Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới công tác chủ nhiệm lớp nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh Lớp 3

doc 21 trang sangkienlop3 06/03/2024 3370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới công tác chủ nhiệm lớp nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới công tác chủ nhiệm lớp nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới công tác chủ nhiệm lớp nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh Lớp 3
 1
 A. MỞ ĐẦU.
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết 
định sự phát triển của đất nước sau này. Lứa tuổi các em học sinh tiểu học nói 
chung và các em lớp 3 nói riêng là lứa tuổi đang hình thành nhân cách, giàu ước 
mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã 
hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo kích động. Đặc biệt là trong bối 
cảnh hội nhập quốc tế và thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, thế hệ trẻ thường 
xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được 
đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó 
khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, thực dụng, 
dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Nhất là trong 2 năm vừa qua bệnh dịch 
covid 19 đã làm cho các em không được đến trường học thường xuyên. Năm 
học 2021- 2022 các em gần như phải học trực tuyến cả năm không được đến 
trường . Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc kết quả giáo dục cũng như mọi 
nề nếp, thói quen học tập, sinh hoạt , giao tiếp ứng xử của các em . 
 Có một câu nói rất hay mà tôi luôn tâm đắc “Nguồn tài nguyên và sự giàu có 
của một quốc gia không phải nằm trong lòng đất mà chính là nằm trong bản thân 
con người, trí tuệ con người”. Xã hội càng phát triển, con người càng phải hoàn 
thiện, một con người hoàn thiện là một con người không chỉ có tài mà còn phải 
có đức. Nhân cách đạo đức của một con người được xây dựng và phát triển bắt 
đầu từ khi ngồi trên ghế nhà trường, đặc biệt là trường Tiểu học, bởi người Việt 
Nam ta có câu: “Tre non dễ uốn”. Cũng chính vì lí do trên mà làm tốt công tác 
chủ nhiệm lớp là vô cùng quan trọng, mà người thực hiện được điều này thì chỉ 
có giáo viên chủ nhiệm mà thôi. Thực trạng hiện nay trên khắp mọi miền đất 
nước còn có một số giáo viên chúng ta chỉ chú trọng dạy kiến thức cho các em, 
mà quên rằng còn một thứ quan trọng hơn cần phải dạy, dạy ngay từ khi các em 
vừa bước vào Tiểu học - đó là “dạy” đạo đức cho các em. Thế hệ của các em – 
tương lai của đất nước phải là những con người có đầy đủ cả đức và tài. Chính 
vì lẽ đó các em phải rèn luyện thói quen, nề nếp, nội quy, phải biết cách áp dụng 
kiến thức đã học vào thực tiễn từ đó hình thành các thói quen cần thiết cho mình. 
Là một giáo viên với 13 năm làm công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy với thực 
trạng xã hội hiện nay cũng như những đổi mới trong công tác giáo dục. Việc dạy 
và học có nhiều thay đổi, đổi mới theo hướng tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu 
phát triển hiện nay của đất nước nói riêng và của thế giới nói chung. Thì công 
tác chủ nhiệm lớp cũng cần phải được đổi mới sao cho phù hợp và hiệu quả. 
Nhận thức được vấn đề đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: 3
 B: PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1. Thuận lợi:
- Sau 5 năm giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp 1. Năm học 2022- 2023 
tôi được nhà trường phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 3E. Đầu năm 
học tôi được nhận bàn giao lớp với tổng số 38 học sinh có 20 học sinh nữ, 18 
học sinh nam. Đa số các em đều ngoan, lễ phép.
- Chất lượng dạy học của giáo viên và học sinh luôn được ban giám hiệu nhà 
trường quan tâm và đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, công tác chủ nhiệm lớp cũng 
không kém phần quan trọng và luôn được ban giám hiệu động viên khuyến 
khích những giáo viên có những ý tưởng hay, những sáng tạo mới, những biện 
pháp tốt để đưa vào công tác giáo dục học sinh toàn diện hơn. Đây cũng chính là 
động lực để tôi nghiên cứu áp dụng đề tài này. 
- Năm học này cũng là năm đầu tiên thay sách giáo khoa lớp 3 nên giáo viên 
được tập huấn , bồi dưỡng thêm nhiều về chuyên môn nghiệp vụ. Được tiếp cận 
những phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học mới theo hướng tích cực, đổi 
mới. Cũng như những điểm mới trong công tác chủ nhiệm góp phần phát triển 
giáo dục học sinh phát triển toàn diện.
- Các ban ngành, đoàn thể luôn tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tình về mọi 
mặt. 
- Mặt khác phòng học khang trang, thoáng mát, cơ sở vật chất đầy đủ. Các lớp 
đều có tivi, máy chiếu rất thuận lợi cho việc dạy và học. 
- Các em phần đông được gia đình quan tâm, trang bị tương đối đầy đủ về trang 
phục, đồ dùng học tập, sách giáo khoa,.
- Ngay từ đầu năm học trường đã tổ chức được cuộc họp phụ huynh để giáo viên 
chủ nhiệm và phụ huynh học sinh cùng nhau chấn chỉnh nề nếp học tập của các 
em sau khi các em nghỉ hè xong .Ban đại diện cha mẹ học sinh luôn phối hợp tốt 
với phụ huynh học sinh trong lớp quan tâm đến việc học tập của con em mình. 
- Các em học sinh có cùng một độ tuổi, ham hiểu biết, ham học hỏi, tò mò và 
thích sáng tạo. Phần lớn phụ huynh quan tâm đến con em mình. Học sinh tương 
đối ngoan, đi học tương đối chuyên cần, vệ sinh sạch sẽ, đồ dùng học tập tương 
đối đầy đủ.. 
- Bản thân tôi đã làm công tác chủ nhiệm trong nhiều năm, luôn nhiệt tình trong 
công tác, luôn yêu nghề, mến trẻ, luôn học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để 
đưa chất lượng dạy học ngày được nâng cao, có kĩ năng làm công tác chủ nhiệm 
tốt, hết lòng vì học sinh thân yêu. 
2. Khó khăn.
- Năm 2020- 2021 và năm học 2021- 2022 do dịch bệnh covid nên các em phải 
chuyển từ học trực tiếp sang học trực tuyến. Đặc biệt là năm học 2021- 2022 các 5
 Thực trạng trên khiến tôi vô cùng lo lắng và để có số liệu cụ thể để đánh giá 
sau này nên tôi đã quan sát tỉ mỉ và tổng hợp vào bảng số liệu sau: 
 Tổng Nội dung tìm hiểu Số lượng
 số học ( Học sinh)
 sinh
 Học sinh học chưa chú ý, tiếp thu chậm. 6
 Học sinh chưa tự giác học bài cũ. 7
 Học sinh còn quậy phá, chọc bạn, đánh bạn 5
 Học sinh cá biệt 1
38 học Học sinh còn trầm, tự ti, rụt rè. 8
sinh Học sinh có vốn kĩ năng sống hạn chế 8
 Học sinh hay mắc lỗi : quên đồng phục, đi học muộn, 6
 quên sách vở, đồ dùng.
 Học sinh nói trống không, chưa lễ phép. 5
 Học sinh viết chữ sai lỗi nhiều, chưa đẹp. 5
 Học sinh hay xé giấy vứt ra lớp, sân trường 4
 Qua tuần học đầu tiên tôi đã tiến hành cho các em thi khảo sát chất 
lượng đầu năm môn Toán và Tiếng việt. Kết quả như sau: 
 Sĩ số lớp 38 Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
 học sinh
 SL % SL % SL %
 Toán 14 36,9 20 52,6 4 10,5
 Tiếng Việt 12 31,6 23 55,3 5 13,1
 Dựa vào 2 bảng số liệu trên cho thấy ý thức tự giác , tính kỉ luật của các em 
chưa cao. Các em chưa có ý thức tuân thủ mọi nội quy, quy định của trường, 
lớp. Các em chưa có nề nếp quy củ, chưa tích cực chủ động còn làm theo ý thích 
,hành động bột phát. Từ đó dẫn đến kết quả học tập không cao.
4 . Nguyên nhân:
a. Về tâm sinh lí: 
 Kiến thức lớp dưới các em học xong nghỉ hè lâu rồi quên, không nắm chắc để 
áp dụng, có nhiều em không còn nhớ một nội dung gì ở dưới lớp 1,2 mà mình đã 
học. Một số em hiếu động, hay bắt nạt bạn, chọc bạn, ít chịu ngồi im. Ở lứa tuổi 
các em đa số là ham chơi, ít chú ý, thói quen là để cô cùng các bạn giải quyết 
vấn đề xong, rồi có sẵn để ghi vào. Cách giao tiếp bằng ngôn ngữ của các em 
chưa hoàn chỉnh, nói năng còn cộc lốc. Việc thực hiện đi vào nề nếp các em vẫn 
chưa coi trọng, cứ làm những gì mình thích, không quan tâm gì đến nội quy của 7
giữa cái cũ và cái mới. Mục đích cuối cùng là nhằm phát triển học sinh toàn 
diện. giúp các em có thể từ việc tiếp thu một cách thụ động thì nay trở nên tích 
cực, chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức của mình:
 1. Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp lớp học: 
Công tác xây dựng nề nếp lớp học là nhiệm vụ hàng đầu của một giáo viên 
chủ nhiệm, muốn làm tốt công tác chủ nhiệm, người giáo viên cần phải đưa 
tập thể lớp đi vào nề nếp ngay từ đầu năm, thì lớp học đó mới đạt được 
nhiều thành tích trong suốt năm học. Để làm tốt công tác xây dựng nề nếp 
của lớp, tôi hướng tới thực hiện những việc làm sau:
a) Nắm thông tin học sinh: Việc nắm các thông tin của học sinh đầu năm là 
rất cần thiết. Có được thông tin học sinh giúp cho giáo viên chủ nhiệm phục 
vụ cho việc ghi chép hồ sơ giáo viên, nắm được hoàn cảnh gia đình, lực học 
của năm trước, việc liên lạc với gia đình các em,Vì thế ngay từ đầu năm, tôi 
đã làm Phiếu ghi thông tin học sinh, phát cho từng em, hướng dẫn các em 
ghi đầy đủ, rõ ràng, sau đó thu lại để phục vụ cho công tác chủ nhiệm lớp 
của mình. Mẫu phiếu như sau: 
 PHIẾU TỰ GIỚI THIỆU BẢN THÂN
 1. Họ và tên:
 2. Là con thứtrong gia đình.
 3. Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo):...........................................
 4. Kết quả học tập năm lớp 2 : 
 .................................................................................................................
 5. Môn học yêu thích:..................................................................................
 6. Môn học cảm thấy khó:...........................................................................
 7. Góc học tập ở nhà: (Có, không)..............................................................
 8. Những người bạn thân nhất trong lớp:....................................................
 ....................................................................................................................
 9. Sở thích:..................................................................................................
 10. Địa chỉ gia đình: ..................................................................................... 
 Số điện thoại của gia đình:......................................................................
 b) Xử lý thông tin:
Sau khi thu phiếu điều tra, tôi đã có đầy đủ các thông tin của học sinh, phục 
vụ cho những việc sau: Ghi chép vào hồ sơ: Tôi đã ghi chép đầy đủ thông tin 
cần thiết vào sổ sổ chủ nhiệm, sổ liên lạc với gia đình học sinh,Cập nhật 
phần mềm trên Cơ sở dữ liệu.
+ Xếp chỗ ngồi học sinh: Tôi dựa vào kết quả học lực của các em, phần nào 
nắm được những em học khá, giỏi và yếu kém, để xếp chỗ ngồi cho hợp lý 
như: Nam ngồi xen kẽ nữ, em khá giỏi ngồi với em yếu kém, kết hợp phân 
công đôi bạn cùng tiến, 9
- Cuối cùng tiến hành phát động thi đua giữa các tổ và yêu cầu Ban cán sự lớp 
thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, ghi vào sổ theo dõi hàng này để đến tiết sinh 
hoạt cuối tuần (hàng tuần) báo cáo cũng như xét thi đua giữa các tổ.
 Nhiệm vụ của mỗi em, tôi ghi rõ ràng trong một cuốn sổ, sau đó phát cho các 
em. Tôi hướng dẫn từng em cách ghi chép trong sổ một cách khoa học, cụ thể, 
rõ ràng. Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, lớp trưởng và 2 
lớp phó phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung. 
 Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, lớp trưởng, lớp phó báo cáo 
các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của mỗi em, tôi nắm được khả 
năng quản lí lớp của từng em. 
Và cứ cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp Ban Cán sự lớp 1 lần để tổng kết các mặt 
làm được của lớp, động viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời 
chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục những việc các em 
chưa làm được. Biểu dương trước lớp cán bộ lớp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 
và tặng kèm thư khen .
 (Minh chứng 2: Họp Ban cán sự lớp vào cuối mỗi tuần, tháng.)
(Minh chứng 3: Biểu dương cán bộ lớp xuất sắc - tặng thư khen trước lớp.)
 2. Biện pháp 2: Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”
 “Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, 
gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một 
ngày vui”. Xây dựng được “lớp học thân thiện” thì sẽ có “học sinh tích cực”. 
Xây dựng được lớp học thân thiện, học sinh tích cực thì sẽ hạn chế được tỉ lệ 
học sinh lưu ban, bỏ học, sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho 
học sinh.
 Công việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” được tôi tiến hành 
từng bước như sau: 
 a. Trang trí lớp học xanh- sạch- đẹp
Phòng học là nơi các em học tập, vui chơi. Bởi thế mà ngoài việc có một 
phòng học khang trang, thoáng mát, đầy đủ tiện nghi, còn cần có phòng học 
trang trí đẹp, thân thiện, gần gũi với các em, tạo cho các em sự thích thú, say 
mê, niềm phấn khởi khi ngồi vào lớp học. Cho nên ngay từ đầu năm tôi cùng 
các em đã trang trí lớp học rất đẹp, với nhiều nội dung, hình ảnh phong phú, 
đa dạng phục vụ cho việc học tập tốt hơn, mang lại nhiều niềm vui hơn cho 
các em mỗi ngày đến lớp.
 - Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Phần 
trang trí lớp, tôi giao trực tiếp cho từng tổ: mỗi tổ phải sưu tầm tranh ảnh liên 
quan đến các môn học và chọn những bài vẽ đẹp nhất, viết đẹp nhất, những bài 
văn hay để trưng bày. 
 (Minh chứng 4: Trang trí lớp học.) 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_doi_moi_cong_tac_chu.doc