Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 3

docx 15 trang sangkienlop3 19/02/2024 3080
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 3
 PHÒNG GD... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT 
 TRƯỜNG TH... NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐỀ TÀI: GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 3
 I. PHẤN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Cùng với xu thế phát triển của thời đại, giáo dục đã và đang được đổi mới mạnh 
mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng 
sống, đó là: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng 
chung sống.
 - Xuất phát từ đặc điểm của xã hội hiện nay, nên việc hình thành và phát triển 
kỹ năng sống trở thành một yêu cầu quan trọng của nhân cách con người hiện đại.
 - Giáo dục kỹ năng sống là thực hiện quan điểm hướng vào người học, một 
mặt đáp ứng những thách thức của cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của 
mỗi cá nhân. Là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng 
các nhu cầu cụ thể,trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người. Bao gồm 
cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy của con người, hình thành một cách tự 
nhiên, thông qua giáo dục hoặc rèn luyện của các em
 Hiện nay, đa số học sinh sống trong hai môi trường có hoàn cảnh khác nhau: 
một là các em được sự quan tâm chăm sóc quá sức chu đáo của phụ huynh vì sống 
trong g ia đình ít con, hoàn cảnh kinh tế ổn định; hai là những em sống trong gia 
đình với nhiều lo toan cho cuộc mưu sinh, phụ huynh bỏ mặc con cái.
 Ngoài những khó khăn lứa tuổi, các em là con em thành phố và nông thôn, 
trong đó có nhiều em nông thôn có nhiều hoàn cảnh khác nhau, có nhiều thói quen 
trong sinh hoạt còn chưa văn minh, thiếu kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ 
năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đối phó với những khó khăn trong cuộc sống và khả 
năng tự phục vụ bản thân... Hơn thế nữa trong nền kinh tế thị trường, cuộc sống hiện 
đại vận động hết sức khẩn trương và chứa đựng nhiều yếu tố khôn lường đòi hỏi thế 
hệ trẻ không làm chủ tri thức, rút ngắn khoảng cách về chênh lệch tri thức giữa các 
vùng nông thôn và thành thị mà còn phải thực sự tự tin; phải nắm bắt kịp thời các cơ 
hội cũng như phải có một số kỹ năng: sống khỏe, sống tốt, sống lành mạnh, cập nhật 
thông tin nhanh nhạy và hội nhập với thế giới, góp phần tích cực cho cuộc sống cá 
nhân và cộng đồng tốt đẹp hơn, nhằm thích ứng với mọi biến động của hoàn cảnh.
 Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung được Bộ 
GD&ĐT triển khai khi thực hiện phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân 
thiện, học sinh tích cực” đối với các trường trung học phổ thông nói chung và bậc 
tiểu học nói riêng .
 - Dựa trên thực tế cho thấy, nếu các em có kiến thức, có thái độ tích cực mới 
đảm bảo sự thành công, xuất phát từ việc cải cách, đổi mới giáo dục. Từ những lí do 
trên, tôi chọn đề tài “Tìm hiểu việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiếu học 
nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục kỹ năng sống cho 
các em ” . Các em làm vệ sinh lớp và nhặt rác
 2. Kỹ năng giao tiếp:
 Kỹ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức 
nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ có thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, 
đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan 
điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và 
cảm xúc, đồng thời giáo dục cho các em biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều 
chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả; cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc 
nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác, giúp các em có mối quan 
hệ tích cực với người khác, bao gồm biết gìn giữ mối quan hệ tích cực với các thành 
viên trong trong lớp ,khác lớp nơi sinh sống là nguồn hỗ trợ quan trọng cho các em; 
đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn là yếu tố rất quan trọng đối với 
niềm vui trong cuộc sống.
 Trao đổi trong giờ học nhóm 7. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ:
 Trong cuộc sống, nhiều khi các em gặp những vấn đề, tình huống phải cần đến 
sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người khác mà nếu các em không tự tìm kiếm sự hỗ 
trợ thì người khác khó có thể biết để giúp đỡ, chia sẻ các em có thể nhận được những 
lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình huống 
của mình; đồng thời là cơ hội để các em chia sẻ, giải bày khó khăn, giảm bớt được 
căng thẳng tâm lý do bị dồn nén cảm xúc. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời sẽ giúp 
các em không cảm thấy đơn độc, bi quan, và trong nhiều trường hợp, giúp các em 
có cách nhìn mới và hướng đi mới.
 Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, 
xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực 
trên cơ sở giúp học sinh có thái độ, kiến thức, kỹ năng, giá trị cá nhân thích hợp với 
thực tế xã hội. Mục tiêu cơ bản của giáo dục kỹ năng sống là làm thay đổi hành vi 
của học sinh, chuyển từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, dẫn đến hậu quả tiêu 
cực thành những hành vi mang tính xây dựng tích cực và có hiệu quả để nâng cao 
chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển xã hội bền vững.
 Giáo dục kỹ năng sống còn mang ý nghĩa tạo nền tảng tinh thần để học sinh đối 
mặt với các vấn đề từ hoàn cảnh, môi trường sống cũng như phương pháp hiệu quả 
để giải quyết các vấn đề đó.
 Khi tham gia vào bất kì hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống đều 
đòi hỏi các em phải thoả mãn những kỹ năng tương ứng.
 Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử 
thân thiện trong mọi tình huống; có thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ 
năng hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khoẻ, ý thức 
bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội.
 Đối với học sinh tiểu học việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và 
sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển 
nhân cách sau này. Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, múa, hát, đi, đứng, chạy, nhảy... kỹ 
năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, phân tích, tổng hợp, so sánh, nêu 
khái niệm, đặt câu hỏi.
 Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị thái độ và kỹ năng phù hợp, trên 
cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại 
bỏ những hành vi thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt 
động hàng ngày.
 Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và 
phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
 Để việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả, cần phải thay đổi tư 
duy, tiếp đó là tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ. Giáo dục kỹ năng sống, theo cách 
hiểu hiện này là giáo dục những cách ứng phó với những thử thách như: Tai nạn, 
điện giật, bị ngộ độc, động vật cắn, bị xâm hại tình dục, phòng chống các tệ nạn xã 
hội... đây mới chỉ là mục đích trước mắt. Mục đích quan trọng nhất, lâu dài đó là Các em thảo luận nhóm giáo tiếp trao đổi lẫn nhau trong giờ học tự nhiên 
xã hội
 Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn 
giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.
 Giờ thực hành hướng dẫn học sinh đi xe đạp an toàn
 - Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực 
và các tệ nạn xã hội.
 Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có thành công hay không, phụ thuộc 
rất lớn vào tư chất, đạo đức và năng lực của thầy giáo, cô giáo. Muốn giáo dục kỹ 
năng sống cho học sinh tốt, trước hết, mỗi thầy giáo, cô giáo phải giáo dục cho học 
sinh bằng sự nêu gương. Thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu trong ứng xử, trong 
giáo dục nhân cách.
 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh rất cần sự chung tay, chung sức của tất cả 
gia đình phụ huynh, nhà trường và các tổ chức xã hội.
 - Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo giáo viên luôn đổi mới phương pháp Thực tế các kỹ năng này được đưa vào mục tiêu cụ thể từng môn học, bài học 
mà tập trung nhiều nhất là môn Đạo đức, tự nhiên xã hội và tiếng Việt. Song, để có 
hiệu quả cao, tôi tổ chức tốt các biện pháp sau đây:
 - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo 
của học sinh gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong phú, sử dụng thiết bị dạy học 
và ứng dụng trong dạy học, luôn tạo cho các em tính chủ động, tích cực, hứng thú 
trong học tập; phát huy tính sáng tạo, tạo được bầu không khí cởi mở thân thiện của 
lớp của trường. Trong giờ học, giáo viên cần tạo cơ hội cho các em được nói, được 
trình bày trước nhóm bạn, trước tập thể, nhất là các em còn hay rụt rè, khả năng giao 
tiếp kém qua đó góp phần tích lũy kỹ năng sống cho các em.
 - Quán triệt mục tiêu giảng dạy môn Đạo đức, nhất là hình thành các hành vi 
đạo đức ở tiết 2. Giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác kiểm tra đánh giá phân loại 
hạnh kiểm của học sinh, rèn cho học sinh khả năng tự học, tự chăm sóc bản thân, 
biết lễ phép, hiếu thảo, tự phục vụ bữa ăn và vệ sinh cá nhân.
 - Tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa, ở phạm vi lớp khối của mình. Mỗi năm 
học sẽ có một số chủ đề rèn luyện kỹ năng sống được triển khai. Trong đó nhà trường 
cần phát huy vai trò của tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Sao nhi 
đồng theo các chủ điểm hàng tháng. Tổ chức các trò chơi dân gian,
 hát dân ca và các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian vào trường học, qua đó 
mà rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
 - Giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt công tác chủ nhiệm mà nhà trường phân 
công, thường xuyên thay đổi các hình thức sinh hoạt lớp, luân phiên nhau cho các 
em làm lớp trưởng, tổ trưởng, không nên trong năm học chỉ để một em làm lớp 
trưởng. Với học sinh tiêu học, thầy cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của các em, các 
em luôn luôn nghe lời dạy bảo và làm theo những gì thầy cô dạy, thầy cô giáo phải 
là tấm gương sáng về đạo đức, nhất là tấm gương về cách ứng xử văn hóa, chuẩn 
mực trong lời nói và việc làm. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh sẽ khó hơn khi 
chính thầy cô không phải là một tấm gương sáng.
 - Nhà trường tổ chức tốt các buổi chào cờ đầu tuần. Theo đó mục tiêu buổi chào 
cờ không chỉ là đánh giá xếp loại nền nếp, học tập, các hoạt động giáo dục trong 
tuần qua của giáo viên trực, triển khai kế hoạch tuần tới của Ban giám hiệu nhà Xây dựng trường, lớp an toàn - xanh - sạch - đẹp. Trong đó cần chú trọng tạo 
môi trường tự nhiên gần gũi với cuộc sống như trồng vườn cây thuốc nam, các câu 
khẩu hiệu ở các cây xanh, bồn hoa để thông qua đó mà giáo dục ý thức bảo vệ môi 
trường ở các em. Ngoài ra, nhà trường cần phối hợp với gia đình, các tổ chức xã hội 
trong và ngoài nhà trường để cùng góp phần giáo dục kỹ năng sống cho các em. Tổ 
chức các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, các cuộc thi bằng các hình thức như vẽ 
tranh, xé dán tranh, tiểu phẩm về bảo vệ môi trường ,
 Sản phẩm xé dán tranh về bảo vệ môi trường của lớp 3A
 Hàng năm nhà trường tổ chức cho các em chăm sóc đình, Miếu, thăm và chăm 
sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn,
 Các em chăm sóc Khu di tích lịch sử Miếu Phủ Thành
 thăm và thắp hương các anh hùng liệt sĩ, dã ngoại, du lịch như cha ông ta đã 
nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
 Dạy kỹ năng sống cho tuổi trẻ học đường trong giai đoạn hiện nay là một yêu 
cầu cấp thiết ở các trường phổ thông nói chung, bậc tiểu học nói riêng. Trong lúc 
nội dung về rèn luyện kỹ năng sống chưa được đưa vào thành một chương trình riêng 
mà chủ yếu được giáo viên lồng ghép trong từng bộ môn như giáo dục đạo đức, tự 
nhiên xã hội, Tiếng Việt. hay trong các tiết chào cờ đầu tuần. Với thời lượng hạn III/.PHẤN THỨ BA: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN ỨNG 
 DỤNG NỘI DUNG VÀO THỰC TIỄN
 1.KẾT QUẢ
 Theo đó, bằng trách nhiệm, bằng kinh nghiệm và vốn sống của mình, tôi cần 
từng bước một giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua từng bài dạy, thông 
qua các hoạt động ở trường, ở lớp.
 Qua giáo dục hàng ngày trên lớp hoặc thông qua các tiết dạy tôi thấy các em đã 
biết và làm quen được một số kỹ năng làm việc theo nhóm: biết cách phân công, 
công việc, lắng nghe ý kiến người khác, tranh luận, biết chấp nhận đúng sai, thống 
nhất ý kiến, thực hiện đúng ý kiến đã thống nhất. Các em biết làm việc trong tập thể. 
Ở môn kĩ thuật, các em biết được việc khâu may, nấu cơm, rửa chén bát, li cốc, luộc 
rau, quét nhà, quét lớp, chăm sóc cây đơn giản và biết tránh những việc làm xấu như 
nói không với thuốc lá, ma túy, rượu... dứt khoát với những lời dụ dỗ, lôi kéo vào 
những thói hư tật xấu. Ở môn đạo đức, qua các bài học giáo viên lồng ghép thêm 
giáo dục các em biết chào hỏi lễ phép, kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị em, thầy 
cô giáo, biết chia sẻ yêu thương, giúp đỡ người già, em nhỏ, bạn bè, và những người 
có công lao to lớn , huy sinh gian khổ bảo vệ quê hương đất nước như các anh hùng 
thương binh - liệt sĩ, những người lao động nghèo khổ. Bằng những hành vi, thái độ, 
việc làm nho nhỏ hằng ngày, biết xác định các giá trị hành vi đạo đức. Ở môn tự 
nhiên xã hội, giáo dục các em yêu thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên, động vật, 
thực vật để từ đó các em biết giá trị của sống quan trọng như thế nào để từ đó các 
em cảm nhận được bảo vệ môi trường là hết sức quan trọng đối với cuộc sống của 
con người .
 Trong sinh hoạt hằng ngày các em biết sử dụng đúng các quy tắc : ứng xử giao 
tiếp với mọi người , biết thông cảm chia sẻ với mọi niềm vui, nỗi buốn với mọi người 
xung quanh . Luôn luôn là một người mẫu mực, trung thực là niền tự hào của cha 
mẹ .
 2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 Là giáo viên, bản thân hiểu rõ tầm quan trọng trong công tác trồng người. Vì 
thế, bản thân luôn cố gắng trao dồi kinh nghiệm, học hỏi từ đồng nghiệp cũng như 
đúc kết kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, nâng cao đạo đức và chuyên môn, luôn 
tôn trọng và kiên nhẫn, nhất là tạo cơ hội cho các em được nói, được diễn đạt, bày 
tỏ thoải mái ở mọi nơi mọi lúc để các em có cơ hội phát triển một cách toàn diện.
 - Bản thân luôn học tập, rèn luyện, nêu cao khẩu hiệu là một giáo viên có tấm 
gương tốt cho học sinh noi theo .
 - Phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường 
để xây dựng môi trường an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa 
phương đáp ứng nhu cầu mới của xã hội .
 Học và học nữa , học mãi và không ngừng nghiên cứu thực hiện các giải pháp 
phát huy cao độ tính chủ động, khả năng sáng tạo của, giáo viên, tổng phụ trách đội 
xây dựng nhà trường “ Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực ”. Qua 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_lop.docx