Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt về mở rộng vốn từ phân môn Luyện từ và câu Lớp 3

docx 15 trang sangkienlop3 17/03/2024 1400
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt về mở rộng vốn từ phân môn Luyện từ và câu Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt về mở rộng vốn từ phân môn Luyện từ và câu Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt về mở rộng vốn từ phân môn Luyện từ và câu Lớp 3
 PHẦN I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
I. Đặt vấn đề 
Tiếng Việt là môn học góp phần quan trọng trong việc giúp các em học các môn học khác. Dạy 
Tiếng Việt là dạy phát triển ngôn ngữ cho các em, chúng ta cần dạy cho các em biết cách sử dụng 
ngôn ngữ sao cho phù hợp.
Luyện từ và câu là phân môn mang tính chất thực hành của môn Tiếng Việt. Luyện từ và câu có 
nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh năng lực sử dụng từ và câu trong giao tiếp và học 
tập. Thông qua các hoạt động thực hành, giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức sơ giản về 
ngữ pháp mà các em đã được tích luỹ trong vốn sống của mình, dần dần hình thành các quy tắc 
dùng từ, đặt câu và tạo lập văn bản trong giao tiếp. Từ đó giúp học sinh nói năng đúng chuẩn, phù 
hợp với mục đích và môi trường giao tiếp đồng thời góp phần rèn luyện tư duy và giáo dục thẩm 
mĩ cho học sinh.
Là giáo viên trực tiếp đứng lớp đã nhiều năm, tôi thấy mỗi học sinh đều có sẵn vốn ngôn ngữ nhất 
định. Vốn ngôn ngữ ấy dần được mở rộng và phát triển qua học tập và giao tiếp xã hội hằng ngày. 
Việc sử dụng ngôn ngữ sao cho hợp lí, đúng mục đích giao tiếp là điều không dễ dàng đối với học 
sinh lớp ba, nó đòi hỏi phải có sự hướng dẫn và giúp đỡ của người giáo viên. Qua thực tế giảng 
dạy, tôi nhận thấy các em còn rất khó khăn trong việc phân biệt câu, chữ, từ và tiếng giữa các từ 
trong câu. Trong giao tiếp các em còn dùng từ, câu chưa chính xác vì vốn từ của các em chưa 
phong phú. Bên cạnh đó, kĩ năng viết của các em còn nhiều tồn tại như : viết chưa thành câu, hay 
lặp lại từ, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào bài làm còn hạn chế, sử dụng dấu câu không 
đúng chỗ trong câu hay đoạn văn, không đặt dấu câu, đặt câu và tìm câu hỏi, câu trả lời chưa theo 
mẫu thích hợp, kĩ năng làm bài tập chưa đúng do xác định sai yêu cầu bài tập.
Chính vì những lí do đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt 
về mở rộng vốn từ phân môn Luyện từ và câu lớp ba” để góp phần nâng cao chất lượng dạy và 
học.
II. Mục đích đề tài 
Đề tài này tìm hiểu, nghiên cứu mảng kiến thức về từ loại trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 
ba. Cụ thể là :
- Giúp học sinh mở rộng vốn từ theo chủ điểm.
- Giúp học sinh nắm nghĩa của từ.
- Giúp học sinh quản lí, phân loại vốn từ. 
- Giúp học sinh luyện tập sử dụng từ.
Trên cơ sở đó đề ra một số biện pháp thích hợp giúp học sinh nhận biết, hiểu về từ loại, sử dụng 
từ một cách phù hợp trong các bài viết, đặc biệt trong Tập làm văn. Dùng từ đúng, phù hợp với 
nội dung văn cảnh, giúp các em thể hiện ý văn sáng sủa, rõ ràng, mạch lạc. Mặt khác, giúp cho 
người đọc hiểu nội dung bài văn, câu văn một cách dễ dàng, chính xác.
III. Lịch sử đề tài
Đề tài này có lẽ đã được nhiều thế hệ nhà giáo nghiên cứu và thực hiện thành sáng kiến kinh 
nghiệm. Bản thân tôi qua việc thực hiện giảng dạy theo Phân phối chương trình của Bộ Giáo dục 
& Đào tạo, bám sát Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học và nội dung giảm tải, qua việc học hỏi 
kinh nghiệm từ bạn đồng nghiệp và qua tìm hiểu các tài liệu có liên quan, tôi đã rút ra một số kinh 
nghiệm phục vụ cho việc giảng dạy bài tập về mở rộng vốn từ ở lớp ba. Để giúp học sinh nắm 
vững hơn kiến thức, kĩ năng về từ loại ở lớp ba, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “ Một số biện pháp - Chưa nắm vững yêu cầu bài tập.
- Chưa nắm vững từ loại, chưa hiểu nghĩa của từ.
- Chưa hứng thú với môn học.
II. Nội dung giải quyết
Phân môn Luyện từ và câu lớp ba có dạng bài mở rộng vốn từ với một lượng bài khá lớn. Các bài 
tập về mở rộng vốn từ vừa giúp học sinh lớp ba hình thành kiến thức về từ qua các chủ điểm vừa 
rèn kĩ năng giao tiếp một cách sinh động. Để giúp học sinh nhận biết, hiểu và làm đúng các bài tập 
về mở rộng vốn từ, bản thân tôi cần thực hiện các nội dung sau :
- Khai thác và sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học.
- Tích hợp mở rộng vốn từ qua các môn học.
- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập trước khi làm bài.
- Tạo điều kiện cho học sinh yêu thích môn học.
- Rèn cho học sinh khả năng dùng từ, đặt câu hợp lí trong giao tiếp.
- Thay đổi hình thức dạy học bằng cách sử dụng trò chơi học tập.
III. Biện pháp giải quyết :
1/Khai thác và sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học :
Phương tiện dạy học là điều kiện không thể thiếu khi dạy bất cứ môn học nào cũng như khi dạy về 
Luyện từ và câu. Sử dụng phương tiện dạy học một cách hợp lí thì tiết học mới đạt hiệu quả cao. 
Nhưng sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả là điều băn khoăn của không ít giáo viên khi dạy về 
phân môn này. Hầu hết các bài Luyện từ và câu ở lớp ba đều ít có tranh ảnh, thiết bị phục vụ cho 
bài dạy. Để giúp học sinh nắm mục tiêu bài học, giúp các em mở rộng vốn từ, bản thân tôi đã khai 
thác và sử dụng các phương tiện dạy học như sau :
- Sưu tầm các tranh ảnh, vật thật, có liên quan đến việc phục vụ cho bài học mở rộng vốn từ, 
khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học đó một cách hợp lí và hiệu quả.
Ví dụ : Bài Mở rộng vốn từ : Các dân tộc. Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh. (Tuần 15) 
 Bài tập 1 : Kể tên các dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết: 
Giáo viên sưu tầm tranh ảnh về các dân tộc để giúp học sinh nhận biết tên một số dân tộc, đặc 
điểm về phong tục tập quán, trang phục dân tộc,; kết hợp chỉ trên bản đồ Việt Nam để giúp học 
sinh nhận biết vùng của dân tộc thiểu số sinh sống,
Ví dụ : Bài Mở rộng vốn từ : Thể thao. Dấu phẩy (Tuần 29) 
Giáo viên sưu tầm tranh, ảnh về các môn thể thao để giúp học sinh nhận biết tên của từng môn thể 
thao, kể cả các môn thể thao mà các em chưa biết hoặc còn xa lạ với các em.
Ví dụ : Bài Mở rộng vốn từ : Các nước. Dấu phẩy (Tuần 31)
Giáo viên cần sử dụng bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu để giúp học sinh nêu được tên các nước 
và xác định vị trí các nước trên bản đồ (hoặc quả địa cầu).
- Đầu tư thiết kế các bộ thẻ từ theo các chủ điểm.
Ví dụ : Bài Mở rộng vốn từ : Cộng đồng (Tuần 8)
 Ở bài tập 1, có thể cho 2 hay nhiều nhóm chơi xếp từ vào nhóm thích hợp, giáo viên thiết kế các 
bộ thẻ từ như sau :
 - Thiết kế các phiếu bài tập để hỗ trợ cho học sinh thực hành, chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kỹ 
năng.
Ví dụ : Bài mở rộng vốn từ : Lễ hội. Dấu phẩy (Tuần 26 )
Bài tập 2 : Tìm và ghi vào vở :
 a. Tên một số lễ hội. M : lễ hội đền Hùng
 b. Tên một số hội. M : hội bơi trải
 c. Tên một số hoạt động trong lễ hội và hội. M : đua thuyền
Giáo viên thiết kế các phiếu giao việc cho học sinh (số phiếu phụ thuộc vào số tổ hoặc số nhóm 
học sinh trong lớp).
 PHIẾU BÀI TẬP
Tìm từ ngữ thích hợp ghi vào các cột thích hợp trong bảng sau:
 Tên một số lễ hội Tên một số hội Tên một số hoạt động trong lễ hội và hội
2/Tích hợp mở rộng vốn từ qua các môn học :
a) Mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu :
Trong cùng một bài Luyện từ và câu với nội dung mở rộng vốn từ thì các ngữ liệu, các bài tập đều 
xoay quanh một chủ điểm. Mở rộng vốn từ gắn với ôn tập về câu. Do đó, việc luyện câu giúp học 
sinh hiểu rõ nghĩa của từ, biết cách sử dụng từ.
Ví dụ : Bài Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên. Dấu chấm, dấu phẩy (Tuần 34)
1/ Theo em, thiên nhiên đem lại cho con người những gì?
a) Trên mặt đất. M : cây cối, biển cả 
b) Trong lòng đất. M : mỏ than, mỏ dầu Ví dụ : Bài Nói viết về một người lao động trí óc ( Tuần 22)
Viết đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu) kể về người lao động trí óc : rèn cho học sinh kĩ năng viết, 
đọc.
h) Mở rộng vốn từ qua các môn học khác :
Bản thân tôi quan niệm rằng : dạy từ bất cứ ở đâu, lúc nào, trong bất cứ môn học nào chứ không 
chỉ đóng khung trong giờ Luyện từ và câu hay môn Tiếng Việt. Ở đâu có khái niệm mới, có truyền 
thụ kiến thức thì ở đó có dạy từ.
Ví dụ : Trong môn Tự nhiên và Xã hội :
Bài : Vệ sinh môi trường (Tuần 19)
Giáo viên có thể giải thích các từ : ô nhiễm, phóng uế, để giúp học sinh hiểu thế nào là ô nhiễm 
môi trường và có các biện pháp bảo vệ môi trường thiết thực, hiệu quả.
3/Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập trước khi làm bài:
Bất cứ bài tập nào cũng vậy, có nắm vững được yêu cầu đề bài, hiểu được yêu cầu bài tập muốn 
nói gì, yêu cầu cần làm gì thì học sinh mới làm đúng bài tập. Do đó, giúp học sinh nắm vững yêu 
cầu bài tập là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết của người giáo viên.
Hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu bài tập bằng cách :
- Cho học sinh đọc yêu cầu rồi giải thích yêu cầu.
- Có thể dùng lời giải thích để các em hiểu bài tập.
- Có những bài tập sách giáo khoa đưa ra mẫu, có bài tập không có mẫu. Giáo viên dựa vào mẫu 
có sẵn hoặc đưa ra mẫu phù hợp để giúp học sinh thấy được đặc điểm của mẫu đáp ứng yêu cầu 
của bài tập. Trên cơ sở quá trình hướng dẫn học sinh phân tích, tổng hợp, so sánh, các đặc điểm 
của mẫu, giáo viên giúp học sinh nắm được các thao tác để thực hiện bài tập. Khâu này rất quan 
trọng, vì nếu giáo viên bỏ qua hoặc thực hiện qua loa thì học sinh sẽ không nắm vững cách làm.
Ví dụ : Bài mở rộng vốn từ : Gia đình. Ôn tập câu Ai là gì? (Tuần 4)
Bài tập 1 : Tìm các từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình.
M : Ông bà, chú cháu,cậu mợ, anh em 
Giáo viên giúp học sinh xác định đúng yêu cầu bài tập, chú ý đến từ mẫu, đó là điểm tựa có tác 
dụng định hướng cho học sinh trong quá trình tìm từ. Các em đã biết các từ ngữ chỉ người trong 
gia đình (đã học ở lớp 2). Giáo viên cần giúp học sinh hiểu đúng các từ ngữ như : “gộp”, “những 
người trong gia đình”. Từ đó học sinh sẽ xác định nhiệm vụ giải quyết bài tập là tìm những từ chỉ 
người trong gia đình, sau đó kết hợp các từ ngữ đó lại sao cho hợp nghĩa.
4/Tạo điều kiện cho học sinh hứng thú trong học tập:
Trong dạy học, ngoài việc đảm bảo chắc chắn kiến thức cơ bản, giáo viên cần tạo cho học sinh có 
hứng thú trong học tập, tìm tòi, sáng tạo và say mê môn học.
Làm thế nào để học sinh hứng thú, tích cực tham gia học tập ?
Trước hết, giáo viên phải nắm đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học. Các em thường hiếu động, 
ham hiểu biết, thích tự khám phá, tự tìm hiểu tri thức hơn là sự áp đặt của giáo viên. Do đó, giáo 
viên cần thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp, giúp học sinh tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri 
thức, không còn thờ ơ, thụ động, nhàm chán đối với môn học. Bên cạnh đó, giáo viên cũng phải 
kết hợp phương pháp dạy học và hình thức dạy học sao cho hấp dẫn, lôi cuốn các em. Tức là giáo 
viên phải luôn đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng 
dạy. c) Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi thường làm  để ở.
d) Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc  .
 ( nhà rông, nhà sàn, Chăm, bậc thang)
Đây là dạng bài tập về điền từ vào chỗ trống. Giáo viên cần yêu cầu học sinh đọc kĩ câu văn đã 
cho, sau đó lựa chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống sao cho hợp lí.
Ví dụ 4 : Mở rộng vốn từ : Sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi (Tuần 22)
Bài tập 2 : Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau :
a) Ở nhà em thường giúp bà xâu kim.
b) Trong lớp Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng.
c) Hai bên bờ sông những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.
d) Trên cánh rừng mới trồng chim chóc lại bay về ríu rít.
Bài tập yêu cầu học sinh đặt đúng dấu phẩy vào trong câu cho sẵn, nghĩa là yêu cầu học sinh đặt 
câu hỏi và trả lời câu hỏi để tách được bộ phận chính của câu và thành phần phụ trong câu hay 
giữa các bộ phận giữ chức vụ giống nhau trong câu. Dạng bài tập này góp phần rèn luyện kĩ năng 
viết câu cho học sinh. 
Ví dụ 5 : Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? Dấu hai chấm (Tuần 30) 
Bài tập 2 : Trả lời các câu hỏi sau :
a) Hằng ngày, em viết bài bằng gì?
b) Chiếc bàn em ngồi học được làm bằng gì?
c) Cá thở bằng gì?
Giáo viên có thể tổ chức thực hiện bài tập bằng cách “Hỏi – đáp”. Thông qua bài tập, rèn cho học 
sinh kĩ năng lựa chọn, sử dụng từ ngữ và tự tin khi giao tiếp.
6/ Sử dụng trò chơi học tập :
Trò chơi học tập là một hình thức tích cực hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp dạy học. 
Nếu ta tổ chức cho học sinh vui chơi một cách hợp lí, khoa học thì sẽ mang lại hiệu quả cao. Thông 
qua trò chơi học tập, không khí lớp học trở nên thoải mái, dễ chịu, việc tiếp thu kiến thức của học 
sinh tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Khi sử dụng trò chơi học tập phải có nội dung gắn với 
nội dung học tập, có luật chơi, có tính thi đua giữa cá nhân, nhóm và phải đảm bảo an toàn khi 
chơi. Tôi đã sử dụng một số trò chơi như tìm nhanh từ chỉ đặc điểm, trò chơi tiếp sức, trò chơi trắc 
nghiệm, trò chơi trổ tài nhân hóa, trò chơi đoán từ, trò chơi giải ô chữ.
1. Trò chơi: “TÌM NHANH TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM”
* Mục đích:
 - Nhận biết nhanh các từ chỉ đặc điểm.
 - Luyện trí thông minh nhanh tay, nhanh mắt.
* Chuẩn bị:
 - 2 tờ giấy khổ to chép sẵn đoạn thơ có các từ ngữ chỉ đặc điểm.
*Cách tổ chức:
Ví dụ : Bài Ôn tập về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào? (Tuần 14)
Bài 1 : Tìm các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ sau:
 Em vẽ làng xóm

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.docx