Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 3
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 3
TÓM TẮT SÁNG KIẾN Những năm gần đây, bậc Tiểu học đã và đang thực hiện phong trào đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho những giờ dạy được “nhẹ nhàng, tự nhiên và chất lượng” hơn. Việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường là một trong những việc làm quan trọng góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước. Chính vì vậy, trên bục giảng có nhiều giáo viên trăn trở, suy tư, chưa hài lòng với chất lượng giờ dạy nên đã miệt mài nghiên cứu, tìm tòi những sáng kiến mới, những kinh nghiệm hay nhằm đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc thù của môn học và phù hợp với nhận thức của học sinh, giúp các em học tập một cách tự giác, nhẹ nhàng, tự nhiên mà lại hiệu quả. Đây là một trong những yêu cầu cấp thiết của ngành Giáo dục nói chung và bậc Tiểu học nói riêng. Một trong những hình thức tổ chức dạy học theo xu hướng đổi mới là tổ chức các trò chơi học tập. Không ai có thể phủ nhận được mặt tích cực mà việc tổ chức trò chơi học tập đã mang lại sau mỗi tiết học. Song tổ chức trò chơi học tập vào lúc nào trong mỗi tiết học, thiết kế trò chơi phải đảm bảo những yêu cầu gì và cách tổ chức trò chơi đó ra sao để đạt được hiệu quả thì còn là những câu hỏi mà nhiều giáo viên tiểu học chưa tự giải đáp được. Như chúng ta đã biết, các lớp đầu cấp Tiểu học, tri giác của các em luôn gắn với hành động thực tiễn “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm”. Lứa tuổi này sự chú ý không chủ định phát triển, những gì mang lại mới mẻ, bất ngờ, khác thường dễ dàng lôi cuốn sự chú ý của các em. Chính vì vậy, đối với học sinh Tiểu học, chơi là một nhu cầu không thể thiếu được. Cho nên việc sử dụng các trò chơi trong các giờ học Tiếng Việt là hết sức cần thiết và bổ ích, đặc biệt là môn Luyện từ và câu - một phân môn khó trong môn Tiếng Việt. Để giúp học sinh lớp 3 tiếp thu kiến thức hiệu quả, tôi thiết nghĩ sử dụng trò chơi là không thể thiếu được vì nó vừa tạo ra không khí vui tươi nhẹ nhàng, hấp dẫn các em, vừa giúp các em nắm bài một cách chủ động, nên tôi đã chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3”. 2 triển để đáp ứng nhu cầu học tập và giao tiếp. Muốn nói hay viết giỏi đều phải dùng từ. Từ là vật liệu để cấu thành ngôn ngữ. Hiểu được nghĩa của từ đã khó, còn phải biết dùng từ như thế nào cho hợp văn cảnh, đúng ngữ pháp còn khó hơn. Cho nên, việc dạy cho học sinh nắm vững Tiếng Việt không thể không coi trọng việc dạy phân môn Luyện từ và câu, đặt nền móng cho việc tiếp thu tốt các môn học khác ở các lớp học trên. Để dạy học Luyện từ và câu ở lớp 3 có hiệu quả, không những đòi hỏi người thầy phải biết cách khai thác từ ngữ qua vốn sống của trẻ , nhằm xây dựng hệ thống kiến thức trên cơ sở khai thác qua các câu có từ thuộc chủ đề, nhằm bổ sung, củng cố, khắc sâu hệ thống kiến thức cho trẻ. Ngoài ra người giáo viên phải biết phối hợp một cách linh hoạt các phương pháp đặc trưng của môn học như: phương pháp thảo luận nhóm, hỏi đáp theo cặp, tổ chức trò chơi để học sinh được thực sự tham gia xử lí các tình huống có vấn đề, lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Một trong những hoạt động tạo được hứng thú học tập cho học sinh rất hiệu quả, học sinh học mà chơi, chơi mà học, nâng cao chất lượng giờ dạy đó là hoạt động trò chơi của học sinh trong học tập. Với những lí do trên, cùng với những băn khoăn, suy nghĩ, trăn trở của người giáo viên đứng lớp, tôi mạnh dạn tìm hiểu nội dung chương trình, tài liệu hướng dẫn, thực tế kinh nghiệm giảng dạy trên lớp, trao đổi chuyên môn cùng đồng nghiệp để tìm ra những hoạt động trò chơi cho học sinh phù hợp với từng kiểu bài, từng tiết dạy, từng đối tượng học sinh trong lớp với phân môn Luyện từ và câu lớp 3. 3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề: Tổ chức trò chơi vào phần củng cố bài học, khi thời gian của tiết học còn khoảng thời gian 5 - 6 phút. Sau khi học sinh đã nỗ lực tự giác giải quyết các nhiệm vụ của bài học, nếu giáo viên chuyển sang một hình thức tổ chức trò chơi thì các em sẽ được chuyển từ trạng thái “căng thẳng” sang một trạng thái “hưng phấn”, phù hợp đặc điểm tâm sinh lí của học sinh. Như vậy, thông thường một tiết dạy Luyện từ và câu lớp 3, sẽ gồm những hoạt động chính sau: - Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập 4 số dãy bàn). - Mỗi nhóm cử số thành viên tham gia theo yêu cầu do giáo viên nêu ra (lên xếp hàng hoặc đứng tại chỗ tuỳ theo yêu cầu của trò chơi). + Bước 2: Nêu tên trò chơi - Nêu tên trò chơi và giải thích qua ý nghĩa của trò chơi. + Bước 3: Phổ biến luật chơi - Nêu rõ cách chơi: hiệu lệnh, phần việc và cách thức làm việc (điền, viết, nối, đọc) của mỗi thành viên tham gia trò chơi. - Nêu rõ cách cho điểm, đánh giá (thường theo 3 yêu cầu: đúng, nhanh, đẹp đối với viết và đúng, nhanh, hay đối với đọc). + Cần lưu ý các trường hợp phạm luật. - Công bố trọng tài (có thể là giáo viên cùng học sinh còn lại trong lớp hoặc cử từ một đến ba học sinh làm trọng tài). + Bước 4: Tiến hành trò chơi - Hô hiệu lệnh dứt khoát cho các nhóm đồng loạt tiến hành. - Trọng tài chú ý quan sát, điều chỉnh, giúp đỡ các thành viên về cách chơi. (Thường thường không nên cho tất cả học sinh cùng làm một lúc mà nên cho lần lượt các em tiến hành dưới dạng “ tiếp sức” ). + Bước 5: Tổng kết trò chơi - Trọng tài kiểm tra kết quả để đánh giá cho điểm. (Nêu chỗ sai - nếu có - nếu là lỗi của đa số học sinh thì cần nhấn mạnh cách chữa.) - Nên cho điểm theo từng yêu cầu: đúng, nhanh, đẹp. - Có thể đặt thêm một câu hỏi phụ để rút ra một kết luận nào đó từ hệ thống các bài tập trò chơi đã thực hiện. - Tính tổng điểm của từng nhóm (chú ý phần điểm học sinh phạm luật (nếu có) và công bố kết quả. - Tuyên dương học sinh, đặc biệt là nhóm có cố gắng hơn, giành giải nhất, nhì, ba. - Trao phần thưởng( nếu có). Lưu ý: không nên chê học sinh khi tiến hành tổ chức trò chơi. Vì điều kiện và năng lực bản thân không cho phép nên tôi chỉ đi sâu vào việc 6 tiếng của Việt Nam); tuần 26: chủ đề Lễ hội (tên và một số tranh ảnh về lễ hội); tuần 29: chủ đề Thể thao (một số tên môn thể thao, tên vận động viên nổi tiếng của Việt Nam). *. TRÒ CHƠI: TÌM NHANH TỪ CÙNG NHÓM A. Mục đích: - Mở rộng vốn từ, phát huy óc liên tưởng, so sánh. - Rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh B. Chuẩn bị: Bảng phụ hoặc giấy khổ lớn C. Cách tiến hành - Trò chơi có từ 2 - 4 nhóm, mỗi nhóm có từ 2 - 4 học sinh tham gia. - Sau khi giải nghĩa từ ngữ được dùng để gọi tên nhóm từ (nếu cần), GV yêu cầu các nhóm chơi kể ra những từ thuộc nhóm đó. - Từng nhóm ghi lại những từ ngữ tìm được vào bảng phụ (đã được chia theo số lượng nhóm), hoặc ghi vào giấy để đọc lên. Thời gian viết khoảng 2 - 3 phút. - Mỗi từ viết đúng được tính 1 điểm, mỗi từ viết sai bị trừ 1 điểm. Nhóm nào có số điểm cao nhất sẽ đứng ở vị trí số 1. Các nhóm khác theo số điểm sẽ được xếp vào các vị trí 2, 3, 4. (VD: Trò chơi sử dụng cho bài tập 1, tuần 2 (SGK Tiếng Việt 3, tập 1). + Hãy kể ra những từ chỉ trẻ em (thiếu nhi, thiếu niên, nhi đồng, trẻ nhỏ, trẻ con, trẻ em..), những từ chỉ tính tốt của trẻ em (ngoan ngoãn, lễ phép, ngây thơ, hiền lành, thật thà,.). chỉ tình cảm, sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em (thương yêu, yêu thương, yêu quý, quan tâm, chăm sóc, chăm chút.). *Chú ý: Trò chơi này có thể được sử dụng ở các bài Luyện từ và câu: + Bài 1 tuần 4: Tìm các từ chỉ gộp những người trong gia đình.(VD: ông bà, cha chú, cha anh, dì dượng, cô chú, cậu mợ, thím cháu, dì cháu) + Bài 1, tuần 16: a. Hãy kể tên một số thành phố ở nước ta. b. Kể tên một vùng quê (tên một làng, xã hoặc huyện). + Bài tập 1, tuần 22 Dựa vào bài tập đọc, chính tả đã học ở tuần 21, 22; tìm các từ ngữ: 8 Cách 1 - Mỗi người chơi có một tờ giấy đã chép sẵn đoạn thơ (văn). VD: Một số câu văn trong bài Trận bóng dưới lòng đường cho bài tập 2, tuần 7 (SGK Tiếng Việt 3 , tập 1), yêu cầu như sau: a. Tìm các từ ngữ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ. b. Tìm các từ ngữ chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già. - Giáo viên nêu cách chơi, VD: Gạch một gạch dưới các từ ngữ chỉ hoạt động chơi bóng, 2 gạch dưới các từ ngữ chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn. - Trong thời gian như nhau người nào xác định đúng nhiều từ ngữ nhất là người được điểm cao, thắng cuộc. Mỗi từ ngữ xác định đúng được tính một điểm. Mỗi từ ngữ sai bị trừ một điểm. Cách 2 - Mỗi người chơi được phát một bộ bài (VD: Một số quân bài ghi các từ ngữ chỉ hoạt động chơi bóng, một số quân bài ghi từ ngữ không thuộc nhóm này). Khi giáo viên nêu yêu cầu tìm nhanh các từ ngữ chỉ hoạt động chơi bóng, người chơi đặt từng quân bài chỉ hoạt động chơi bóng xuống bàn. Mỗi quân bài xác định đúng được tính một điểm. Mỗi quân bài sai bị trừ một điểm. Sau một khoảng thời gian nhất định (2 đến 3 phút) ai tìm được nhiều từ ngữ nhất sẽ thắng cuộc. Những người chơi sau sẽ được xếp thứ tự tiếp theo, dựa vào số điểm. * Chú ý: - Trò chơi tìm nhanh từ chỉ hoạt động trạng thái có thể được dùng cho một số bài tập theo SGK Tiếng Việt 3 như sau: Bài tập 3 tuần 7: Ghi lại những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập làm văn cuối tuần 6 của em. Bài tập 1 tuần 12( Mục a): Tìm các từ ngữ chỉ hoạt động trong khổ thơ (Đáp án: chạy, lăn). Bài tập 2 tuần 29: Ghi lại những từ ngữ nói về kết quả thi đấu thể thao trong truyện Cao cờ. ( Đáp án: được, thua, ăn, thắng, hoà). *. TRÒ CHƠI: LOẠI NHANH TỪ LẠC NHÓM 10 13). *. TRÒ CHƠI: XẾP TỪ THEO NHÓM A. Mục đích: - Nhận biết nét nghĩa chung của từ - Rèn trí thông minh, khả năng phân tích, khái quát nhanh các nghĩa của từ. B. Chuẩn bị: *Cách 1: - Làm các quân bài (mảnh bìa), trên mỗi quân bài ghi một từ cần phân nhóm. VD: Bài tập 1 tuần 8, chủ đề Cộng đồng - chia các từ sau thành hai nhóm (chỉ những người trong cộng đồng và thái độ, hoạt động trong cộng đồng): cộng sự, cộng tác, đồng bào, đồng đội, đồng tâm, đồng hương (có thể đưa thêm một số từ như: đồng chí, đồng lòng, đồng hành, đồng nghiệp). Bài tập 1, tuần 11, chủ đề Quê hương - chia các từ thành hai nhóm chỉ sự vật ở quê hương và chỉ tình cảm với quê hương: cây đa, gắn bó, dòng sông, con đò, nhớ thương, yêu quý, mái đình, thương yêu, ngọn núi, phố phường, bùi ngùi, tự hào. - Mỗi người (nhóm) chơi đều có một bộ bài như nhau. *Cách 2: Các từ trên được ghi thành bảng, phô tô thành nhiều bản chia cho người (hoặc nhóm) tham gia chơi. VD: đồng chí đồng lòng cộng sự cộng tác đồng bào đồng đội đồng tâm đồng hương đồng hành đồng nghiệp - Mỗi người (hoặc nhóm) chơi đều có một bảng từ và bút để đánh dấu các từ theo nhóm (đánh số 1, 2, 3..) C. Cách tiến hành. - Số lượng người chơi: Từ hai đến 4 người (hoặc nhóm) chơi. GV phát cho mỗi người (nhóm) chơi 1 bộ bài hoặc một bảng từ, nêu luật chơi.. Mỗi người chơi (hoặc nhóm chơi) đọc từng quân bài hoặc từng từ trong bảng từ rồi xếp các quân bài theo nhóm hoặc dùng bút đánh dấu các từ trong bảng theo nhóm (1, 2, 3). 12 phiếu giống nhau đủ cho số cá nhân hoặc nhóm chơi. - Giấy khổ to (hoặc bảng phụ) viết sẵn số thứ tự các từ theo đúng số thứ tự đã ghi trong phiếu câu đố và từ đó mỗi nhóm có đủ giấy bút để ghi kết quả. - Giáo viên cùng 2 đến 3 học sinh không tham gia chơi làm trọng tài, ghi điểm của các nhóm tham gia chơi. Cách 2: - Tên gọi các từ được cho sẵn. Lúc này cần có thêm một số quân bài ghi các từ tương ứng với các câu đố. C. Cách tiến hành : - Giáo viên lập 4 nhóm chơi, mỗi nhóm 2 đến 3 học sinh và hướng dẫn cách chơi. Cách 1: - Các nhóm nhận một bộ phiếu ghi các câu đố về từ thảo luận với nhau để giải câu đố, tìm và ghi kết quả vào tờ giấy của nhóm theo đúng thứ tự trên phiếu. - Hết 3 phút, các nhóm dừng lại, lần lượt đọc kết quả để tổ trọng tài đánh giá cho điểm (mỗi từ đúng được 1 điểm). Cách 2: - Giáo viên phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu câu đố và một bộ phận quân bài ghi các từ tương ứng. Các nhóm tìm từng cặp phiếu và từ thích hợp để giải câu đố, ghi kết quả vào tờ giấy của nhóm theo thứ tự trên phiếu và từ tương ứng. - Hết 3 phút các nhóm dừng lại đọc kết quả phiếu số và từ tương ứng, Mỗi cặp đoán đúng sẽ được 1 điểm. - Trọng tài so sánh điểm số của từng nhóm và xếp loại nhất, nhì . * Chú ý: Một số câu đố về từ: a. Chủ đề Gia đình tuần 4. - Vật đựng cơm cho mỗi người trong bữa ăn (là gì?) - Làm chín thức ăn bằng cách đặt trực tiếp lên than (là gì?). - Làm sạch quần áo, chăn màn bằng nước (là gì?). - Làm chín vàng thức ăn bằng dầu mỡ (là gì?). - Vừa bằng cái nong Cả làng đong không hết (là cái gì?). 14
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_choi_tro_choi_trong.doc