Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 3 viết tốt bài văn về cảnh đẹp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 3 viết tốt bài văn về cảnh đẹp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 3 viết tốt bài văn về cảnh đẹp

Đề tài SKKN “Giúp học sinh lớp 3 viết tốt bài văn về cảnh đẹp” SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI phßng Gi¸o Dôc §µo t¹o huyÖn ba v× MSK: ....................... ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: GIÚP HỌC SINH LỚP 3 VIẾT TỐT BÀI VĂN TẢ CẢNH ĐẸP LĨNH VỰC - MÔN: TIẾNG VIỆT N¡M HäC: 2019 - 2020 1 / 31 Đề tài SKKN “Giúp học sinh lớp 3 viết tốt bài văn về cảnh đẹp” Đặc biệt từ năm học 2014-2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng thông tư 30 vào việc đánh giá học sinh với mong muốn các em tự biết mình học ở mức nào, có những hạn chế gì? nguyên nhân, cách giải quyết, điều chỉnh việc học tập và rèn luyện cho phù hợp. Môn Tập làm văn cũng đòi hỏi các em những vấn đề nêu trên và cũng hình thành cho các em những kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, năng lực tạo nền tảng cho các em tiếp tục bậc học mới. Mục tiêu quan trọng hơn là góp phần nâng cao chất lượng Tập làm văn cho lớp tôi phụ trách, sau đó là nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói chung kiểu bài tả cảnh nói riêng. Với những lý do trên, tôi chọn và viết đề tài : “ Giúp học sinh lớp 3 viết tốt bài văn tả về cảnh đẹp”. II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1.Mục đích: - Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn đề tài, tìm các giải pháp tạo hứng thú trong học tập, giúp học sinh lớp 3 viết được bài văn tả cảnh đúng trọng tâm, gợi tả, gợi cảm. - Gióp häc sinh cã høng thó häc m«n tËp lµm v¨n nãi riªng vµ m«n TiÕng ViÖt nãi chung, ph¸t huy vai trß tÝch cùc, s¸ng t¹o cña häc sinh trong c¸c giê tËp lµm v¨n, gióp gi¸o viªn s¸ng t¹o trong gi¶ng d¹y. 2. Nhiệm vụ: - Bước 1: Tìm hiểu nội dung chương trình và phương pháp dạy học kiểu bài tả cảnh lớp 3. - Bước 2: Tìm hiểu thực trạng lớp - Bước 3: Nghiên cứu cơ sở lí luận về các biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 3 viết văn tả cảnh. - Bước 4: Tìm hiểu một số giải pháp giúp học sinh hứng thú học, viết được bài văn tả cảnh hay và hấp dẫn. - Bước 5: Hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp Bồi dưỡng học sinh lớp 3 viết văn tả cảnh. - Bước 6: Một số đề xuất cá nhân góp phần tạo hứng thú, thôi thúc học sinh viết được những bài văn tả cảnh hay, giàu cảm xúc, gợi tả III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Thực hiện trong chương trình phân môn Tập làm văn lớp 3. - Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp lớp 3D – Trường Tiểu học Trung tâm nghiên cứu Bò và đồng cỏ Ba Vì IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI N¨m häc 2019 - 2020 : -Th¸ng 9 : LËp kÕ ho¹ch x©y dùng ®Ò tµi. - Tõ th¸ng 10 ®Õn th¸ng 4: Thùc hiÖn ®Ò tµi. - Th¸ng 5 : Hoµn thiÖn ®Ò tµi. 3 / 31 Đề tài SKKN “Giúp học sinh lớp 3 viết tốt bài văn về cảnh đẹp” Tôi tin rằng đề tài này nếu được áp dụng và vận dụng hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao cho phân môn Tập làm văn, góp phần nâng cao chất lượng văn tả cảnh lớp 3. 2. Cơ sở thực tiễn: Trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y, ngµnh gi¸o dôc ®· ®îc §¶ng vµ Nhµ níc quan t©m rÊt nhiÒu bëi vËy chÊt lîng gi¸o dôc còng ngµy cµng ®îc n©ng cao. Đặc biệt thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, với mong muốn học sinh tự biết mình học ở mức nào, có những hạn chế gì? nguyên nhân, cách giải quyết, điều chỉnh việc học tập và rèn luyện cho phù hợp. Để đạt được những yêu cầu này trong văn tả cảnh, tôi nhận thấy có một số nguyên nhân thường vấp phải khi làm văn miêu tả nói chung, văn tả cảnh nói riêng: - Khi làm văn, học sinh chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài. - Học sinh không được quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả. - Khi quan sát thì các em không được hướng dẫn về kĩ năng quan sát: quan sát những gì, quan sát từ đâu ? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của đối tượng cần miêu tả. - Không biết hình dung bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật miêu tả khi quan sát. - Vốn từ đã nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để bài viết mạch lạc, chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình về một sự vật, cảnh vật, về một con người cụ thể nào đó. - Nguyên nhân cuối cùng là trách nhiệm của người giáo viên. Phân môn Tập làm văn là một môn học mang tính tổng hợp và sáng tạo, nhưng lâu nay người giáo viên (nhất là giáo viên lớp 2, lớp 3) chưa có cách phát huy tối đa năng lực học tập và cảm thụ văn học của học sinh; chưa bồi dưỡng được cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt, ham thích học Tiếng Việt để từ đó các em nhận ra rằng đã là người Việt Nam thì phải đọc thông viết thạo Tiếng Việt và phát huy hết ưu điểm của tiếng mẹ đẻ Trên đây là những nguyên nhân mà tôi thấy rất tâm đắc, giúp tôi có thể hoàn thành sứ mệnh quan trọng của người thầy nhằm giúp học sinh yêu thích môn vă, vun đắp cho các em tình yêu văn học và các em thể hiện tâm tư tình cảm của mình qua mỗi tác phẩm của chính mình thể hiện. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Vài nét về lớp: Lớp tôi chủ nhiệm là lớp lớp 3D có 33 học sinh .Đa số các em là con gia đình nông dân, phần lớn các em được sự quan tâm giúp đỡ của gia đình nhưng do chưa có sự hiểu biết sâu về chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy nên việc hướng dẫn và giúp đỡ học sinh trong quá trình học tập còn hạn chế. 5 / 31 Đề tài SKKN “Giúp học sinh lớp 3 viết tốt bài văn về cảnh đẹp” *Tóm lại :Giúp HS học tốt môn tập làm văn là góp phần giúp HS sử dụng tốt công cụ giao tiếp bằng văn bản. Khi học tập làm văn, HS được rèn luyện các kĩ năng quan sát, kĩ năng viết và nói thành văn bản nên nó là môn học thực hành có tính chất toàn diện. Việc dạy HS chỉ đạt hiệu quả cao khi GV tự lựa chọn cho mình các biện pháp, hệ thống bài tập phù hợp với điều kiện dạy và học vừa với trình độ của HS và quan trọng hơn là kích thích HS yêu môn học này. 3. Thuận lợi và khó khăn: * Thuận lợi: Lớp tôi dạy là lớp bán trú. Học 10 buổi / tuần. Các em có nhận thức tương đối đồng đều. Hầu hết các em rất ham học, biết nghe lời thầy cô. Đặc biệt là các em được bố mẹ quan tâm, tạo điều kiện để các em tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Các em đều đọc thông, viết thạo. Khả năng nắm bắt kiến thức khá nhanh và rất thích khám phá những điều mới lạ. * Khó khăn: Hầu hết các em là con em nông thôn, sự tiếp cận với văn học rất ít. Chủ yếu là các em tự học trên lớp. Bố mẹ bận rộn với công việc đồng áng nên các em ít khi được bố mẹ giảng giải vẻ đẹp của thiên nhiên, vạn vật xung quanh ta hay tham gia các hoạt động ngoại khóa như tham quan, píc ních... Đây là một thiệt thòi lớn đối với các em. Chính vì vậy, thật là khó khăn khi giúp các em viết một bài văn thành công. 7 / 31 Đề tài SKKN “Giúp học sinh lớp 3 viết tốt bài văn về cảnh đẹp” học tốt văn tả cảnh. Dưới đây là 7 biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 3 viết văn tả cảnh: Biện pháp 1. Dạy cho các em cách quan sát cảnh vật Biện pháp 2. Làm giàu vốn từ cho học sinh. Biện pháp 3. Sử dụng từ và các biện pháp nghệ thuật. Biện pháp 4: "Truyền lửa" cho các em tình yêu văn học Biện pháp 5. Viết văn theo sơ đồ tư duy Biện pháp 6. Tăng cường lời nhận xét bài viết Biện pháp 7. Trò chơi trong các tiết văn III. Những biện pháp cụ thể: Biện pháp 1. Dạy cho các em cách quan sát cảnh vật Các nhà văn tả cảnh hay là nhờ sự quan sát kĩ cảnh mình định tả. Họ quan sát như thế nào để khi viết họ có được bài văn lô gíc, đầy màu sắc như vậy. Đó chính là cái tài quan sát bằng tất cả các giác quan của các nhà văn. a) Dạy qua cách quan sát cảnh vật thực tế Để giúp các em biết cách quan sát cảnh định tả, tôi cho các em quan sát cảnh thực. Khi các em quan sát, tôi tung ra các quan sát, kết hợp các giác quan để thấy được vẻ đẹp của cảnh. Tôi cố gắng tạo điều kiện cho các em có những tiết học ngoài trời. Vì cảnh thật sẽ làm cho bài văn có hồn và đầy màu sắc hơn. Ví dụ : Kể về quê hương hoặc nơi em ở + Quan sát gần (cảnh chính mình định tả) + Quan sát cảnh vật xung quanh liên quan đến cảnh mình định tả, tạo thêm vẻ đẹp cho cảnh mình tả.( cảnh vật, sinh hoạt của con người.) Học sinh biết được cách quan sát trên chính là tôi đã dạy cho các em nắm được trình tự miêu tả một bài văn tả cảnh. Tả từ trên xuống hay từ dưới lên, từ phải sang trái hay từ ngoài vào trong... là tuỳ thuộc đặc điểm của cảnh. Các em nên chọn cách nào để tả cho phù hợp. Qua đó tôi còn hướng cho các em chỉ nên chọn nét tiêu biểu nhất của cảnh để tả, tập trung làm nổi bật đặc điểm đó lên, có thể tả xen hoạt động của người, của vật, ... trong cảnh để góp phần làm cho cảnh sinh động hơn, đẹp hơn. Đồng thời, còn cho các em thấy được tả cảnh luôn luôn gắn với cảm xúc của người viết. Cảnh vật mang theo trong nó cuộc sống riêng với những đặc điểm riêng. Con người cảm nhận cảnh như thế nào sẽ đem đến cho cảnh những tình cảm như thế. Đây chính là phần hồn của cảnh. Cảnh không có hồn sẽ trơ trọi, thiếu sức sống. Muốn làm được điều đó tôi đã tậ dụng tối đa thời gian để các em được quan sát cảnh thực, cho các em sống trong thiên nhiên, cảm nhận hơi thở của đất trời thì các em mới viết văn có hồn được. + Nhìn từ xa, sông như dải lụa xanh vắt ngang làm xóm. + Đến gần, lòng sông có chỗ rộng, chỗ hẹp, chỗ nông, chỗ sâu, chỗ uốn khúc quanh co, lúc chạy dài thẳng tắp... 9 / 31 Đề tài SKKN “Giúp học sinh lớp 3 viết tốt bài văn về cảnh đẹp” Sông Hương - Huế Kinh thành Huế Bà Nà Hil – Đà Nẵng Bãi biển Nha Trang Cảnh đẹp đảo Phú Quốc Biện pháp 2. Làm giàu vốn từ cho học sinh a, Làm giàu vốn từ qua từng đề bài: Trong quá trình quan sát, tôi thường kết hợp mở rộng vốn từ cho học sinh. Vốn từ nhiều hay giàu vốn từ sẽ giúp các em linh hoạt khi viết bài, tránh lặp từ. Vì thế mỗi khi tả một cảnh nào đó, tôi thường tổ chức cho các em thi tìm từ liên quan đến cảnh mình tả. Chẳng hạn như đề tả cây cối , học sinh tìm được rất nhiều từ liên quan đến cảnh vườn cây: 11 / 31 Đề tài SKKN “Giúp học sinh lớp 3 viết tốt bài văn về cảnh đẹp” + Cánh đồng rộng./ Cánh đồng rộng mênh mông trải dài tới tận chân trời. Đương nhiên, các em sẽ lựa chọn câu 2. Các em chỉ lí giải là câu 2 hay hơn. Vì sao hay hơn thì ít em trả lời được. Tôi sẽ lí giải giúp các em: Câu 2 hay hơn vì tác giả không những cho các em thấy độ rộng lớn của cánh đồng mà còn cho các em thấy được độ dài của cánh đồng nhờ vào dùng từ gợi tả mênh mông và trải dài. Vậy từ gợi tả là những từ tả độ dài, độ rộng, sắc màu, mùi hương... Học sinh biết điều này sẽ vận dụng khi làm bài một cách linh hoạt. Còn từ gợi cảm thì sao? Đây là những từ biểu lộ cảm xúc. Chính những từ gợi cảm làm cho câu văn giàu cảm xúc, thu hút người nghe, người đọc, gây cho người đọc sự xúc động hơn. - Chẳng hạn, tôi cho học sinh so sánh 2 câu văn: + Tôi trở về nhà. Trong lòng tôi rất vui/ Tôi khoan khoái trở về nhà. Lòng tôi rộn ràng, trào dâng một cảm xúc khó tả. Rõ ràng 2 câu văn không khác nhau về nội dung nhưng câu văn thứ hai để lại trong lòng người đọc thấy thích thú, nhẹ nhàng. Từ sự so sánh đơn giản đó một phần nào tôi đã giúp học sinh không ngừng nỗ lực, sáng tạo khi viết văn. * Sử dụng từ láy: Muốn giúp học sinh sử dụng từ láy hay, chính xác, tôi cho các em làm những bài tập như: Ví dụ 1: Cho các từ “ríu rít, líu lo, liếp chiếp, rộn ràng, tấp nập, là là, từ từ..." Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: “Tiếng chim... báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Ông mặt trời... nhô lên sau luỹ tre xanh. Khói bếp nhà ai... bay trong gió. Đàn gà con... gọi nhau,...theo chân mẹ. Đường làng đã... người qua lại " Sau đó các em hãy so sánh với đoạn văn sau xem đoạn văn nào hay hơn: “Tiếng chim hót báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Ông mặt trời nhô lên sau luỹ tre xanh. Khói bếp nhà ai bay trong gió. Đàn gà con gọi nhau, chạy theo chân mẹ. Đường làng đã đông người qua lại" Học sinh điền được “Tiếng chim líu lo báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Ông mặt trời từ từ nhô lên sau luỹ tre xanh. Khói bếp nhà ai là là bay trong gió. Đàn gà con liếp chiếp gọi nhau, ríu rí theo chân mẹ. Đường làng đã tấp nập người qua lại" Khi điền xong, các em sẽ nhận thấy ngay có thêm các từ láy cũng giúp câu văn trở lên sinh động hơn. b, Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: Các biện pháp nghệ thuật giúp câu văn sinh động, giúp người đọc nhận biết sự vật một các dễ dàng hơn. Tương tự như các dùng từ, tôi cũng tìm các dạng bài tập so sánh câu văn hay thêm hình ảnh 13 / 31
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_3_viet_tot_bai_van_v.doc