Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 3

docx 24 trang sangkienlop3 20/10/2023 2660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 3
 Phần 1: Lý do chọn biện pháp 
Kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với 
những người khác và với xã hội,khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của 
cuộc sống .Có thể nói kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức 
thành thái độ hành vi và thói quen tích cực,lành mạnh.
Nhưng thực trạng hiện nay,việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường Tiểu 
học còn hạn chế, chưa có nét chuyển biến rõ rệt.Do tư tưởng của các bậc phụ huynh và 
các thầy cô giáo đa số chỉ chú trọng vào việc dạy kiến thức văn hóa cho học sinh. Việc 
dạy và rèn kỹ năng sống cho các em còn mang tính hình thức. Chính do điều này nên đa 
phần học sinh ở các cấp học thậm chí là cả sinh viên đã tốt nghiệp đại học thì kĩ năng 
sống của các em cũng rất hạn chế.Nhiều em học sinh đến cả cách hành xử cơ bản cũng 
không biết. Một số em còn có tính ích kỉ,không đoàn kết với bạn,chưa lễ phép với người 
lớn Do đó, những năm gần đây vấn đề bạo lực học đường có nguy cơ gia tăng,tình 
trạng học sinh vi phạm pháp luật xuất hiện ở nhiều lứa tuổi. Điều này đang là nỗi lo của 
toàn xã hội.
Học sinh Tiểu học,nhất là các em ở đầu cấp, thường rất hiếu động, hay bắt chước,dễ bị lôi 
cuốn với diễn biến của môi trường xung quanh.Vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho các 
em là một vấn đề cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên-phụ huynh và các tổ 
chức hoạt động Đội trong nhà trường,địa phương.Giáo dục kỹ năng sống là một chương 
trình giáo dục hết sức cần thiết với các em học sinh.Chính vì lý do này tôi đã chọn biện 
pháp: GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 3 
PHẦN 2: NỘI DUNG BIỆN PHÁP
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp
Trong những năm gần đây,thực hiện các văn bản chỉ đạo của các cấp các ngành về việc 
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh,ban Giám hiệu nhà trường đã rất chú trọng và quan 
tâm sâu sát tới việc giáo dục kỹ năng sống cho HS. Có kế hoạch tổ chức các chuyên đề 
lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn học và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên 
lớp.Tuy nhiên vẫn còn một số gv chưa thực sự nắm vững tầm quan trọng của việc gd kỹ 
năng sống choc ho HS.
Về phía HS: Đa số HS trong lớp 3A được sống trong những gia đình có điều kiện kinh tế 
tốt. Mỗi gia đình lại chỉ có từ một đến hai con nên các em được ông bà,bố mẹ cưng 
chiều,chăm sóc từng li từng tí. Chính vì vậy mà nhiều em thiếu kỹ năng sống như:
Kỹ năng giao tiếp,kỹ năng hợp tác: Các em chưa biết chào hỏi lễ phép khi gặp người 
lớn,chưa mạnh dạn trước đám đông
Kỹ năng tự phục vụ: Nhiều em còn chưa biết soạn sách vở theo TKB, chưa biết vệ sinh 
cá nhân,vệ sinh môi trường
Tôi đã làm một bước khảo sát về kỹ năng sống của HS trong lớp. Kết quả như sau:
Sĩ số Kỹ năng giao tiếp – hòa nhập cuộc sống Kỹ năng học tập, lao động vui chơi
 Tốt Đạt Chưa đạt Tốt Đạt Chưa đạt
 SL % SL % SL % SL % SL % SL %
30 8 26,6 14 46,8 8 26,6 12 40 18 60 0 0 GIẢI PHÁP 2: Làm tốt công tác bồi dưỡng,tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về 
vai trò của giáo dục kỹ năng sống cho bản thân và cho phụ huynh lớp mình mình phụ 
trách.
Để việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả, trước hết bản thân gv phải hiểu 
và nắm vững vai trò của giáo dục kỹ năng sống với hs tiểu học. Vì vậy tôi tích cực tham 
gia các đợt tập huấn, không ngừng tự tìm hiểu các tài liệu có liên quan và không ngại học 
hỏi thêm các đồng nghiệp.
Bên cạnh đó, tôi còn nhận thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho HS cần phải có sự phối 
hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và PH HS.
Đầu năm học,tôi nghiên cứu tài liệu rèn kỹ năng sống cho HS Tiểu học do Bộ giáo dục- 
Đào tạo triển khai,qua đó giúp tôi hiểu được rằng chương trình học chính khóa thường 
cho trẻ tiếp xúc từ từ với các kiến thức văn hóa trong suốt năm học ,còn thực tế HS sẽ 
học tốt nhất khi có được cách tiếp cận một cách cân bằng,biết cách phát triển các kỹ năng 
nhận thức,cảm xúc và xã hội.Vì thế,khi học sinh tiếp thu được những những kỹ năng giao 
tiếp xã hội và các hành vi ứng xử cơ bản trong nhóm bạn,thì các em sẽ nhanh chóng sẵn 
sàng và có khả năng tập trung vào việc học văn hóa một cách tốt nhất.
Trước buổi hội nghị phụ huynh HS đầu năm, tôi đã tìm hiểu,sưu tầm tài liệu để trao đổi 
với PH và một số kỹ năng sống cơ bản cần rèn luyện cho HS.
VD:
+Kỹ năng tự phục vụ: giúp các em biết tự phục vụ bản thân.Biết mặc trang phục theo quy 
định của Đội,biết soạn sách vở theo TKB.Biết tự vệ sinh cá nhân.Biết làm những việc 
vừa sức.
+Kỹ năng giao tiếp: Cần giúp các em biết cách chào hỏi,thưa gửi,nói lời cảm ơn xin lỗi, 
biết quan tâm,chia sẻ giúp đỡ mọi người.
+Kỹ năng tự nhận thức: Đối với HS lớp 3,giúp cho các em nhận thức đúng việc học tập ở 
lớp,ở nhà như thế nào.Nên chơi những trò chơi bổ ích,tránh những trò chơi nguy hiểm.
+Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ: Giúp HS ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ, xác định được 
địa chỉ tin cậy,cung cấp thông tin đầy đủ,rõ ràng và ngắn gọn.
+Kỹ năng hợp tác: Giúp HS biết chia sẻ trách nhiệm,biết đoàn kết và làm việc có hiệu 
quả với những thành viên khác trong nhóm,tôn trọng quyết định chung của nhóm. a, Giáo dục kỹ năng sống cho HS thông qua môn Đạo đức:
Khi dạy môn Đạo đức, tôi vận dụng các phương pháp đặc trưng của bộ môn như: bày tỏ ý 
kiến,sắm vai,thảo luận nhóm.Tạo cơ hội cho HS tham gia thực hành,trải nghiệm.Qua bài 
học sẽ giúp các em biết cư xử đúng mực,biết yêu thương,quan tâm,chăm sóc ông 
bà,người thân,biết đoàn kết,giúp đỡ mọi người,biết chia sẻ buồn vui với bạn bè
VD:Dạy bài 3: Tự làm lấy việc của mình 
*Các kỹ năng cần giáo dục là:
+Kỹ năng tư duy phê phán 
+Kỹ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của 
mình 
+Lập kế hoạch tự làm lấy việc của mình
*Phương pháp tiến hành:
-Thảo luận nhóm
-Đại diện nhóm lên xử lý tình huống
-Liên hệ thực tế và tự đánh giá được những công việc mà bản thân đã làm được và chưa 
làm được
Đến tiết 2 HS biết lập kế hoạch tự làm những công việc ở gia đình và trình bày.Lớp nhận 
xét tuyên dương những HS đã biết làm những công việc ở nhà phù hợp với lứa tuổi, 
khuyến khích các bạn còn làm được ít công việc nhà.Từ đó giúp HS tự làm được những 
công việc ở lớp,ở trường như vệ sinh lớp học,chăm sóc bồn cây,
b,Giáo dục kỹ năng sống cho HS thông qua môn Tiếng Việt:
Mỗi phân môn trong môn Tiếng Việt đều tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống nhất 
định cho HS.Trong chương trình môn Tiếng Việt có nhiều bài thể hiện rất rõ kỹ năng 
sống như: Viết thư,giới thiệu về tổ học tập,báo cáo về các hoạt động tháng của tổ,Dạy 
những bài có nội dung như thế này, tôi đã dẫn dắt các em trải nghiệm cuộc sống một cách 
tự nhiên nhẹ nhàng, tôi luôn để HS thoải mái thể hiện suy nghĩ.Có thể có câu trả lời chưa 
đúng,tôi không cho dừng ngay câu trả lời và cũng không tỏ thái độ phê bình mà cho HS 
nhận xét và trả lời giúp bạn,GV là người uốn nắn sửa sai về từ,câu,để HS hiểu vấn đề sau 
đó cho HS nói lại theo cách hiểu của mình.
Như vậy,môn Tiếng Việt rèn cho HS các kỹ năng:Tự nhận thức về bản thân,lắng nghe 
tích cực,kiên định,đặt mục tiêu,giao tiếp,cởi mở,tự tin,biết lắng nghe tích cực,thể hiện sự 
thông cảm,
VD:Bài tập đọc-kể chuyện tuần 2:Ai có lỗi?
*Các kỹ năng cần được giáo dục HS là:
-Kỹ năng giao tiếp:Ứng xử văn hóa.
-Thể hiện sự cảm thông.
-Kiểm soát cảm xúc. với đời sống xung quanh của trẻ.Việc sưu tầm được tài liệu,đồ dùng,thiết bị dạy học 
phong phú,đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả,tạo cơ hội cho các em chủ 
động tích cực chiếm lĩnh kiến thức.GV tạo điều kiện cho các em tham gia thực hành,tạo 
cơ hội cho các em được trải nghiệm, được trình bày trước các bạn trong nhóm hay trước 
lớp, Đây là cơ hội tốt nhất cho các em rèn kỹ năng sống.
Môn Tự nhiên và Xã hội rèn cho HS các kỹ năng sống chủ yếu: kỹ năng tự nhận thức và 
xác định được giá trị của bản thân,ứng xử phù hợp liên quan đến sức khỏe của bản 
thân,kỹ năng tự phục vụ và tự bảo vệ,phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt 
động học tập, kỹ năng kiên định và từ chối, kỹ năng tư duy phê phán
VD:Dạy bài 26:Không chơi các trò chơi nguy hiểm.
*Các kỹ năng cần được giáo dục HS là:
+Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.Biết phân tích, phán đoán hậu quả của những trò 
chơi nguy hiểm đối với bản thân và người khác.
+Kỹ năng làm chủ bản thân:có trách nhiệm với bản thân và người khác trong việc phòng 
tránh các trò chơi nguy hiểm.
*Phương pháp tiến hành:
-Cho HS quan sát tranh thảo luận nhóm 2 để chỉ ra các trò chơi dễ gây nguy hiểm cho 
bản thân và cho người xung quanh.
-Cho HS nêu các trò chơi các em thường chơi ở trường học và nêu những trò chơi có thể 
gây nguy hiểm cho bản thân và cho bạn.
-GV đưa ra tình huống:Bạn bảo em trèo lên mái nhà xe lấy quả bóng , em sẽ làm gì lúc 
đó?
-HS thảo luận nhóm bốn đưa ra các cách xử lí tình huống.
-Đại diện một số nhóm lên đóng vai,nhóm khác theo dõi và đặt mình vào nhân vật trong 
tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử có hiệu 
quả trong việc không chơi các trò chơi nguy hiểm.
-Nhận xét, tuyên dương những HS có cách lựa chọn đúng.
*Qua bài học, HS đã tự đưa ra quyết định không tham gia các trò chơi nguy hiểm đối với 
bản thân và người khác, luôn có ý thức phòng tránh các trò chơi nguy hiểm ở bất cứ nơi 
nào.
Hoặc dạy bài:An toàn khi đi xe đạp
*Các kỹ năng cần được giáo dục là:
-Tìm kiếm và xử lí thông tin.
-Kỹ năng kiên định thực hiện đúng quy định khi tham gia giao thông.
-Kỹ năng làm chủ bản thân:ứng phó với những tình huống không an toàn khi đi xe đạp. 337 3 Yêu quý mẹ và cô giáo
4448 4 Hòa bình và hữu nghị
 95 Bác Hồ kính yêu
 Tùy vào từng chủ điểm và nội dung của chủ điểm do nhà trường và Đội phát động để lựa 
 chọn hình thức cho phù hợp tránh gây nhàm chán cho học sinh
 a, Hoạt động văn hóa văn nghệ:
 Đây là một loại hình hoạt động quan trọng, không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể 
 của trẻ em,nhất là HS tiểu học.Hoạt động này bao gồm nhiều thể loại khác 
 nhau:Hát,múa,thơ ca, kịch ngắn,thi kể chuyện,rung chuông vàng,sân chơi đầu tuần.Các 
 hoạt động này góp phần hình thành cho các em kỹ năng mạnh dạn,tự tin trước đám đông. 
 Đây là hoạt động được các em HS yêu thích và đặc biệt phù hợp với tâm lí lứa tuổi HS 
 tiểu học. Sau những giờ học căng thẳng, tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ sẽ giúp 
 các em tăng thêm hiểu biết, sảng khoái tinh thần. Đây cũng là một trong những kỹ năng 
 rất quan trọng trong xu thế toàn cầu hóa.
 Vì vậy,trong những dịp tổ chức chào mừng nhưng ngày lễ lớn trong năm học hoặc hoạt 
 động ngoại khóa do Đội tổ chức, tôi luôn khuyến khích các em tham gia và cùng với sự 
 ủng hộ giúp đỡ của phụ huynh nên các em tự nguyện tham gia với số lượng nhiều và Học sinh tham gia văn nghệ chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam
-Qua các dịp tham gia giao lưu các hoạt động văn nghệ kết quả của lớp đạt kết quả cao so 
với khối, nhưng điều mà bản thân HS và phụ huynh đều phấn khởi vui mừng hơn chính là 
các em được tham gia vào các hoạt động chung của tập thể tạo cho các em thêm yêu quý 
cha mẹ,thầy cô và bạn bè. Các em đều mạnh dạn,tự tin hơn và tình cảm bạn bè gắn bó với 
nhau hơn.
b,Hoạt động vui chơi giải trí.
Vui chơi, giải trí là nhu cầu thiết yếu của trẻ, đồng thời là quyền lợi của các em. Nó là 
một loại hoạt động có ý nghĩa giáo dục to lớn đới với HS ở trường tiểu học. Hoạt động 
này làm thỏa mãn về tinh thần cho trẻ em sau những giờ học căng thẳng, góp phần rèn 
luyện một số phẩm chất:tính tổ chức, kỉ luật,nâng cao tinh thần trách nhiệm,tinh thần 
đoàn kết,lòng nhân áiVì vậy, trong các tiết học tôi thường cho các em giải lao bằng các 
trò chơi nhẹ nhàng tại chỗ như: Trò chơi chuyền hoa, trò chơi gọi thuyền, trò chơi 
Alibaba Trong một số buổi ra chơi giữa giờ hoặc các tiết học ngoại khóa, tôi đã hướng 
dẫn cho các em chơi trò chơi dân gian và cùng tham gia chơi với các em.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_song.docx