Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn tin học Khối 3, 4, 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn tin học Khối 3, 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn tin học Khối 3, 4, 5
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THỊ XÃ QUẢNG TRỊ TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TIN HỌC Lĩnh vực môn: Môn tin học Tên tác giả: Hoàng Thị Minh Huệ Chức vụ: Giáo viên tin học Đơn vị công tác : Trường tiểu học Nguyễn Trãi thị xã Quảng Trị NĂM HỌC 2019-2020 I. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn tin học” II. MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm: Trong thời đại của chúng ta, sự bùng nổ Công Nghệ Thông Tin đã tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và CNTT, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới nói chung. Chỉ thị số 3398 /CT-BGDĐT của bộ giáo dục đào tạo ngày 11/8/2011 chỉ rõ một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2011/2012 là “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy - học và công tác quản lý giáo dục”. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Nhà nước ta đã đưa môn tin học vào trong nhà trường và ngay từ tiểu học học sinh được tiếp xúc với môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo. 2. Mục đích nghiên cứu: Môn tin học ở bậc tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về CNTT như: Một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ thường dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính, kỹ năng soạn thảo văn bản - Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người lao động hiện đại. - Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải. - Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin. - Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại. - Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính các sản phẩm tin học. - Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Khách thể: Môn tin học lớp 3, 4, 5. - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp 3, 4, 5 trường Tiểu học Nguyễn Trãi. 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: - Học sinh lớp 4. 5. Phương pháp nghiên cứu: * Phương pháp nghiên cứu lí luận: Bộ môn tin học hiện nay đang là một bộ môn tự chọn ở trường tiểu học và chủ yếu là sử dụng phương pháp trực quan sinh động để ứng dụng thực hành; do đó việc nghiên cứu lí luận là không thể thiếu do vậy khi xây dựng đề tài này tôi đã nghiên cứu các tài liệu tham khảo sau: Giáo trình Word thực hành, Giáo trình thiết kế bài trình chiếu, Tin Học Thực Hành, Đồ họa thực hành, Sách hướng dẫn học tin học lớp 3, Sách hướng dẫn học tin học lớp 4, Sách hướng dẫn học tin học lớp 5. * Phương pháp ứng dụng thực tiễn: - Về phía giáo viên: Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc tiểu học nên chương trình và sự phân phối chương trình bước đầu có sự thống nhất và đang hoàn chỉnh. Hiện nay Bộ giáo dục và đào tạo mới đưa vào chương trình dạy học theo bộ sách hướng dẫn tin học lớp 3, 4, 5 từ năm học 2017-2018. Chương trình phong phú nhưng kiến thức nhiều và nặng hơn. Tuy giáo viên đã được đào tạo đúng trình độ chuyên môn về tin học nhưng chưa được tập huấn và đặc biệt từ khi có chương trình sách giáo khoa mới giáo viên tự tiếp cận, tìm tòi để giảng dạy. - Về phía học sinh: Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính chậm chạp. 2.3 Những thành công và hạn chế - Thành công : khi học sinh học các phần mềm như: + Phần mềm soạn thảo văn bản (lớp 3, 4, 5): Học sinh ứng dụng từ các môn học. Tập Làm Văn để trình bày đoạn văn bản sao cho phù hợp, đúng cách. ứng dụng soạn thảo văn bản để soạn thảo giải những bài toán đã học ở bậc tiểu học. + Phần mềm vẽ (lớp 3, 4): Học sinh ứng dụng trong môn Mỹ thuật, học được từ môn mỹ thuật để vẽ những hình ảnh sao cho sinh động, hài hoà thẩm mĩ. +Trong chương trình tin học ở bậc tiểu học được phân bố xen kẽ giữa các bài vừa học, vừa chơi. Điều đó sẽ rèn luyện cho học sinh óc tư duy sáng tạo trong quá trình chơi những trò chơi mang tính bổ ích giúp cho học sinh thư giãn sau những giờ học căng thẳng ở lớp, - Có được sự quan tâm chú ý của các cấp uỷ đảng, nhà trường, phụ huynh tạo điều kiện mua sắm máy móc thiết bị để các em có được phòng máy học tập - Đề tài tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch chương trình giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học - Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh tiếp cận với công nghệ thông tin. - Học sinh hứng thú say mê với bộ môn tin học, giúp các em sáng tạo, chăm chỉ tìm tòi khám phá. - Hạn chế: Xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm và thử nghiệm chương trình sách giáo khoa mới còn mới mẻ. 2.4 Những mặt mạnh- mặt yếu của đề tài - Mặt mạnh: Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người lao động hiện đại như: + Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải. + Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin. + Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại. + Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính các sản phẩm tin học. + Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập. + Có ý thức tìm hiểu CNTT trong các hoạt động xã hội. - Mặt yếu: Học sinh còn bỡ ngỡ e dè với các phần mềm do phần lớn được sử dụng bằng câu lệnh ngoại ngữ học sinh khó ghi nhớ. có sử dụng đồ dùng trực quan bằng máy tính, thao tác trên máy tính. bài khám phá máy tính. Giáo viên hướng dẫn trực tiếp học sinh trên máy. Tệp Tệp: Khi em lưu bài thơ soạn thảo bằng Word hay bức tranh vẽ bằng chương trình Paint, thông tin đó được ghi trên đĩa cứng, đĩa mềm, thành 1 tệp. Mỗi tệp có 1 tên. Mỗi tệp sẽ là 1 biểu tượng. Tệp có thể là chương trình máy tính hoặc dữ liệu. Thư mục Thư mục: Là nơi chứa các tệp có tác dụng quản lí dữ liệu. Trong thư mục có thể chứa các thư mục khác gọi là thư mục con. Mỗi thư mục cũng có 1 tên. Còn lớp 4B dạy sử dụng đồ dùng trực quan bằng hộp thoại miêu tả hình ảnh trong máy tính. trong bài “Sử dụng thiết bị lưu trữ ngoài”. ĐĨA CỨNG ĐĨA MỀM, ĐĨA CD * Tổng hợp kết quả thu được khi áp dụng và so sánh cụ thể giữa hai lớp: LỚP 4A LỚP 4B Mức độ thao tác Số HS Tỷ lệ Số HS Tỷ lệ Thao tác nhanh 12/22 54% 11/20 55% Thao tác chậm 9/22 42% 9/20 45% Chưa biết thao tác 1/22 4% 0/20 20% Ví dụ : Dạy bài vẽ đường thẳng, giáo viên giao bài tập thực hành, sau đó hướng dẫn (theo nhóm) trực tiếp trên máy cho học sinh dễ quan sát thao tác của cô và lời nói của cô. trong khi thực hành, nếu em học sinh nào chưa thực hành được, giáo viên lại hướng dẫn cho em đó hoặc bắt tay em đó và hướng dẫn các thao tác. - Hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù hợp với nội dung của bài giảng, liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học của các em. Các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra giáo viên cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận dụng vẽ một cách có hệ thống. Trong một ca thực hành với bài vẽ hình vuông sau: + Để tiết dạy của mình đạt kết quả cao thì việc soạn giáo án là nhiệm vụ rất quan trọng. Nếu như trước giờ lên lớp giáo viên đã có sự chuẩn bị chu đáo về giáo án và các phương tiện dạy học thì sẽ vững tin hơn khi lên bục giảng. Vậy việc chuẩn bị một giáo án cần làm những công việc gì? - Nghiên cứu tài liệu và xác định nội dung dạy học: + Nghiên cứu vị trí, yêu cầu các bài học trong kế hoạch dạy học cả năm, nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy, sách bài tập và các tài liệu có liên quan tới bài đó. + Xác định cụ thể vị trí và mối liên quan của bài học với bài trước và bài sau. + Xác định cụ thể mục tiêu bài học, mức độ yêu cầu về 3 mặt: Kiến thức mới, phát triển tư duy và khả năng suy luận, rèn luyện kĩ năng. + Xác định kiến thức trọng tâm và quan tâm bồi dưỡng cho những học sinh có khả năng giỏi về bộ môn tin học +Lựa chọn những phương pháp dạy học cụ thể và chuẩn bị các phương tiện tương ứng. Đặc biệt cần lựa chọn một số bài tập ở lớp và ở nhà ( có hướng dẫn những chỗ cần thiết nhất là đối với những học sinh kém). Xác định bài tập bắt buộc và bài tập kèm thêm ( chia thành 2 loại cho học sinh trung bình và học sinh khá giỏi). Tự để học sinh thực hành các câu lệnh đã học sau đó hướng dẫn cho các em thực hành những bài tập khó hơn và gợi ý khả năng tư duy sáng tạo của học sinh. + Soạn các câu lệnh gợi ý hay hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà. Khi làm các bài tập trên phải luôn chú ý tới tín vừa sức với mỗi học sinh. - Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh về bài học : + Tình hình nắm vững kiến thức đã học có liên quan đến bài mới. + Các vấn đề còn tồn tại cần được giải quyết trong bài mới( Kiến thức nào đã học cần được củng cố và tiếp tục rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, thái độ học tập, tinh thần trách nhiệm và ý thức kỉ luật của học sinh yếu kém). + Soát lại tình hình sách giáo khoa, các bài tập thực hành và tận dụng tối đa đường truyền mạng lan là thế mạnh của bộ môn tin học. 3.5 Kết quả đạt được qua khảo nghiệm và giá trị của đề tài: Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy tin học khối 4, so sánh với bảng tổng hợp trước đó đã thu được kết quả như sau: Trước khi thực Sau khi thực hiện hiện đề tài đề tài Mức độ tăng Mức độ thao tác Số học Tỷ lệ Số học Tỷ lệ giảm sinh sinh Thao tác nhanh đúng 23/93 24% 33/93 36% Tăng 12% Thao tác đúng 35/93 38% 44/93 47% Tăng 9 % Thao tác chậm 24/93 26% 16/93 17% Giảm 9 % Hàng năm PGD nên có kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng trong hè cho giáo viên tin học để giáo viên được học tập và tiếp cận với các phương pháp dạy học mới. * Về phía nhà trường: - Môn tin học là môn chủ yếu thực hành trên máy tính là dụng cụ học tập có giá trị cao về vật chất do đó cần có sự quan tâm đúng mức của các cấp các ngành và nhà trường tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn tin học để giúp cho các em có điều kiện học tập tốt nhất. - Nhà trường có ý kiến với cấp trên hàng năm nên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng trong hè cho giáo viên tin học để giáo viên được học tập và tiếp cận với các phương pháp dạy học mới. * Về phía giáo viên: - Tìm tòi sáng tạo cách dạy, cách học tạo sự hứng thú tiếp thu bài . - Yêu nghề, mến trẻ, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ - Thăm lớp dự giờ, hội thảo phương pháp giảng dạy các bộ môn khác. - Tích cực tham mưu với nhà trường để tăng cường nâng cấp máy, trang thiết bị dạy học. * Về phía phụ huynh học sinh: Cần có sự quan tâm đúng mực quản lý thời gian và tạo điều kiện mua sắm máy tính để các em thực hành ở nhà. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn tin học”, rất mong sự góp ý, trao đổi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp để tìm ra những giải pháp tối ưu nhất nhằm giúp học sinh có hứng thú, ham mê học bộ môn tin học. TXQT, ngày 28 tháng 6 năm 2020 XÁC NHẬN Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ không sao chép nội dung của người khác Người thực hiện Hoàng Thị Minh Huệ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.doc