Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt giờ thực hành môn Tin học Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt giờ thực hành môn Tin học Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt giờ thực hành môn Tin học Lớp 3
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung và của ngành Tin học nói riêng thì máy tính là một phần không thể thiếu được của nhiều ngành trong cuộc sống xây dựng và phát triển xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và CNTT. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng và thế giới nói chung. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên ngành giáo dục đã đưa môn Tin học vào trong các nhà trường. Và ngay từ bậc Tiểu học, môn Tin học đã và đang khẳng định được vị trí quan trọng của mình bởi những lý do sau: - Môn Tin học ở tiểu học giúp học sinh hình thành những kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính. Có hiểu biết ban đầu về tin học và ứng dụng tin học trong học tập và trong cuộc sống. - Bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng công cụ tin học. - Các kiến thức, kỹ năng của môn Tin học có nhiều ứng dụng trong đời sống sinh hoạt của người lao động hiện đại. - Có khả năng sử dụng máy tính trong việc học những môn học khác, trong hoạt động vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và thích ứng với đời sống xã hội hiện đại. Là giáo viên dạy môn tin học ở tiểu học, tôi thấy: Để học sinh học tốt môn tin học cần tạo nền móng cơ sở ban đầu tốt ngay từ lớp 3 khi các em bắt đầu được tiếp xúc nhiều với máy tính; nó sẽ giúp các em phát triển được kiến thức - kỹ năng, học những phần nâng cao trong các lớp tiếp theo. Nhưng tôi nghĩ muốn tạo được nền móng tốt ấy thì ngoài học hiểu lý thuyết thì kĩ năng thực hành rất quan trọng, việc thành thạo thực hành giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính, đồng thời hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người lao động hiện đại. Và trong suốt quá trình giảng dạy tôi đã đúc kết được “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt giờ thực hành môn Tin học lớp 3” để nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Nâng cao chất lượng giảng dạy môn tin học. - Chỉ thị số 3031/QĐ-BGDĐT ngày 26/8/2015 của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2015 - 2016 đã chỉ rõ: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục. - Công văn số 483/PGD&ĐT ngày 03/09/2015 của phòng GD&ĐT huyện Yên Thế hướng dẫn: Tiếp tục thực hiện tổ chức dạy học môn Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ giáo dục và đào tạo: Ớ những nơi có đủ điều kiện, đẩy mạnh các hoạt động giáo dục có nội dung Tin học - Công nghệ thông tin dước hình thức các câu lạc bộ để học sinh được tiếp cận, hình thành các kỹ năng học tập, nghiên cứu sáng tạo. Phấn đấu thực hiện các mục tiêu cụ thể của ngành là: Tổ chức tốt, đẩy mạnh việc dạy và học tin học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học nhằm phổ cập tin học trong trường học; dần đưa môn Tin học là môn học bắt buộc trong chương trình học. Đặc trưng của môn Tin học là khoa học gắn liền với công nghệ, do vậy dạy học Tin học một mặt trang bị cho học sinh kiến thức khoa học về Tin học, phát triển tư duy thuật toán, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, mặt khác phải chú trọng đến rèn luyện kĩ năng thực hành, ứng dụng, tạo mọi điều kiện để học sinh được thực hành, nắm bắt và tiếp cận những công nghệ mới của Tin học phục vụ học tập và đời sống. Do đó giờ học thực hành môn Tin học là cần thiết và quan trọng với các em học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 3 ngay từ khi bắt đầu học môn Tin học. 2. Cơ sở thực tiễn Trong năm học 2015 - 2016, tôi được nhà trường phân công giảng dạy bộ môn Tin học lớp 3 với tong số 105 HS/3 lớp. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công tại trường Tiểu học Bố Hạ bản thân tôi gặp nhiều thuận lợi, khó khăn như: *) Thuận lợi: - Đối với giáo viên: + Được sự ủng hộ, quan tâm của các bậc cha mẹ học sinh, của nhà trường, của Phòng GD & ĐT Yên. + Được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của BGH, tổ trưởng chuyên môn và của các đồng nghiệp trong trường. + Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ: Phòng Tin học với 12 máy tính cùng máy chiếu, màn chiếu và các trang thiết bị khác tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc giảng dạy. tế này, tôi đã tiến hành to chức cho học sinh khối 3 thực hành để khảo sát chất lượng học tập bộ môn vào đầu năm học 2015 - 2016. Khi tổng hợp kết quả thu được thấp, cụ thể: Trước khi thực hiện chuyên đề Mức độ thao tác Số Hs Tỷ lệ Thao tác nhanh, đúng 10/105 9,5% Thao tác đúng 18/105 17,1% Thao tác chậm 62/105 59,1% Chưa biết thao tác 15/105 14,3% Từ thực trạng trên cho thấy học sinh vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn khi thực hành vì vậy tôi đã áp dụng “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt giờ thực hành tin học lớp 3”. 3. Những biện pháp thực hiện: 3.1. Chuẩn bị tốt những nội dung cần trước giờ thực hành Tin học. Để chuẩn bị tốt cho tiết thực hành, tôi có rất nhiều việc cần làm, ví dụ: Lập kế hoạch dạy học chi tiết cho từng tiết; khảo sát, kiểm tra trang thiết bị dạy học cho môn học; đề xuất với chuyên môn, Ban giám hiệu nhà trường để có kế hoạch sửa chữa, mua sắm bo sung trang thiết bị của phòng thực hành. Trước giờ thực hành, tôi đến trước để kiểm tra phòng máy, các thiết bị cần thiết, đảm bảo cho một tiết dạy thực hành được ổn định, an toàn với học sinh. Không chỉ thế, kỹ năng tổ chức, bảo quản, bảo dưỡng để các thiết bị máy tính ít hư hỏng, tiết kiệm thời gian và ít tốn chi phí cho nhà trường cũng vô cùng quan trọng với giáo viên Tin học chúng tôi,... 3.2. Cải thiện chất lượng phòng máy: Để có một tiết thực hành đạt hiệu quả cao và không ảnh hưởng nhiều đến HS thì tất cả các máy trong phòng phải hoạt động tốt. Nhưng trong quá trình sử dụng phòng máy, chúng ta vẫn thường xuyên gặp phải những lỗi hệ thống từ nhỏ đến lớn. Trong đó, những sự cố bất thường như: treo máy, khởi động lại, thậm chí sập nguồn, không khởi động được ...............................................làm ảnh hưởng rất nhiều đến giờ dạy. Vì vậy bản thân là giáo viên Tin học, tôi cũng cần phải nắm bắt một số những thủ thuật cơ hành phù hợp với nội dung của bài học. Ví dụ: Thiết kế 3.4. Liên hệ thực tế và với một số môn học khác trong chương trình học của học sinh. Trong giờ thực hành, ngoài việc hướng dẫn cho các em làm tốt các bài thực hành trong chương trình tôi cần liên hệ với các môn học khác để tạo hứng thú cho học sinh. Một số ví dụ: Chủ đề 4: Em Tập Vẽ: Với chủ đề này, học sinh rất có hứng thú học tập. Ớ phần học này tôi chú trọng cho học sinh thực hành nhiều, giảm tiết lý thuyết hoặc có thể giảng lý thuyết ngay trong tiết thực hành. Như vậy học sinh mới có thao tác thành thạo được. Sau khi học sinh làm được những bài thực hành trong SGK tôi cho các em vẽ các nhân vật hoạt hình như Doraemon, hay thiết kế thời trang, vẽ ngôi nhà mơ ước,...thực tế cho thấy các em rất hứng thú và vẽ hăng say, luyện tập thao tác nhiều. Chủ đề 5: Em tập soạn thảo: Nội dung kiến thức chủ yếu là tạo cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất để soạn thảo và trình bày một văn bản. Tôi đã giảng lý thuyết ngay trong tiết thực hành, ngoài những bài thực hành trong chương trình tôi còn cho học sinh trình bày một số bài đã học trong SGK Tiếng Việt mà học sinh đã học ở trên lớp, từ đó giúp các em hứng thú hơn với bài thực hành và nâng cao kỹ năng cho học sinh. Chủ đề 6: Học cùng máy tính: Ớ chủ đề này tôi yêu cầu học sinh cần có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, không phân biệt phần mềm học tập hay phần mềm trò chơi. Tôi đã liên hệ thực tế để giúp các em nắm được từ việc học và chơi trên máy tính đến đời sống thường ngày. Ngoài ra tôi còn mở rộng kiến thức cho các em làm quen với Internet, trực tiếp truy cập, tìm hiểu vào các trang Violympic.vn và trang IOE.go.vn. bởi đó là hai trang web thân thuộc mà các em vẫn luyện thi giải Toán, Toán - Tiếng anh và thi Tiếng Anh qua mạng từ khi còn học lớp dưới. Học như vậy sẽ tạo được hứng thú giúp các em ghi nhớ lâu hơn, thao tác thực hành sẽ tốt lên. 3.5. Điều hành tổ chức giờ dạy thực hành Điều quan trọng trong tiết thực hành là giáo viên phải to chức và điều khiển các đối tượng học sinh trên lớp. Trong điều kiện cơ sở vật chất nhà trường không đảm bảo 1-2 học sinh/1 máy, mà thời gian một tiết học 35 - 40 phút, sĩ số là 35 HS/1 lớp nên tôi tiến hành chia nhóm thực hành. có thể chia nhỏ ra thành nhiều yêu cầu với mức độ từ dễ đến khó, cho học sinh thực hành theo những yêu cầu đã nêu. Ví dụ Ớ lớp 3 HS được làm quen với 2 cách gõ là kiểu VNI và kiểu Telex. Gv cần cung cấp cả 2 cách gõ này và khuyến khích các em lựa chọn cách gõ phù hợp để việc soạn thảo dễ dàng hơn. Đồng thời, tôi đặt ra yêu cầu hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định nào đó với mỗi nhóm đối tượng. Điều đó có thể thúc đẩy sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của học sinh; học sinh khá giỏi có thể thực hiện theo nhiều cách để có thể hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng thời gian nhanh nhất. 3.7. Tận dụng những nguồn tài nguyên trên mạng để tìm kiếm thông tin phục vụ cho quá trình dạy và học thực hành. Trong quá trình dạy học tôi luôn tìm tòi thông tin, các phương pháp, các công cụ dạy học mới để học hỏi áp dụng phù hợp với thực tế tại nhà trường. Ví dụ: Dạy và học bằng phần mềm E - learning,... Bản thân tôi ngoài tự tìm tòi các phương pháp dạy học mới, tôi còn áp dụng các phần mềm quản lý phòng máy như phần mềm “Netop School” để giúp giáo viên quản lý học sinh thực hành tốt hơn. Hay sử dụng phần mềm giả lập Android trên máy tính sử dụng kết hợp cùng điện thoại để trưng sản phẩm thực hành học sinh làm ra cho cả lớp cùng quan sát để học sinh có thể học hỏi, nhận xét và rút kinh nghiệm cho nhau. 3.8. Sưu tầm một số trò chơi có ích cho học sinh làm quen, tạo hứng thú thực hành Ngoài các trò chơi trong chương trình học tôi còn giới thiệu với học sinh những trò chơi rèn luyện cách sử dụng chuột, bàn phím và rèn luyện tư duy như trò chơi “Cờ caro”, trò chơi “cá lớn cá bé”, trò chơi “Cờ vua”, trò chơi dò mìn “Mine sweeper” để tạo hứng thú thực hành, từ đó nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính cho học sinh. 3.9. Tôi có kế hoạch bồi dưỡng, cập nhật thông tin để nâng cao kiến thức của bản thân, đáp ứng được những yêu cầu đổi mới. Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, là một giáo viên dạy Tin học tôi luôn nhận thức được mình cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân bằng cách tự tìm tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan và có thể hỏi các đồng nghiệp của trường bạn. Cập nhật các phần mềm mới như Office 2016, các phần mềm mã nguồn mở như Open một tăng. Đồng thời tạo tiền đề để các em học tốt các môn học khác, say mê giải toán trên mạng trang Violympic.vn và thi Tiếng Anh trên mạng trang IOE.go.vn. để đem lại nhiều thành tích, nhiều giải cao về cho nhà trường trong các năm học. PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Nâng cao hiệu quả giáo dục luôn là vấn đề cấp bách đựơc đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục. Dạy tốt - học tốt là mục tiêu mà những người làm công tác giáo dục hướng tới. Trong những năm gần đây, nhiều nội dung của công tác thi đua trong nghành giáo dục đã được cụ thể hoá bằng các cuộc vận động. Theo tôi song song với việc bồi dưỡng nhân tài, nâng cao chất lượng giáo dục thì việc đưa giảng dạy bộ môn Tin học trở thành môn học bắt buộc là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với việc phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ mới - Thời kỳ bùng no công nghệ thông tin phù hợp với quan điểm của UBND tỉnh Bắc Giang đang hướng đến: Đề án đay mạnh dạy tin học và ứng dụng CNTT trong trường phổ thông giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025. Sáng kiến kinh nghiệm mang nội dung “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt giờ thực hành tin học lớp 3” của tôi sẽ phần nào giúp các đồng nghiệp có thêm những kinh nghiệm nhằm góp phần quan trọng vào việc giảng dạy bộ môn Tin học còn mới mẻ trong trường tiểu học hiện nay đặc biệt là những trường đang bắt đầu áp dụng bộ môn Tin học trong trường Tiểu học. Trên thực tế, việc ứng dụng sáng kiến này mới chỉ trong một phạm vi hẹp, vì thế cũng chưa thể đánh giá được toàn diện và chính xác nhất những ưu điểm và hạn chế trong dạy học. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ các thầy cô đồng nghiệp để sáng kiến ngày một hoàn thiện hơn. Một số ý kiến kiến nghị: Với nhà trường: Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương và các cấp quản lý giáo dục tăng cường thêm máy tính, sửa chữa nâng cấp các máy đã cũ, hỏng để giúp học sinh học tốt môn tin học và các môn học qua mạng như toán, tiếng anh Với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tăng cường các đợt tập huấn, SHCM môn tin tiểu học để giáo viên tin học có cơ hội học hỏi và nâng cao kỹ năng giảng dạy.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.docx