Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh học tốt Luyện từ và câu Lớp 3

doc 8 trang sangkienlop3 16/03/2024 2061
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh học tốt Luyện từ và câu Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh học tốt Luyện từ và câu Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh học tốt Luyện từ và câu Lớp 3
 Mẫu 02/MTSK-QLCN
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
 MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1. Tên sáng kiến: “Giải pháp giúp học sinh học tốt Luyện từ và câu lớp 3”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng học 
Tiếng Việt cho học sinh lớp 3. Góp phần giúp học sinh lớp 3 học tốt hơn nữa 
phân môn luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt. Giúp học sinh có hứng thú học 
tập phân môn Luyện từ và câu, từ đó giúp các em học tốt các phân môn khác 
như phân môn Tập làm văn, Kể chuyện, Chính tả... Và biết áp dụng vào thực tế 
cuộc sống.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
 Khả năng nhớ, hiểu và vận dụng kiến thức trong quá trình học tập còn 
chậm.
 Các từ, các thành ngữ, tục ngữ cần giải nghĩa, cần tìm có nghĩa gần giống 
nhau, khiến cho học sinh khó phân biệt nghĩa của chúng.
 Đầu năm học sinh của lớp kết quả học tập môn Tiếng Việt chưa cao nhất là 
về kiến thức luyện từ và câu. Một số em quên các kiến thức ở lớp 2 không thực 
hiện được các bài tập về đặt câu theo mẫu hoặc bài tập về chọn điền dấu câu 
thích hợp vào ô trống.
 Chính từ những lý do trên nên tôi chọn viết về đề tài “Một vài biện pháp 
dạy tốt Luyện từ và câu lớp 31” nhằm khắc phục những hạn chế đã nêu trên.
 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
 3.2.1. Mục đích của giải pháp: 
 Giải pháp này nhằm nâng cao chất lượng học Tiếng Việt cho học sinh lớp 
31. Góp phần giúp học sinh lớp 3 1 học tốt hơn nữa phân môn Luyện từ và câu 
trong môn Tiếng Việt. Giúp học sinh có hứng thú học tập phân môn Luyện từ và 
 1 Nhận biết các dấu hiệu kết thúc câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm 
(dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than), nhận biết cách dùng dấu phẩy và dấu 
hai chấm ở giữa câu.
 Khi dạy giáo viên cần lưu ý:
 - Những nội dung luyện từ và câu chủ yếu là bài tập, không có bài dạy 
khái niệm.
 - Những nội dung luyện từ và câu không những có trong môn học này mà 
còn thể hiện qua các bài chính tả, một số bài tập đọc. Điều này thể hiện quan 
điểm tích hợp nhằm giúp đỡ học sinh sử dựng kết quả học tập của Luyện từ và 
câu để giải quyết các nhiệm vụ nên trong bài tập Chính tả, Tập đọc.
 - Các bài tập về từ: Mở rộng vốn từ theo chủ điểm, nắm nghĩa từ, phân 
loại và luyện tập sử dụng từ.
 - Các bài tập về câu: Chọn dấu, tìm dấu, điền dấu thích hợp vào ô trống, 
ngắt câu.
 Đầu năm học sinh của các lớp kết quả học tập môn Tiếng Việt chưa cao 
nhất là về kiến thức luyện từ và câu, một số em quên các kiến thức ở lớp 2 
không thực hiện được các bài tập về đặt câu theo mẫu hoặc bài tập về chọn điền 
dấu câu thích hợp vào ô trống.
 Thực tế giảng dạy cho thấy cách dạy của giáo viên còn đơn điệu, lệ thuộc 
một cách máy móc vào sách giáo khoa, hầu như ít sáng tạo, chưa sinh động vào 
các giờ luyện từ và câu ít và dường như không thấy học sinh chủ động học tập, 
tìm tòi tranh luận câu trả lời của các em không mang tính sáng tạo và kết quả 
học tập còn thấp. Chính vì vậy cần vận dụng phương pháp tích cực để dạy luyện 
từ và câu nhằm khơi gợi, phát triển nguồn lực suy nghĩ, làm việc một cách tự 
chủ, năng động sáng tạo, của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học phân môn 
này.
 Tổ chức dạy học phân môn Luyện từ và câu theo hướng tích cực không có 
nghĩa là gạt bỏ các phương pháp dạy học truyền thống mà cần phải kế thừa và 
phát triển những mặt tích cực trong hệ thống dạy học quen thuộc, đồng thời phải 
 3 + Dạy luyện từ và câu theo phương pháp hợp tác nhóm phải đáp ứng yêu 
cầu: Đề tài đưa ra thảo luận có tác dụng kích thích suy nghĩ tò mò của các em 
học sinh hiểu được những gì được học thông qua thảo luận và khuyến khích học 
sinh mạnh dạn tham gia thảo luận.
 + Cần lưu ý rằng không nên lạm dụng hình thức thảo luận nếu không sẽ 
lãng phí thời gian cả lớp.
 - Phương pháp sử dụng tình huống có vấn đề trong tổ chức hoạt động:
 + Nhằm hình thành ở học sinh khả năng tư duy giải quyết vấn đề, khả 
năng thích ứng, khả năng hợp tác trong đời sống đặc biệt trong giao tiếp.
 + Khi dạy học Luyện từ và câu giáo viên có thể tạo ra tình huống có vấn 
đề bằng cách nêu mục đích hình thành kiến thức và kĩ năng mới, nêu nhu cầu 
cần biết kiến thức mới của bản năng học sinh, dự báo khả năng nắm kiến thức 
của học sinh.
 + Các phương pháp giảng dạy trên cần được sử dụng phối hợp với một số 
phương pháp khác như phương pháp vấn đáp, trực quan nhằm góp phần làm 
phong phú, đa dạng, đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học Luyện từ và câu 
tong chương trình mới.
 Các biện pháp dạy và học chủ yếu:
 - Cách dạy các dạng bài
 Dạy các bài tập rèn luyện về từ: Ở hầu hết các bài tập mở rộng vốn từ 
(theo chủ điểm, theo ý nghĩa khái quát- từ loại, theo quan hệ cấu tạo từ) bài tập 
giúp học sinh nắm nghĩa của từ, bài tập hệ thống hoá và phân loại vốn từ giáo 
viên đều có thể tổ chức cho học sinh tự khai thác và phát huy vốn Tiếng Việt 
thông qua việc thực hành luyện tập cá nhân hoặc theo cặp, nhóm; chuẩn bị các 
đồ dùng dạy học và phương tiện thích hợp (tranh ảnh, vật thật, mô hình, băng 
đĩa) để học sinh hướng thú tham gia thực hành một cách nhẹ nhàng như được 
tham gia các trò chơi, cuộc thi gần gũi với lứa tuổi. Ví dụ: Để thực hiện bài tập 1 
tiết Luyện từ và câu tuần 24 (tìm từ chỉ những người lao động nghệ thuật) giáo 
viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận và ghi kết quả vào bảng nhóm hoặc 
 5 + Bài tập 1, bài tập 4 trang 42, 43, Tiếng Việt 3 tập 1. Học sinh thực hiện 
một trong hai bài tập. 
 + Bài tập 4 trang 90 Tiếng Việt 3 tập 1. Học sinh đặt câu với 2 trong 4 
cụm từ.
 - Đối với một số bài tập có thể thực hiện bằng cách nói hoặc viết giáo viên 
được chuyển yêu cầu thành nói. Ví dụ: bài tập 2 trang 42 Tiếng Việt 3 tập 1 học 
sinh chỉ cần nêu các từ chỉ sự so sánh, không cần viết các từ ấy.
 Hướng dẫn học làm các bài tập
 - Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của các bài tập: Giáo viên cần gợi ý 
cho học sinh tìm xem bài tập yêu cầu các em nhận diện gì, hoặc tạo ra cái gì, 
dùng cái gì cho đúng qui tắc. 
 - Học sinh tìm cách giải bài tập qua việc phân tích các chỉ dẫn trong đầu 
bài. Giáo viên có thể hỏi học sinh nhận biết xem đề bài yêu cầu các em những gì 
(nối hay điền, ngắt câu hay đặt dấu câu, tìm rồi viết lại hay chơi trò chơi, làm 
việc trong nhóm hay làm việc cá nhân) làm việc gì trước, làm việc gì sau.
 - Giúp học sinh sửa một phần của bài tập để làm mẫu với những bài tập 
khó, học sinh quan sát hoạt động giải mẫu một phần bài tập của giáo viên và từ 
đó giải tiếp.
 - Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài.
 - Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét kết quả, rút ra những 
điểm ghi nhớ về tri thức: học sinh tự nhận xét đánh giá kết quả bài làm để các 
em nhớ lại một lần nữa kiến thức, kĩ năng đã học, đã nêu trong bài tập và rút ra 
những kinh nghiệm để làm bài tốt hơn. Để học sinh có thể tự đánh giá giáo viên 
cần nêu tiêu chí để yêu cầu từng học sinh tự đánh giá bài của bạn theo tiêu chí.
 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
 - Giải pháp này có thể áp dụng được cho giáo viên và học sinh lớp 3 ở trong 
trường và các trường Tiểu học trong huyện.
 3.4. Hiệu quả lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp 
dụng giải pháp
 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_luyen.doc