Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 3 trong trường tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 3 trong trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 3 trong trường tiểu học
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN: Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, cùng với việc đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, Đảng và nhà nước ta đã đặc biệt chú trọng phát triển sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo. Giáo dục – Đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước. Để tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đảng và nhà nước ta hết sức coi trọng nhân tố con người. Không phải đến bây giờ mà ngay từ buổi đầu cuộc cách mạng Đảng và Bác Hồ kính yêu đã đặc biệt chú trọng đến công việc đổi mới con người, coi đó là cơ sở, là nền tảng để xây dựng và phát triển đất nước. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà Nghị quyết TW2 khoá IIX lại một lần nữa Đảng ta khẳng định “ Giáo dục – Đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Điều đó chứng tỏ rằng đường lối phát triển đất nước đã được Đảng và nhà nước ta xác định là đúng đắn. Như vậy giáo dục có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội mà còn là nòng cốt, yếu tố quan trọng của sự phát triển ấy là nguồn nhân lực. “ Muốn tiến hành CNH – HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục – đào tạo, phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của Giáo dục – Đào tạo hiện nay là hình thành và phát triển nhân cách học sinh toàn diện theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Để tạo ra những con người có tài, có năng lực và phẩm chất tốt là trách nhiệm to lớn của hệ thống giáo dục nói chung và nhà trường Tiểu học nói riêng, trong có vai trò hết sức to lớn và quan trong của người giáo viên chủ nhiệm lớp. GV chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo dức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học tốt lên những lớp trên. Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể, và cả hoạt động tự học ở nhà của học sinh. Vì vậy, tôi khẳng định rằng công tác chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyết định đến chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác; sĩ số của lớp này duy trì 100% nhưng ở những lớp khác lại có tới 2, 3 học sinh bỏ học, thậm chí có em đang ở nhà nhưng vẫn không thể vận động đi học trở lại được. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của + Thứ hai: Phải xác định được vị trí và mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Phải xem học sinh là trung tâm của vấn đề. Chúng hoàn toàn chủ động trong mọi công việc từ nhận thức, tư duy đến thái độ và hành vi ứng xử. + Thứ ba: Tìm hiểu sự tác động của gia đình và xã hội đối với học sinh lứa tuổi bậc tiểu học. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: – Đưa ra một số biện pháp hay trong công tác chủ nhiệm. – Điều tra phân tích tổng hợp số liệu. – Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm lớp của bản thân ở lớp 3 mà tôi phụ trách. IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU – Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 3. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: – Nghiên cứu để tìm ra những biện pháp hữu hiệu để làm tốt công tác chủ nhiệm nói chung và công tác chủ nhiệm đối với học sinh lớp 3 nói riêng. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: – Phương pháp phân tích tổng hợp và đúc rút kinh nghiệm – Phương pháp quan sát – Phương pháp vấn đáp nhiệm cần có uy và có sức cảm hoá thuyết phục, có bản lĩnh để xử lí kịp thời các tình huống sư phạm đa dạng, phải biết đối xử khéo léo, công bằng và nghiêm minh trong nhận xét, đánh giá đối với học sinh; là người chịu trách nhiệm về sự phát triển toàn diện của học sinh lớp mình phụ trách. Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm về bản chất là một trong những hoạt động sáng tạo nhất trong quá trình giảng dạy; là người xây dựng kế hoạch giáo dục riêng để giáo dục tập thể học sinh lớp mình; biết tìm hiểu, nghiên cứu đối tượng để xây dựng kế hoạch phát triển tập thể học sinh, tạo nên sự đoàn kết thống nhất trong lớp, tạo điều kiện để phát huy ý thức tự quản của học sinh, xây dựng đội ngũ cán bộ lớp có năng lực để điều hành hoạt động của lớp; chủ động tiếp xúc với học sinh để nắm bắt về điều kiện và hoàn cảnh của học sinh; động viên, an ủi giúp cho các em có hoàn cảnh khó khăn hoặc ốm đau, bệnh tật cố gắng yên tâm học tập và biết vượt khó vươn lên. Điều đó vừa là trách nhiệm, vừa thể hiện được tình người trong mối quan hệ Thầy – Trò, tạo được ấn tượng tốt và xây dựng nên hình ảnh đẹp đẽ, cao cả của những người thầy, cô giáo trong ký ức các em học sinh. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN. Nhận lớp đầu năm học với tổng số 29 học sinh, trong đó có 17 em nữ và 11 em nam. Mặc dù các em rất đáng yêu, lanh lợi nhưng cũng rất tuỳ tiện trong các hoạt động của lớp. Một số em lại hay hờn dỗi và thường xuyên nói xấu bạn; có 3 em nam hay quậy phá, chọc ghẹo các bạn trong lớp gây ồn ào, mất trật tự trong giờ học nhưng lại học rất yếu, khi có mặt thầy cô đó thì các em tương đối trật tự nhưng khi giáo viên vừa quay lưng thì các em lại làm ồn. Qua đó, cho thấy các em chỉ sợ cô chứ chưa nhận thức được việc mình làm; có 3 em phải ở nhờ nhà ông bà nội ( ngoại) vì cha mẹ đi làm ăn xa, cha mẹ bỏ nhau, hoàn cảnh khó khăn nên không có đủ sách vở cũng như đồ dùng học tập. Qua khảo sát đầu năm thì có đến 17% học sinh đạt mức chưa hoàn thành mặc dù tôi thấy các em có khả năng tiếp thu khá, Sau ®©y lµ kÕt qu¶ kh¶o s¸t vÒ n¨ng lùc phÈm chÊt vµ häc lùc khi cha cã kinh nghiệm ë ®Çu n¨m häc: Năng lực, phẩm chất Học lực Tổng Tốt Lớp Đạt CCG HTT HT CHT số SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 3A 29 10 34,5 16 55,2 3 10,3 8 27,6 16 55,2 5 17,2 – Gần một tháng đầu năm học tôi rất mệt và tốn nhiều thời gian để ổn định lớp. Nhưng cũng trong thời gian này tôi đã nghiên cứu nắm vững đối tượng, nguyên nhân để tìm biện pháp tháo gỡ để nhằm lập lại trật tự, nề nếp và tôi đã đưa 6. Môn học cảm thấy khó. 7. Những người bạn thân nhất trong lớp.. 8. Sở thích 9. Địa chỉ ( số điện thoại) gia đình.. Thông qua phiếu điều tra tôi nắm được đầy đủ thông tin cần thiết của từng học sinh để ghi vào sổ chủ nhiệm. Và quan trong hơn là tôi đã hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó giúp tôi rất nhiều trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Tôi đã trực tiếp đến gặp mặt một số phụ huynh lớp mình để biết được điều kiện sống của học sinh. Mục đích đi thăm gia đình phụ huynh nhằm qua tiếp xúc với phụ huynh để biết được phụ huynh quan tâm đến việc học tập của học sinh như thế nào. Từ đó tôi có kế hoạch chủ nhiệm cụ thể rõ ràng và chỉ đạo, hướng dẫn học sinh theo kế hoạch đó. 1.2. Một lớp học có nề nếp và chất lượng tốt là nhờ một phần lớn vào sự hỗ trợ của ban cán sự lớp. Việc bầu chọn ban cán sự lớp là một việc cần thiết mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay khi mới nhận lớp. GV phải phân tích cho học sinh hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của người lớp trưởng, lớp phó. Tổ chức cho học sinh xung phong ứng cử, sau đó chọn 5 em tiêu biểu để bầu chọn 3 em. Những em đạt số phiếu cao nhất sẽ được chọn vào ban cán sự lớp. 1.3. Sau khi bầu chọn được ban cán sự lớp thì nhiệm vụ tiếp theo là phân công nhiệm vụ cụ thể và giao trách nhiệm cho ban cán sự lớp. – Nhiệm vụ của lớp trưởng : Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp, điểm danh sĩ số của lớp, điều khiển các bạn xếp hàng. – Nhiệm vụ của hai lớp phó: Kiểm tra bài 15 phút đầu buổi, giúp đỡ các bạn học yếu học bài, làm bài, phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật. Nhiệm vụ của mỗi em tôi ghi rõ ràng trong một cuốn sổ sau đó phát sổ cho các em. Tôi hướng dẫn các em cách ghi chép trong sổ một cách cụ thể. Mỗi em sẽ làm đúng nhiệm vụ của mình. – Số học sinh trong lớp được chia làm 3 tổ, mỗi tổ có một tổ trưởng. Tổ trưởng chịu trách nhiệm phân công, điểu khiển các bạn trong tổ làm trực nhật. Lớp phó lao động chịu trách nhiệm kiểm tra công việc trực nhật hàng ngày của lớp.Tổ nào làm không tốt, lớp phó lao động có quyền phạt tổ đó làm trực nhật thêm một ngày. Và trong mỗi tiết học, học sinh phải thể hiện tinh thần tự quản, tự theo dõi nhắc nhở nhau giữ sạch lớp cũng như nề nếp lớp. Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp, lớp trưởng, lớp phó báo cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản các em vẫn tái phạm, tôi phải đến nhà tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ, giáo dục các em. – Hàng ngày, tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, ca ngợi những ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình khuyết điểm. Tôi cố tìm ra những ưu điểm nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em. Nhưng trong khi khen, tôi cũng không quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục và ngày càng hoàn thiện hơn. – Khi nói chuyện, khi giảng, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm của học sinh, tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với học trò. Theo qui luật phản hồi của tâm lí, tình cảm của thầy trước sau cũng sẽ được đáp lại bằng tình cảm của học trò. Lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. “Lớp học thân thiện” chỉ có được khi người thầy có tấm lòng nhân hậu, bao dung, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. Có một người thầy như vậy thì chắc chắn học sinh sẽ chăm ngoan, tích cực và ham học, thích đi học. 2.2. Xây dựng mối quan hệ bạn bè: Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia đình ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Học sinh Tiểu học cũng vậy, nếu các em có nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Em học giỏi sẽ giúp những em học yếu; ngược lại, em học yếu cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải e ngại, xấu hổ . Tục ngữ có câu “Học thầy không tày học bạn”. Nhưng trong thực tế, một lớp học thường xuất hiện nhiều nhóm học trò. Các em chia bè phải, phân biệt giàu nghèo, hay nói xấu hoặc châm chọc nhau. Những em nữ thì hay dỗi, hay hờn giận. Còn các em nam thì hăm he đánh nhau, trả thù nhau. Tuy các em chưa gây ra chuyện gì nghiêm trọng nhưng nó vẫn ảnh hưởng xấu đến tình cảm bạn bè và chất chất lượng học tập của lớp. Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn quan tâm đến vấn đề này. Xây dựng được mối quan hệ bạn bè đoàn kết, gắn bó thì tôi sẽ xây dựng được nề nếp lớp học, tiến tới xây dựng môi trường học tập thân thiện. Từ môi trường học tập thân thiện đó, chất lượng học tập của lớp chắc chắn sẽ được nâng cao. Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh. Cách làm cụ thể như sau: – Trong mỗi tiết học, tôi thường xuyên chia nhóm ngẫu nhiên. Tiết học này, các em chung nhóm với bạn này, nhưng tiết sau, các em lại chung nhóm với bạn khác. Lúc đầu có em chưa chịu, tuy ngồi chung nhóm nhưng có em lại quay mặt ra chỗ khác, hoặc ngồi im không tham gia, ai muốn làm gì thì làm; có nhóm lại cãi nhau, không ai chịu làm nhóm trưởng hoặc đùn đẩy nhau không chịu ghi kết quả thảo luận vào phiếu, dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ. Trước tình trạng đó, tôi tuyên bố sẽ đánh giá kết quả của từng nhóm và lấy kết quả đó chung cho
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_de_lam_tot_cong_tac_c.docx