Sáng kiến kinh nghiệm Giải quyết tình huống giáo viên không soạn bài khi lên lớp

doc 13 trang sangkienlop3 21/03/2024 3220
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải quyết tình huống giáo viên không soạn bài khi lên lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải quyết tình huống giáo viên không soạn bài khi lên lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Giải quyết tình huống giáo viên không soạn bài khi lên lớp
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
 Đội ngũ giáo viên tiểu học là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo 
dục như tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ IX Ban chấp hành Trung ương 
Đảng, Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về 
việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục 
đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một 
trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm 
của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là lực 
lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”.
 Giáo dục tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, do 
vậy giáo viên tiểu học có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, là người góp phần 
quyết định trong việc thực hiện hoạt động dạy và học có chất lượng. 
 Trong nhiều năm qua, giáo viên tiêu học được đào tạo từ nhiều hệ khác 
nhau nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em khắp mọi vùng miền đất nước. 
Đến nay, sự phát triển giáo dục tiểu học đã đi vào ổn định, tình trạng thiếu giáo 
viên đã cơ bản được khắc phục, do đó có điều kiện đưa ra các yêu cầu thống 
nhất trong cả nước về năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học dù họ đang 
giảng dạy ở bất cứ đâu, bất cứ môn học nào. Đó cũng là bước chuyển cơ bản từ 
quản lí số lượng sang quản lí chất lượng giáo viên tiểu học ở nước ta.
 Do đặc điểm của nghề nghiệp, đặc biệt là quá trình dạy học, người giáo 
viên tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách và tri thức của học sinh 
không phải chỉ bằng vốn kiến thức của bản thân mà còn bằng cả trình độ tư 
tưởng, phẩm chất đạo đức, năng lực sư phạm của họ. Theo quan điểm hoạt 
động: Dạy học là một quá trình điều khiển hoạt động học tập của học sinh nhằm 
thực hiện các mục tiêu dạy học. Xuất phát từ nội dung bài học ta cần phát hiện 
những hoạt động liên hệ với nội dung đó, rồi căn cứ vào mục tiêu bài học mà 
chọn ra một số hoạt động cho học sinh thực hiện nhằm phát hiện những kiến 
thức mới. Các hoạt động nghiên cứu này đều cần cho bài soạn một tiết lên lớp.
 Soạn bài trước khi giảng dạy là một khâu chiếm khá nhiều thời gian và là 
công đoạn quan trọng, một yêu cầu bắt buộc trong hoạt động giáo dục của người 
thầy, vừa là để người dạy ôn lại kiến thức, hình dung ra các bước trong tiến trình 
bài giảng, định hướng trước nội dung kiến thức một cách chuẩn mực theo tính 
quy phạm riêng của ngành. Khi soạn bài, bên cạnh kiến thức cơ bản được tích 
lũy qua những năm tháng được học hành, đào tạo, đòi hỏi người thầy còn phải 
gửi gắm vào đó lối tư duy, sáng tạo riêng và những trải nghiệm của bản thân, 
qua đó giúp người học có thể tiếp cận một cách chính xác nhất những kiến thức 
khoa học. 
 Bài soạn là kế hoạch của giáo viên để dạy từng tiết học, nó thể hiện một 
cách sinh động mối liên hệ hữu cơ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và 
điều kiện học tập. Muốn nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên cần đề cao 
yêu cầu soạn bài trước khi lên lớp. Chính vì vậy, việc một giáo viên không soạn 
bài trước khi lên lớp được xem như đã vi phạm quy chế chuyên môn, cần phải 
có biện pháp xử lí kịp thời, thích hợp. Với trách nhiệm là Hiệu trưởng một 
trường tiểu học, xuất phát từ thực tế của đơn vị, tôi chọn đề tài “Giải quyết tình 
 1 kinh nghiệm ở các lĩnh vực: Cải tiến phương pháp giảng dạy các môn học; nâng 
cao chất lượng giáo dục; đổi mới công tác quản lí giáo dục... góp phần không 
nhỏ trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường. 
 Với đội ngũ giáo viên khá đồng đều, có năng lực và nhiệt tình, trách 
nhiệm, cùng với sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, sự hỗ trợ tích cực về cơ sở 
vật chất của địa phương và các cấp quản lí giáo dục, chất lượng học tập của học 
sinh ngày càng được củng cố và nâng cao. Nhờ vậy, nhà trường đã xây dựng 
thành công và được UBND tỉnh Ninh Bình công nhận là trường Tiểu học đạt 
chuẩn Quốc gia mức độ 1 vào tháng 7/2005, công nhận chuẩn Quốc gia mức độ 
2 tháng 7/2008. Trong quá trình phát triển và trưởng thành, tập thể nhà trường 
liên tục đạt danh hiệu “Tập thể Lao động tiến tiến và Tiến tiến xuất sắc”, năm 
2009 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, năm 2012 được Chủ tịch 
Nước tặng Huân chương Lao động hạng ba, nhiều năm được UBND tỉnh Ninh 
Bình tặng cờ thi đua và được tặng nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các 
ngành có liên quan.
2. Mô tả tình huống
 Là một đơn vị trường học có truyền thống trong phong trào thi đua Hai tốt 
của huyện Y, trường Tiểu học T đã xây dựng được nề nếp chuyên môn hiệu quả, 
cán bộ, giáo viên có chí tiến thủ, nỗ lực không ngừng trong công tác giảng dạy 
và giáo dục học sinh, chưa khi nào có tình trạng giáo viên vi phạm quy chế 
chuyên môn, dù là mức độ nhỏ nhất, qua các đợt thanh tra, kiểm tra chưa một 
lần bị cấp trên phê bình, nhắc nhở về công tác quản lí. Chính vì vậy, việc cô giáo 
Mai Thị V không soạn bài khi lên lớp, để Ban kiểm tra nội bộ của trường lập 
biên bản vi phạm là một tình huống bất ngờ, khó xử cho Ban giám hiệu nhà 
trường.
 Sự việc cụ thể như sau: Thực hiện kế hoạch số 32/KH-TrTH, ngày 06 
tháng 9 năm 2013 của Hiệu trưởng trường Tiểu học T về công tác kiểm tra nội 
bộ trường học năm học 2013-2014, ngày 14 tháng 10 năm 2013, Ban kiểm tra 
nội bộ trường học tiến hành kiểm tra toàn diện hoạt động sư phạm của nhà giáo. 
Theo sự phân công, đồng chí Phạm Thị H, ủy viên ban kiểm tra, chịu trách 
nhiệm kiểm tra toàn diện lớp 3C và giáo viên chủ nhiệm Mai Thị V. 
 Công tác kiểm tra được triển khai gồm dự giờ 3 tiết, kiểm tra chất lượng 
học sinh vào buổi sáng và kiểm tra toàn bộ hồ sơ chuyên môn của giáo viên vào 
buổi chiều cùng ngày. Qua dự giờ, công tác tổ chức dạy và học của giáo viên hết 
sức chu đáo, hiệu quả, hoạt động của giáo viên và học sinh nhịp nhàng, các tiết 
dạy sinh động, học sinh năm vững bài, thực hành tốt nên kết quả bài kiểm tra 
của các em rất cao, thật đúng như những gì từ trước đến nay mọi người đều đánh 
giá về cô giáo V. Tuy nhiên sang buổi chiều, khi kiểm tra hồ sơ, đồng chí Phạm 
Thị H phát hiện hồ sơ của giáo viên V có vấn đề: Giáo viên Mai Thị V không 
soạn giáo án tuần thực dạy. Tưởng cô V để sót hồ sơ, đồng chí Phạm Thị H có 
yêu cầu cô bổ sung nhưng cô lúng túng một hồi rồi thu nhận: Mình chưa soạn 
bài!
 3 giai đoạn 2011-2020 đã định hướng: "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn 
nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược". Chiến 
lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 nhằm quán triệt và cụ thể hóa các 
chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện thắng 
lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển kinh 
tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 của đất nước.
 Thực hiện nghị quyết Đại hội XI của Đảng và chiến lược phát triển giáo 
dục giai đoạn 2011-2020, trong những năm qua ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh 
Nhin Bình đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Điều đó được thể hiện ở quy 
mô trường lớp, chất lượng dạy và học cũng như công tác xã hội hóa giáo dục đã 
có những thay đổi theo hướng tích cực. Tuy nhiên, ngành Giáo dục và Đào tạo 
tỉnh nhà vẫn còn bộc lộ những hạn chế trên một số mặt, trong đó có những vấn 
đề như: thiếu nghiêm túc trong việc thực hiện nhiệm vụ và công việc được giao 
của một số cán cán bộ, giáo viên và nhân viên. Thực trạng đó không chỉ ảnh 
hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện mà làm ảnh 
hưởng không tốt đến phát triển nhân cách học sinh và lòng tin của phụ huynh 
đối với ngành giáo dục nói chung. Điều 2 của luật Giáo dục năm 2005 đã nêu rõ: 
“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo 
đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc 
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất 
và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ 
Tổ quốc”. Điều đó đòi hỏi rất cao về ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề 
nghiệp, trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, giáo viên 
và nhân viên. 
3. Phân tích diễn biến tình huống.
 Qua tìm hiểu một số cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường cho 
biết: Thời gian gần đây, giáo viên V có phần mệt mỏi và chểnh mảng trong công 
việc. Sự việc là do con của giáo viên V thường xuyên ốm đau, mẹ chồng V lại 
hắt hủi cô là không biết chăm con. Cuộc sống gia đình có chiều hướng sóng gió 
khi chồng V sinh ra rượu chè, ít quan tâm đến với vợ con và công việc. Điều đó 
đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống về tinh thần của giáo viên V, dẫn tới việc 
giáo viên V buồn chán, lơ là ảnh hưởng đến công việc.
 Giáo viên Mai Thị V sinh năm 1975, là giáo viên được đào tạo từ trường 
Trung cấp sư phạm Hà Nam Ninh, đã tốt nghiệp Đại học sư phạm hệ đào tạo từ 
xa. V kết hôn năm 2000, chồng là công nhân nhà máy điện Ninh Bình hiện đã 
nghỉ chế độ về lái xe khách tuyến Ninh Bình - Hà Nội. Vợ chồng V sống cùng 
mẹ chồng. Năm 2002, khi thành lập trường Tiểu học T, theo nguyện vọng của 
cô, V được cấp trên điều về công tác cho gần gia đình. Trong thời gian làm việc 
tại trường Tiểu học T, giáo viên V luôn chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách 
của Đảng và pháp luật của Nhà nước cũng như nội quy của đơn vị, nhiệt tình, 
trách nhiệm trước công việc được giao, gần gũi yêu thương trẻ. Tuy nhiên qua 
hoạt động kiểm tra thực tế và kiểm tra hồ sơ cho thấy giáo viên Mai Thị V đã 
không soạn bài khi lên lớp, và có thể khẳng định giáo viên Mai Thị V đã vi 
phạm quy chế chuyên môn. 
 5 - Do thiếu trách nhiệm trong công việc, nên giáo viên Mai Thị V đã vi 
phạm quy chế chuyên môn. Không những thế, những hành vi thiếu trách nhiệm 
trong công việc của giáo viên V đã ảnh làm ảnh hưởng đến nề nếp hoạt động, 
chất lượng đội ngũ của đơn vị, ảnh hưởng xấu đến công tác giáo dục toàn diện 
học sinh và làm ảnh hưởng đến uy tín của trường Tiểu học T.
 Từ những phân tích nguyên nhân và hậu qủa của tình huống đưa lại, việc 
xác định mục tiêu giải quyết tình huống là vấn đề rất quan trọng để từ đó đưa ra 
các phương án xử lý tối ưu.
III. Xử lí tình huống
1. Mục tiêu xử lý tình huống
 Để xây dựng được đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trường Tiểu 
học T luôn đoàn kết thống nhất cao trong công việc, thực hiện tốt nhiệm vụ 
chính trị của đơn vị, đáp ứng với yêu cầu đổi mới và phát triển của ngành, của 
đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thì 
việc giải quyết tình huống trên cần hướng tới các mục tiêu sau:
 Thứ nhất, Qua việc xử lý tình huống, lãnh đạo nhà trường phải làm cho 
giáo viên V thấy được những khuyết điểm của mình trong công việc được giao 
và việc chấp hành các quy định của ngành, của đơn vị. Qua việc xử lý, để giáo 
viên V thấy rõ những khuyết điểm yếu kém của bản thân, từ đó có ý thức rèn 
luyện về mọi mặt để có những biện pháp phấn đấu vươn lên, vượt qua mọi hoàn 
cảnh khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. 
 Thứ hai, Giữ nghiêm quy chế của ngành và các quy định của pháp luật, 
của Nhà nước. Qua giải quyết tình huống trên, cần làm cho cán bộ, giáo viên, 
nhân viên thấy được tính nghiêm túc trong mọi hoạt động của nhà trường. Các 
cấp quản lý có biện pháp trong việc tổ chức cho cán bộ, giáo viên và nhân viên 
trong toàn ngành học tập và thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp 
luật của Nhà nước và các quy định của ngành. Có kế hoạch đẩy mạnh công tác 
thanh - kiểm tra các cấp. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trường học nhằm 
tăng cường kỷ cương, nề nếp và ngăn chặn, khắc phục các hiện tượng tiêu cực 
trong các hoạt động của nhà trường.
 Thứ ba, Giải quyết tình huống trên đảm bảo được sự hợp tình, hợp lý bởi 
nguyên nhân của tình huống. Qua việc xử lý cũng là một bước để cho đội ngũ 
cán bộ, giáo viên và nhân viên trường Tiểu học T nói riêng và cán bộ, giáo viên 
và nhân viên của ngành, của cấp học nói chung thấy được tính nghiêm minh 
trong việc chấp hành luật pháp và các quy định của ngành, từ đó tự nhìn nhận, tự 
đánh giá lại công việc của bản thân mình để có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù 
hợp. Đồng thời để giữ lấy lòng tin của phụ huynh và học sinh đối với những 
người làm công tác trong ngành giáo dục.
 Thứ tư, Sau khi xử lý vi phạm của giáo viên V, chất lượng giáo dục, giảng 
dạy của nhà trường được nâng lên.
2. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết
 a. Xây dựng và phân tích phương án 
 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_quyet_tinh_huong_giao_vien_khong.doc