Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức cho HS Lớp 3 thông qua cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

doc 35 trang sangkienlop3 19/03/2024 2301
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức cho HS Lớp 3 thông qua cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức cho HS Lớp 3 thông qua cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức cho HS Lớp 3 thông qua cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
 Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm 
 gương đạo đức Hồ Chí Minh”
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách 
mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới đã đi 
xa, nhưng để lại cho chúng ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, 
những giá trị nhân văn cao cả, trong đó đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng. 
Cả cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng ngời cho toàn Đảng, 
toàn dân ta nguyện phấn đấu suốt đời học tập và noi theo.
 Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, tích cực và 
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa 
đồng thời việc giáo dục đạo đức cho học sinh cũng không phải là vấn đề đơn 
giản. Nó đòi hỏi người thầy phải có những phương pháp giáo dục phù hợp, giúp 
học sinh phát triển nhân cách một cách hoàn thiện, tránh cho học sinh tiếp xúc 
với những hành vi tiêu cực, làm sao để cho các em có được lối sống thích nghi 
với thời đại. Song cũng cần phải cho học sinh thấy được những nét đẹp, những 
phẩm chất cao quý, những truyền thống quý báu của dân tộc; hình thành cho học 
sinh một phong cách sống lành mạnh thì việc học tập và làm theo tấm gương 
đạo đức của Người trở nên hết sức quan trọng. 
 Bởi vì, tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh luôn là bộ phận quan trọng 
của nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta 
phát huy nội lực, vượt qua thách thức, khó khăn để tiến lên. 
 Chính vì vậy, mà Hội nghị Trung ương 12 khoá IX đã thảo luận và quyết 
định triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí 
Minh trong toàn Đảng và toàn xã hội”.
 Với bản thân từ khi được tìm hiểu, học tập rồi làm theo tấm gương đạo 
đức của Người tôi cảm thấy mình trở nên tích cực, chủ động trong công việc, lạc 
quan, mạnh mẽ hơn trước thử thách khó khăn. Từ đó, việc rèn luyện đạo đức đối 
với tôi là một việc làm diễn ra một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và hoàn toàn tự 
Nguyễn Thị Diệu Hiền - Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng 1 Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm 
 gương đạo đức Hồ Chí Minh”
 B. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM 
 LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC
 ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
 I. Chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp:
 1.Giáo viên chủ nhiệm lớp là người quản lý giáo dục toàn diện học 
sinh một lớp:
 Chúng ta cần hiểu quản lý giáo dục không chỉ là nắm được những chỉ số 
của quản lý hành chánh như tên, tuổi, số lượng, gia cảnh, trình độ học sinh về 
học lực và hạnh kiểm ... mà còn phải dự báo xu hướng phát triển nhân cách của 
học sinh trong lớp để có phương hướng tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học phù 
hợp với điều kiện, khả năng của mỗi học sinh.
 Muốn thực hiện chức năng quản lý giáo dục toàn diện, đòi hỏi giáo viên 
chủ nhiệm phải có những tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và phải có 
những kỹ năng cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và phải có nhiều kỹ năng sư 
phạm như: kỹ năng tiếp cận đối tượng học sinh, kỹ năng nghiên cứu tâm lý lứa 
tuổi, xã hội, kỹ năng đánh giá, kỹ năng lập kế hoạch chủ nhiệm lớp và phải có 
những kỹ năng nhạy cảm sư phạm để có dự đoán đúng, chính xác sự phát triển 
nhân cách của học sinh, ...định hướng giúp các em lường trước những khó khăn, 
thuận lợi, vạch ra những dự định để tự hoàn thiện về mọi mặt.
 Trong chức năng quản lý giáo dục, cần quan tâm tới việc đạo đức đồng 
thời quản lý học tập và quản lý sự hình thành và phát triển nhân cách. Hai mặt 
trên có quan hệ hỗ trợ, tác động lẫn nhau, đôi khi việc giáo dục đạo đức có tác 
động mạnh mẽ đến chất lượng văn hoá nhất là trong thời điểm hiện nay ảnh 
hưởng tiêu cực của xã hội đã lan vào trong nhà trường.
 2.Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức tập thể học sinh hoạt động tự 
quản nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mọi học sinh:
Nguyễn Thị Diệu Hiền - Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng 3 Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm 
 gương đạo đức Hồ Chí Minh”
 Chức năng cầu nối có thể hiện là người đại diện cho quyền lợi chính 
đáng của học sinh trong lớp, bảo vệ học sinh về mọi mặt một cách hợp lý, phản 
ánh với hiệu trưởng, các giáo viên bộ môn, với gia đình và đoàn thể trong và 
ngoài nhà trường về nguyện vọng chính đáng của học sinh, để có giải pháp giải 
quyết phù hợp, kịp thời, có tác dụng giáo dục.
 Ngoài việc nắm chắc tình hình học sinh trong lớp chủ nhiệm. Giáo viên 
chủ nhiệm còn cần xác định được các nhân tố, các mối quan hệ, các điều kiện 
cần thiết trong và ngoài nhà trường, để có thể tận dụng, phát huy mọi tiềm năng 
vào công tác chủ nhiệm lớp, huy động hiệu quả tiềm năng của xã hội vào giáo dục.
 4.Đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi học sinh và phong 
trào chung của lớp:
 Chức năng này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với quá trình học tập, 
rèn luyện, phát triển nhân cách của học sinh vì sự đánh giá khách quan, chính 
xác, đúng mức là một điều kiện để thầy trò điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch bài 
học, ... hoạt động cho cả lớp và mỗi thành viên.
 Khi đánh giá phong trào hoạt động của lớp cần căn cứ vào yêu cầu, kế 
hoạch hoạt động toàn diện đã đặt ra, đồng thời cũng nên so sánh với phong trào 
chung của toàn trường, giáo viên chủ nhiệm cần tránh cách nhìn thiên vị và chỉ 
chú ý đến một số nội dung hoạt động. Khi đánh giá từng cá nhân học sinh nên 
căn cứ vào năng lực, điều kiện cụ thể của từng em, cần tránh quan điểm khắt 
khe, định kiến, thiếu quan điểm vận động và phát triển, nhất là đối với học sinh 
gặp hoàn cảnh khó khăn, có đặc điểm tâm sinh lý đặc biệt.
 Điều quan trọng là sau khi đánh giá, nhận định dù là phong trào của lớp 
hay từng học sinh, cần vạch ra phương hướng, nêu những yêu cầu với thái độ 
nghiêm túc, tôn trọng nhân cách học sinh và với tấm lòng yêu thương các em 
như con em mình.
 Lưu ý: Những yêu cầu đặt ra không nên quá cao hoặc quá thấp so với 
năng lực và điều kiện của học sinh. Vì quá cao, phấn đấu không đạt được học 
sinh dễ nản chí, thiếu tự tin, kém phấn khởi, nếu yêu cầu quá thấp học sinh dễ 
Nguyễn Thị Diệu Hiền - Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng 5 Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm 
 gương đạo đức Hồ Chí Minh”
 - Một số văn bản hướng dẫn các công tác liên quan đến vấn đề giáo 
dục, dạy học như: Các khoản thu đầu năm, miễn giảm đóng góp, chế độ chính 
sách đối với con em thương binh, liệt sĩ, gia đình khó khăn, quy chế khen 
thưởng học sinh, kỉ luật, nội quy nhà trường.
 2.Tìm hiểu để nắm vững cơ cấu tổ chức của nhà trường, nhiệm vụ này 
được cụ thể hoá bằng công việc sau đây:
 - Tổ chức và phân công của Ban giám hiệu.
 - Cơ cấu tổ chức Chi bộ, Công Đoàn, Đoàn Đội của nhà trường sau các 
đại hội hàng năm.
 - Đội ngũ giáo viên, các tổ chuyên môn và các giáo viên dạy bộ môn 
nhằm hiểu rõ hoàn cảnh, trình độ, năng lực, tính cách của từng giáo viên tham 
gia dạy lớp mình chủ nhiệm để thiết lập mối quan hệ trong giáo dục.
 - Nắm vững đội ngũ giáo viên phụ trách từng mặt hoạt động giáo dục 
của nhà trường: Văn nghệ, thể dục thể thao, lao động, thư viện, y tế, bảo vệ, 
Cần nắm vững tên địa chỉ để liên lạc phối hợp hoạt động vì công tác giáo dục 
của lớp chủ nhiệm.
 3.Tiếp nhận học sinh lớp chủ nhiệm, nghiên cứu và phân tích mọi đặc 
điểm của đối tượng trong lớp và các yếu tố tác động đến các em bao gồm đặc 
điểm tâm sinh lý, nhân cách, năng lực của mỗi em, hoàn cảnh gia đình và sự 
quan tâm của gia đình đối với các em:
 Để thực hiện được nhiệm vụ này, giáo viên chủ nhiệm phải kết hợp 
nhiều phương pháp, phối hợp nhiều lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường. 
Việc nhanh chóng hiểu từng em trong lớp là một nội dung và nhiệm vụ rất quan 
trọng của giáo viên chủ nhiệm. Trên cơ sở đó, xây dựng một chương trình giáo 
dục, tổ chức hoạt động toàn diện các mặt nhằm phát triển trí tuệ, nhân cách, 
năng lực của học sinh lớp chủ nhiệm trên nguyên tắc phát triển năng lực tự quản 
của các em.
Nguyễn Thị Diệu Hiền - Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng 7 Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm 
 gương đạo đức Hồ Chí Minh”
 - Những hiểu biết về khoa học xã hội, nhân văn, tri thức về lịch sử, văn 
hoá, pháp luật, tâm lý học, 
 - Ngoài những kiến thức xã hội nói chung, để làm tốt công tác, giáo viên 
chủ nhiệm phải không ngừng học tập bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Trước hết 
cần nắm vững lý luận giáo dục, lý luận dạy học, nắm vững cách tiến hành xã hội 
hoá giáo dục, huy động mọi tiềm năng của xã hội giáo dục học sinh lớp chủ 
nhiệm, nắm vững phương pháp giáo dục cá nhân và giáo dục tập thể. Đặt cá 
nhân trong tập thể, dùng tập thể học sinh để giáo dục cá nhân.
 - Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm cần trau dồi, nắm vững và biết sử dụng 
các phương pháp khác như: giáo dục bằng truyền thống, giáo dục bằng hệ thống 
viễn cảnh, giáo dục bằng kỷ luật sinh hoạt,  đó là những phương pháp giáo 
dục hành vi đạo đức nhân cách học sinh có hiệu quả.
 Giáo viên chủ nhiệm hơn ai hết cần phải có một số năng lực, tính cách để 
làm tốt công tác chủ nhiệm như:
 - Bình tĩnh, khả năng tự kìm chế.
 - Trung thực, công bằng, nhân ái.
 - Giữ chữ tín, tự trọng.
 - Có năng lực sư phạm như nhạy cảm sư phạm, tiếp cận đối tượng khác 
nhau, biết đối xử cá biệt hoá, lập kế hoạch tổ chức hoạt động, kiểm tra, đánh giá 
hiệu quả hoạt động, cảm hoá, thuyết phục, tự hoàn thiện, sáng tạo.
 6. Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức liên kết toàn xã hội để xây 
dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thống nhất hoạt động, thực hiện các 
mục tiêu, nội dung giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm:
 Đây là một nhiệm vụ rất đặc trưng của giáo viên chủ nhiệm lớp, thể hiện 
vai trò, chức năng tổ chức quản lý. 
 Muốn thực hiện nhiệm vụ này, giáo viên chủ nhiệm cần tranh thủ tối đa 
sự giúp đỡ của ban giám hiệu. Cần hợp pháp hóa mọi hoạt động của giáo viên 
chủ nhiệm với tư cách là người đại diện hiệu trưởng. 
Nguyễn Thị Diệu Hiền - Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng 9 Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm 
 gương đạo đức Hồ Chí Minh”
 1.1: Kính trọng thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi:
 - Lễ phép chào hỏi thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi.
 - Xưng hô đúng mực với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi.
 - Không nói xen ngang khi người lớn nói chuyện.
 1.2: Đoàn kết, ứng xử tốt với bạn bè:
 - Đoàn kết với bạn bè trong và ngoài lớp.
 - Giúp đỡ bạn bè trong và ngoài lớp.
 - Ứng xử đúng mực với bạn bè.
 2. Nhiệm vụ 2: Thể hiện thái độ ứng xử tích cực trong trường.
 2.1: Đi học đều và đúng giờ:
 - Nghỉ học có xin phép.
 - Đến lớp học đúng giờ.
 - Ít khi nghỉ học.
 2.2: Góp phần giữ gìn trật tự lớp học:
 - Không nói chuyện riêng.
 - Tích cực tham gia các hoạt động học tập.
 - Chú ý nghe thầy giáo, cô giáo giảng bài.
 3. Nhiệm vụ 3: Chăm sóc giữ gìn vệ sinh thân thể và hình thức của bản 
thân. 
 3.1: Chú ý đến hình thức của bản thân:
 - Trang phục gọn gàng, phù hợp.
 - Đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ.
 - Tác phong nhanh nhẹn.
 3.2: Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân:
 - Giữ gìn thân thể sạch sẽ.
 - Ngồi học đúng tư thế.
 - Giữ gìn vệ sinh khi ăn uống.
 4. Nhi ệm vụ 4: Đóng góp vào các hoạt động của trường học
 4.1: Tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp:
Nguyễn Thị Diệu Hiền - Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_dao_duc_cho_hs_lop_3_thong_qu.doc