Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tốt môn Tin học Lớp 3 theo chương trình sách giáo khoa mới
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tốt môn Tin học Lớp 3 theo chương trình sách giáo khoa mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tốt môn Tin học Lớp 3 theo chương trình sách giáo khoa mới
MỤC LỤC Mục Trang 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................2 2. Giải quyết vấn đề.......................................................................................5 2.1. Cơ sở lí luận.............................................................................................5 2.2. Thực trạng ...............................................................................................5 2.2.1. Thuận lợi ...............................................................................................5 2.2.2. Khó khăn................................................................................................6 2.2.3. Thực tế sau một năm giảng dạy sách giáo khoa mới ............................7 2.3. Các giải pháp để dạy Tin học lớp 3 có hiệu quả hơn ............................7 2.3.1. Tạo cho học sinh sự say mê, yêu thích môn học ..................................................7 2.3.2. Giáo viên thiết kế bài dạy phù hợp với nội dung sách Hướng dẫn học Tin học lớp 3 .............................................................................................................................8 2.3.3. Chuẩn bị kĩ bài dạy trước khi lên lớp....................................................9 2.3.4. Thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, áp dụng bài tập trắc nghiệm khách quan vào bài kiểm tra................................11 2.3.5. Chú ý đến phong cách, thái độ học tập và khả năng nhận thức của từng học sinh, nhất là học sinh yếu ...............................................................14 2.3.6. Tạo môi trường học tập thoải mái.......................................................16 2.3.7. Ra bài tập phù hợp, liên hệ với một số môn học khác.........................16 2.3.8. Tận dụng triệt để các nguồn tài nguyên của máy tính, Internet ...........17 2.3.9. Giáo viên phải tự bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao kiến thức..........18 2.4. Hiệu quả của đề tài SKKN ....................................................................18 3. Kết luận ....................................................................................................21 3.1. Kết quả ...................................................................................................21 3.2. Một số bài học kinh nghiệm..................................................................22 3.3. Đề xuất kiến nghị .................................................................................22 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................25 quan hơn, đơn giản hơn và dễ sử dụng hơn với học sinh, một số bài học cũng ngắn gọn hơn, không mang tính giới thiệu mà đi vào rèn kĩ năng thực hành, kĩ năng ứng dụng cho HS. Bên cạnh đó, sách giáo khoa Tin học mới sử dụng HĐH win 7, Office 2007, làm nền tảng, nội dung kiến thức dạy học, phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin. Với cấu trúc mỗi bài học trong sách giáo khoa Tin học mới gồm có các hoạt động: Hoạt động cơ bản, hoạt động thực hành, hoạt động ứng dụng, mở rộng, em cần ghi nhớ. Thông qua các hoạt động các em được tìm hiểu kiến thức và thực hiện các thao tác cơ bản, sau đó thực hành củng cố kiến thức, và vận dụng kiến thức kĩ năng vừa học để giải quyết các vấn đề, tình huống thực tiễn hoặc vận dụng vào các môn học khác. Với các em học sinh lớp 3 bắt đầu được học môn Tin học, cần phải tạo cho các em sự hứng thú, yêu thích môn học ngay từ đầu, vì vậy giáo viên phải có những biện pháp thiết thực nhằm giúp học sinh lớp 3 dễ dàng tiếp cận và học tốt bộ môn Tin học theo chương trình mới. Chính vì thế tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm qua một năm dạy học sách giáo khoa mới vừa qua tôi đúc kết được, với hy vọng được giao lưu học hỏi lẫn nhau, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đề tài mang tên “Một số biện pháp dạy tốt môn Tin học lớp 3 theo chương trình sách giáo khoa mới”. * Mục đích nghiên cứu - Đề ra một số biện pháp dạy tin học trong chương trình tin học lớp 3 theo chương trình sách giáo khoa mới (sách Hướng dẫn học Tin học lớp 3). - Hình thành, phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực cho học sinh, học sinh được tự tìm hiểu, khám phá, chủ động lĩnh hội kiến thức mới, được chia sẻ nhiều hơn, có ý thức thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập và lao động, ứng dụng vào học tập để học tốt hơn các môn học khác, có ý thức tìm hiểu công nghệ thông tin trong các hoạt động xã hội. * Đối tượng nghiên cứu - Môn Tin học lớp 3. - Học sinh khối lớp 3 trường Tiểu học Nguyễn Khắc Nhu. * Phương pháp nghiên cứu 3 vụ cho việc dạy và học môn Tin học. Phòng học Tin học có máy chiếu, loa. Các máy tính phục vụ cho việc dạy và học đều được cài hệ điều hành Windows 7, Office 2007, được kết nối Internet đáp ứng đúng theo chương trình sách giáo khoa Tin học mới. - Cho đến nay các trường đã có giáo viên dạy Tin học, giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành về tin học, được tập huấn dạy học theo chương trình sách giáo khoa mới ngay từ khi áp dụng chương trình sách hướng dẫn học tin học. - Môn Tin học là môn học trực quan, sinh động nên các em học sinh đón nhận tiết học một cách nhiệt tình và hào hứng. 2.2.2. Khó khăn - Nhà trường đã có một phòng máy vi tính để cho học sinh học nhưng vẫn còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng (phòng máy có 14 máy tính hoạt động được), mỗi khi thực hành có tới 2 - 3 em ngồi chung một máy nên các em không có nhiều thời gian để thực hành làm bài tập một cách đầy đủ. Hơn nữa máy tính cấu hình máy thấp, máy đã cũ, chất lượng không còn tốt nên hay hỏng hóc, ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. - Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, học sinh được thực hành ít nên thao tác thực hành còn chậm. Một số học sinh tỏ thái độ thờ ơ với môn học vì thực tế đời sống dân trí còn nghèo, hầu hết là con em thuần nông nên điều kiện để phụ huynh tập trung đầu tư cho học tập của các em còn hạn chế, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần học tập của các em. - Một số bậc phụ huynh coi nhẹ môn học điều đó ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh nhà trường. - Giáo viên Tin học phải kiêm nhiệm nhiều việc khác như: phụ trách Cổng thông tin điện tử nhà trường, phụ trách các phần mềm: Smas, cơ sở dữ liệu, phổ cập nên chưa tập trung được vào công việc giảng dạy. 5 - Phần mềm Em tập vẽ (Paint): Học sinh ứng dụng vào môn học Mỹ thuật để vẽ, giúp học sinh rèn luyện sự khéo léo, tính kiên trì, cẩn thận và tính thẩm mĩ. - Phần mềm soạn thảo văn bản: Học sinh ứng dụng từ các môn học như môn Tiếng việt, tập làm văn để trình bày đoạn văn bản sao cho phù hợp, đúng cách, làm các phép tính, ... - Phần mềm thiết kế bài trình chiếu: Học sinh ứng dụng cả môn Mỹ thuật, tập làm văn, tự nhiên xã hội, vận dụng cả những hiểu biết về kiến thức xã hội và cuộc sống vào bài học. Rèn luyện cho học sinh óc tư duy sáng tạo, khả năng thẩm mỹ và tự tin thuyết trình trước nhiều người. 2.3.2. Giáo viên thiết kế bài dạy phù hợp với nội dung sách Hướng dẫn học Tin học lớp 3 Vì học sinh lớp 3 mới bắt đầu làm quen với máy tính nên việc thiết kế bài dạy phù hợp làm cho các em thấy hứng thú với môn học ngay từ đầu. Khi thiết kế bài cần chú trọng tổ chức cho học sinh tự học và học tập cộng tác, hoặc thiết kế bài dạy học theo tiến trình giải quyết vấn đề. Để thực hiện mục tiêu hình thành, phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực cho học sinh, giáo viên Tin học cần lưu ý thực hiện một số yêu cầu như sau: - Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để hình thành kiến thức cốt lõi và các kĩ năng thực hành nhằm phát triển năng lực tin học cho học sinh; vận dụng tốt các phương pháp trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề, thực hiện dạy học tích hợp. - Tổ chức học tập cộng tác theo tiến trình giải quyết vấn đề định hướng phát triển năng lực học sinh. Chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, tăng cường việc học tập trong nhóm. - Thiết kế bài dạy phải có mục tiêu rõ ràng, đầy đủ 3 hoạt động theo chương trình sách Hướng dẫn học Tin học: hoạt động cơ bản, hoạt động thực hành, hoạt động ứng dụng – mở rộng. Ứng với tiến trình giải quyết vấn đề có 5 7 viên không sửa được thì báo ngay cho Ban giám hiệu tìm cách sửa chữa kịp thời cho học sinh học. - Máy tính phải cài đặt sẵn các phần mềm đúng chương trình học theo sách giáo khoa. - Giáo viên phải chuẩn bị sẵn các bài tập mẫu cho học sinh quan sát. * Chuẩn bị giáo án trước khi lên lớp: - Nghiên cứu tài liệu và xác định nội dung dạy học: + Nghiên cứu yêu cầu các bài học trong kế hoạch dạy học cả năm, nghiên cứu kĩ sách giáo khoa và các tài liệu có liên quan tới bài đó. + Xác định mối liên quan của bài học với bài trước và bài sau. + Xác định cụ thể mục tiêu bài học, mức độ yêu cầu về 3 mặt: Kiến thức cơ bản, kĩ năng thực hành, phát triển tư duy và khả năng suy luận. + Lựa chọn những phương pháp dạy học cụ thể và chuẩn bị các phương tiện tương ứng. Đặc biệt cần lựa chọn một số bài tập ở lớp và ở nhà (có hướng dẫn những chỗ cần thiết nhất là đối với những học sinh yếu). Xác định bài tập bắt buộc và bài tập làm thêm (chia thành 2 loại cho học sinh trung bình và học sinh khá giỏi). Tự để học sinh thực hành những kiến thức đã học sau đó hướng dẫn cho các em thực hành những bài tập khó hơn và gợi ý khả năng tư duy sáng tạo của học sinh. + Khi soạn bài phần hoạt động ứng dụng, mở rộng, giáo viên có thể gợi ý cho các em làm tại lớp hoặc cũng có thể giao cho học sinh làm bài tập ở nhà, tuy nhiên khi giao các bài tập phần này phải luôn chú ý tới tính vừa sức với mỗi học sinh. 2.3.4. Thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, áp dụng bài tập trắc nghiệm khách quan vào bài kiểm tra Mục đích của việc kiểm tra đánh giá là xác nhận kết quả học tập của học sinh, cung cấp những thông tin chính xác về quá trình dạy tin học cho cán bộ quản lý, giáo viên môn Tin học để có những điều chỉnh tác động kịp thời tới quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng của học sinh. 9 Ví dụ 3: Điền Đ vào ô vuông câu đúng nghĩa hoặc S vào ô vuông câu sai nghĩa. Là một bộ phận của máy tính để bàn? A) Màn hình B) Bàn phím C) Chuột máy tính D) Máy chiếu Ví dụ 4: Để vẽ được hình như mẫu dưới đây, em hãy sắp xếp các bước bên dưới theo thứ tự đúng? 1. Chọn màu vẽ, chọn nét vẽ 2. Chọn công cụ vẽ đường cong trên hộp công cụ 3. Vẽ cuống lá, gân lá 4. Vẽ hai đường cong để tạo thành lá Ví dụ 5: Em hãy điền vào chỗ trống () tên của các thành phần trong cửa sổ ứng dụng Paint. 11 2.3.5. Chú ý đến phong cách, thái độ học tập và khả năng nhận thức của từng học sinh, nhất là học sinh yếu Kết quả của việc học dựa trên khả năng học sinh tập trung và tiếp thu kiến thức mới thông qua việc xử lí thông tin. Cách xử lí khác nhau dẫn dến có nhiều học sinh có phong cách, thái độ học tập khác nhau, vì vậy giáo viên cần lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động dạy - học cho phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh. Quan tâm đến từng đối tượng học sinh, nhất là những học sinh yếu, những học sinh còn lúng túng nhút nhát khi thực hành. Từ thực tế giảng dạy ở trường tôi nhận thấy phần đông học sinh lớp 3 bắt đầu được học Tin học đều yêu thích môn học. Bên cạnh đó vẫn có một số em rất thờ ơ, thậm chí chán nản, sợ thực hành, sợ làm hỏng máy, điều này khiến cho tiết học trở nên nặng nề, không hứng thú. Vì vậy việc khắc phục tâm lý cho học sinh là hết sức cần thiết. Dựa vào tâm lý của học sinh là thích khen ngợi, động viên và hay tò mò nên trước hoạt động thực hành, tôi thường cho các em học sinh khá giỏi thực hành trước, để các em khác xem và tự tin rằng bạn làm được mình cũng làm được. Phân tích cho các em thấy được sự cần thiết phải biết thực hành trên máy tính, động viên các em ai cũng có thể làm đúng và nhanh được như bạn. Vì thế sự căng thẳng và chán nản trong mỗi giờ học được giảm bớt đi, các em đã có hứng thú hơn với các tiết học. Sau đó trong những bài học tôi khuyến khích các em tự làm lại toàn bộ nội dung bài thực hành để các em thành thạo hơn. Để nắm được đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học, tôi quan sát để ý phát hiện xem những em nào có năng khiếu, những em nào còn gặp khó khăn, tìm ra nguyên nhân, hướng giải quyết kịp thời cần bổ sung hoặc sửa chữa ở điểm nào, tuy nhiên không áp đặt, phải luôn luôn tôn trọng suy nghĩ, ý tưởng của các em trong khi thực hành và tôi có kế hoạch cụ thể như sau: - Đối với những em có năng khiếu, khi thực hành tôi thường đến gần gợi ý để các em sáng tạo làm bài thêm sinh động. 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tot_mon_tin_hoc_l.doc