Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp duy trì sĩ số đối với học sinh Lớp 2D, 3D dân tộc thiểu số

docx 28 trang sangkienlop3 12/01/2024 3420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp duy trì sĩ số đối với học sinh Lớp 2D, 3D dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp duy trì sĩ số đối với học sinh Lớp 2D, 3D dân tộc thiểu số

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp duy trì sĩ số đối với học sinh Lớp 2D, 3D dân tộc thiểu số
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Ở Tiểu học việc duy trì sĩ số đảm bảo tính chuyên cần đóng vai trò rất quan 
trọng trong việc học tập của học sinh. Nó là nền tảng giúp các em lĩnh hội kiến 
thức một cách đầy đủ, mang lại kết quả cao trong việc học tập và rèn luyện. 
 Đây là mục tiêu quản lý về số lượng của nhà trường. Có duy trì được sĩ số 
trong nhà trường thì mới bảo đảm được vững chắc công tác phổ cập giáo dục tiểu 
học (PCGDTH), mới đảm bảo được hiệu quả đào tạo của nhà trường nhằm thực 
hiện đúng đường lối giáo dục của Đảng.
 Trường Tiểu học Lê Hồng Phong có phân hiệu buôn Drai 100% là học sinh 
dân tộc vùng đặc biệt khó khăn. Cuộc sống gia đình nghèo khổ, trình độ dân trí 
thấp. Học sinh hay nghỉ học để theo bố mẹ kiếm sống bằng nghề mò tôm bắt cá, 
bắt sâu, hái cà phê, lượm tiêu theo thời vụ. Nhiều em vốn quen sống tự do theo ý 
thích, lại chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học luôn có ý định bỏ buổi, 
nghỉ học
 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp tôi luôn 
suy nghĩ và trăn trở: “Làm thể nào để duy trì sĩ số học sinh và đảm bảo tỷ lệ 
chuyên cần/ ngày? ”. Đây cũng là một vấn đề quan trọng của việc chống bỏ học, 
bỏ buổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của lớp của trường.
 Chính vì những lí do trên mà tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Một 
số biện pháp duy trì sĩ số đối với học sinh dân tộc thiểu số” . Đề tài này đã được 
nghiên cứu và trải nghiệm thành công xin được trao đổi và chia sẽ với tất cả quý 
thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 * Mục tiêu 
 Điều tra, tìm hiểu rõ nguyên nhân nghỉ học, bỏ buổi ; phong tục tập quán và 
hoàn cảnh sống của học sinh dân tộc thiểu số ở buôn Drai để tìm ra các biện pháp 
khắc phục.
 Tổ chức nhiều hoạt động giáo dục (HĐGD) gây hứng thú học tập nâng cao 
chất lượng toàn diện. 
 1 II.PHẦN NỘI DUNG
 1.Cơ sở lý luận
 Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nơi tạo 
những cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững cho trẻ em tiếp tục học lên bậc học cao 
hơn. Nhà trường Tiểu học có vị trí, chức năng, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong 
việc hình thành nhân cách cho trẻ em, là nơi tổ chức một cách tự giác quá trình 
phát triển đúng đắn, lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng học tập, 
rèn luyện của học sinh để trở thành học sinh năng khiếu và là tiền đề cơ bản phát 
triển những tài năng chủ nhân tương lai của đất nước. 
 Vì vậy việc duy trì sĩ số trong các trường học, là một chủ trương lớn của ngành 
giáo dục nhằm cụ thể hoá Nghị quyết của Đảng các cấp, đây là giải pháp có tính 
chiến lược nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và bồi dưỡng những tài năng. 
 2. Cơ sở thực tiễn 
 Học sinh lớp 2 là lứa tuổi chuyển giao giữa giai đoạn ở hoạt động vui chơi 
sang giai đoạn học tập chính thức của bậc tiểu học. Ở lứa tuổi này các em luôn 
muốn tự làm theo ý thích của bản thân và ham chơi nhiều hơn là ham học ; Đồng 
thời các em cũng dễ bị cám dỗ, bắt chước theo bạn bè. Các em luôn muốn tìm hiểu, 
khám phá thế giới xung quanh mình. Chính vì vậy, phải học tập, thực hiện theo 
những khuôn khổ của nhà trường là việc các em cảm thấy không thoải mái, không 
muốn tuân thủ. Từ đó, các em muốn thoát ra, muốn được tự do. Vậy phải làm gì để 
giúp các em học tập tốt, rèn luyện đạo đức theo những khuôn khổ, giáo huấn của 
nhà trường với tâm lý thoải mái, thích thú hơn là bị ép buộc ?
 Chính vì thế mà tôi đã đề ra những biện pháp cụ thể riêng, những cách làm việc 
riêng và luôn có sự đổi mới, tích cực để tạo sự mới mẻ, ham thích đối với học sinh 
nhằm thúc đẩy các em thực hiện tốt việc duy trì sĩ số.
 3.Thực trạng vấn đề nghiên cứu
 Trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm bản thân tự nhận thấy những năm 
gần đây tệ nạn xã hội phát triển ngày càng nhiều, đạo đức của một bộ phận học 
 3 - Phân hiệu buôn Drai của Trường TH Lê Hồng Phong là một phân hiệu thuộc 
vùng đặc biệt khó khăn. Với 100 % dân tộc Ê- đê. Tỷ lệ hộ đói nghèo và cận nghèo 
cao. Trình độ dân trí thấp, vì thế việc nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ học tập 
của người dân trong Buôn chưa cao. Qua thời gian giảng dạy học sinh dân tộc 
thiểu số tôi nhận thấy: 
 * Về phía học sinh:
 - Nhiều em thuộc gia đình nghèo, đông con, các em không có áo quần lành 
lặn để đến lớp như bao bạn khác. Những học sinh này thường mặc cảm, tự ti về 
hoàn cảnh, tự cho thân phận của mình không bằng bạn bè, tự tách biệt khỏi tập thể, 
các em luôn cảm thấy lòng tự trọng bị tổn thương và chán nản dẫn đến bỏ học .
 - Phần đa học sinh dân tộc, bố mẹ không biết chữ nên khi đi học về không 
có ai kèm, dẫn đến học yếu, các em phải ở lại lớp nhiều năm liền cảm thấy xấu hổ 
không ham muốn đến trường.
 - Một số em mồ côi cha (mẹ), bố mẹ ly hôn phải ở với ông bà, các em này 
thường có tính khí bất thường, hay quậy phá, giận hờn, đánh nhau, tự ti, lúc nào 
cũng mặc cảm, tự cho mình thua kém và tự xa lánh bạn bè không muốn đến lớp .
 - Một số em thuộc gia đình có mức kinh tế trung bình bố mẹ ít quam tâm 
đến con cái, lo kiếm sống, suốt ngày để các em lêu lổng không quản lý giờ giấc. 
Các em thích tự do học ít chơi nhiều, hay trốn học, thường nói dối cha mẹ.
 * Về phía giáo viên:
 - Giáo viên chủ nhiệm là người kinh không biết tiếng Ê- đê, không hiểu 
phong tục tập quán của học sinh, phương pháp vận động học sinh đến trường chưa 
khéo léo còn cứng nhắc nên hiệu quả chưa cao. 
 - Việc thực tế phụ huynh còn ít và hay qua loa nên việc theo dõi giúp đỡ học 
sinh còn nhiều hạn chế.
 Bảng khảo sát tỉ lệ chuyên cần đầu năm
 Chuyên cần Bỏ buổi Nguy cơ bỏ học
Năm học TSHS
 SL TL SL TL SL TL
2016 - 2017 28 17 61.0 % 06 21.4 % 05 17.6%
 5 Sau buổi nhận lớp, tôi cho học sinh làm lí lịch ghi rõ họ tên cha mẹ, nghề 
nghiệp; Hoàn cảnh sinh sống nơi ở của gia đình: Nắm xem bao nhiêu em có hoàn 
cảnh gia đình khá giả? Bao nhiêu em gia đình khó khăn? Bao nhiêu em có sổ hộ 
nghèo? Cận nghèo? Con thứ mấy trong gia đình? Công việc thường ngày ở nhà của 
học sinh? Ngoài ra, tôi còn trao đổi với giáo viên chủ nhiệm của lớp năm trước để 
nắm rõ hơn về hoàn cảnh gia đình của từng học sinh. Sau đó tôi tập hợp thành một 
quyển sổ theo dõi, phân loại đối tượng học sinh, đặc biệt học sinh có hoàn cảnh 
khó khăn có nguy cơ nghỉ học, bỏ buổi.
 Chọn ra ban tự quản là những em có học lực khá trở lên, đầy đủ uy tín, gương 
mẫu do chính tập thể lớp bầu ra. Tôi phân công cụ thể trách nhiệm rõ ràng, người 
nào việc đó. Ngoài ra còn bầu các nhóm trưởng để giải quyết những vấn đề khó 
trong các môn học. Thêm vào đó còn chọn một em năng động khéo léo theo dõi 
các hoạt động của các bạn trong lớp để báo cáo riêng cho mình. Khi nắm bắt kịp 
thời các thông tin về tình hình của lớp mình thì công tác duy trì sĩ số và phát huy 
tính tích cực trong công tác chuyên cần của học sinh được tốt hơn.
 Tăng cường công tác phụ đạo học sinh chậm tiến bộ vào những buổi chiều để 
giảm nguy cơ bỏ học do chán nản. 
 Thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng: “Phát huy tính tích 
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo tiếp thu kiến thức của học sinh, xây dựng cho học 
sinh phương pháp tự học” khuyến khích sự chuyên cần, ý thức vươn lên, khuyến 
khích học sinh tham gia đóng góp ý kiến, cùng các giáo viên thực hiện các tiết dạy 
có hiệu quả hơn. Từ đó giúp học sinh “Hiểu bài sâu, nhớ bài lâu”, ham thích học 
tập, có động cơ, thái độ học tập đúng đắn”.
 Trong các kỳ họp phụ huynh GVCN luôn lắng nghe nắm bắt nguyện vọng của 
phụ huynh, thông báo những khoản đóng góp; Luôn chú ý đến gia đình nghèo, kiến 
nghị lên cấp trên các khoản đóng góp, vận động các em trong lớp tổ chức thăm hỏi, 
động viên các gia đình gặp hoàn cảnh không may những việc làm nhỏ bé đó sẽ tạo 
được tình cảm gắn bó, các em biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau với tinh thần đoàn 
kết tương trợ.
 * Biện pháp 2: Gửi thư, Phiếu liên lạc, điện thoại
 7 
 ( Hình ảnh gần gũi chia sẻ và kèm cặp học sinh 2D chậm tiến bộ )
 * Biện pháp 3. Bố trí, giao việc cho học sinh chậm tiến bộ
 Giáo viên thường xuyên tìm những việc nhỏ, thích hợp hàng ngày ở lớp để 
giao các em. Đặc biệt những học sinh chậm tiến bộ trong học tập lại có tính nhút 
nhát, rụt rè để các em mạnh dạn, gần gũi thầy cô hơn. Và các em này sẽ rất vui, rất 
tự hào và cảm thấy mình đã làm việc có ích và từ đó học tập được tốt hơn.
 VD: Em Y Thăng hơi cá biệt, đến trường lại hay đánh bạn, nghịch ngợm...là 
học sinh lưu ban nhiều năm. Giáo viên chủ nhiệm liền phân cho em đó làm sao Đỏ. 
 9 Cuối tuần tôi tổng kết ngày nghỉ của các em rồi phân tích cho các em thấy nghỉ 
học như thế nào là chính đáng và không chính đáng, việc nghỉ học của mình không 
những làm ảnh hưởng đến kết quả học tập và hạnh kiểm của bản thân, mà còn làm 
phiền lòng đến lớp, thầy cô và bạn bè.
 - Bên cạnh đó tôi cũng thường xuyên kiểm tra hòm thư: “Điều em muốn nói” để 
nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của các em để kịp thời chia sẻ và giúp đỡ các 
em.
 Giờ ra chơi các em luôn quấn quýt bên tôi nghe tôi kể chuyện cổ tích các em 
coi tôi như người bạn thân. Nhờ vậy mà các em thích đi học, siêng năng trong việc 
dọn vệ sinh, nhiều em thường hay ốm lặt vặt nhưng vẫn cố gắng đến lớp chứ 
không bao giờ nghỉ học cả.
 * Biện pháp thứ 5: Xây dựng phong trào “Giúp bạn vượt khó ”
 Trong lớp có em Y.Vĩ, Y.Thuyết, Y.Khanh vì hoàn cảnh gia đình quá khó 
khăn, điều kiện học tập thiếu thốn, thiếu tình yêu thương của bố mẹ, làm cho các 
em buồn nản, tủi thân mà không muốn đến lớp. 
 11 động viên rất lớn đối với các em có hoàn cảnh khó khăn giúp các em vui vẻ và 
thích đi học hơn.
 Bên cạnh đó tôi đã mạnh dạn đề bạt với Ban Giám Hiệu (BGH), Hội Khuyến học 
chăm lo : quần áo, đồ dùng học tập, quà tết,cho các em học sinh có hoàn cảnh 
khó khăn nhưng rất tích cực trong học tập. Từ đó động viên khuyến khích phụ 
huynh học sinh có hướng khắc phục cho con em đến trường đều đặn.
 * Biện pháp thứ 6: Tạo môi trường giáo dục tốt
 Với trường lớp khang trang, đội ngũ giáo viên nhiệt tình và sự quan tâm chỉ đạo 
sát sao của BGH, sân chơi rộng rãi thoáng mát như hiện nay. Đó là một thuận lợi 
rất lớn để xây dựng một môi trường sư phạm tốt cho học sinh vui chơi, học tập làm 
cho học sinh ngồi trong lớp học thấy vui tươi, thích thú không nặng nề, sợ sệt. Tôi 
luôn coi trọng và bảo quản tài sản của trường, chăm sóc trường lớp như nhà của 
mình để cùng nhau lao động, làm vệ sinh, trang trí trường lớp xanh sạch đẹp.
 13 Giờ ra chơi, tôi tổ chức hướng dẫn các em vui chơi tập thể, đọc sách thư viện 
để tạo sự gắn bó thương yêu học sinh và sự gần gủi thân mật giữa cô và trò. Hàng 
tháng tôi tổ chức những tiết học vui cuối tuần. Trong tiết sinh hoạt sao nhi đồng, 
sinh hoạt chủ điểm với hình thức đố vui, ôn tập, hái hoa, thể dục thể thao. Tổ chức 
sinh nhật theo tháng
 15 
 Các hoạt động ngoại khóa như tham quan xung quanh trường, thi kể chuyện, 
vẽ tranh, hát . bằng hình thức này tôi đã tạo cho các em sự vui thích, tìm tòi 
tham gia tích cực cho phong trào của lớp của trường. Vì vậy cứ đến ngày cuối tuần 
là các em rất buồn vì sắp phải xa không khí học tập, hứng thú ấy và mong gặp 
 17

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_duy_tri_si_so_doi_voi.docx