏi, khéo léo, tinh tế trong ứng xử và thành công trong việc giáo dục học sinh, thì mỗi người giáo viên chủ nhiệm phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà tâm lý giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống sao cho khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục học sinh. Vì thế, giáo viên phải luôn là tấm gương cho học sinh noi theo, dạy dỗ các em bằng tình thương yêu, để học sinh thân thiết, gần gũi và xem “cô giáo như mẹ hiền”; sẵn sàng giúp đỡ những em có hoàn cảnh khó khăn, kết quả chưa tốt trong học tập; tránh những biểu hiện bực dọc khi lên lớp. Giáo viên cần bồi dưỡng cho các em những gương điển hình, gương người tốt, việc tốt, những chuẩn mực đạo đức và quan trọng hơn là tạo niềm tin trong mỗi học sinh. Có như vậy mới tạo chất men thúc đẩy các em có ý thức tốt trong đạo đức cũng như học tập. 2. Kiến nghị, đề xuất: Biện pháp về công tác “Rèn sự tự tin trong giao tiếp và hợp tác cho học sinh” bước đầu có tính khả thi, dễ thực hiện và có thể áp dụng được cho các khối lớp trường Tiểu học Kim Đồng. Song do thời gian và kinh nghiệm chưa nhiều, chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của Ban giám khảo để biện pháp của tôi được hiệu quả hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn. Người viết
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_su_tu_tin_trong_giao_tie.docx