Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 học tốt môn Tin học trường TH Hội Hợp A
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 học tốt môn Tin học trường TH Hội Hợp A", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 học tốt môn Tin học trường TH Hội Hợp A

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt môn Tin học. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu. Môn Tin học ở trường phổ thông nhằm mục đích trang bị cho học sinh những hiểu biết ban đầu về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Môn học này giúp học sinh bước đầu làm quen với những phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kĩ thuật sử dụng máy vi tính phục vụ học tập và cuộc sống. Tin học có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển trí tuệ, tư duy thuật toán, góp phần hình thành học vấn phổ thông cho học sinh. Tin học hỗ trợ cho hoạt động học tập của học sinh, góp phần làm tăng hiệu quả giáo dục. Tin học tạo ra môi trường thuận lợi cho học tập suốt đời và học từ xa, làm cho việc trang bị kiến thức, kĩ năng và hình thành nhân cách học sinh không chỉ giới hạn trong khuôn khổ của nhà trường, mà còn có thể thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Các kiến thức và kĩ năng trong môi trường học tập này thường xuyên được cập nhật làm cho học sinh có khả năng đáp ứng những đòi hỏi mới nhất của xã hội. Bộ môn Tin học ở trường Tiểu học được chia làm hai phần chính: + Lý thuyết + Thực hành Hai phần này đều có tác dụng bổ trợ cho nhau, qua lý thuyết các em sẽ định hình được giờ học thực hành sắp tới sẽ làm gì và có thể khai thác thêm mà không bỡ ngỡ trước những câu hỏi mà giáo viên đưa ra. Ngược lại phần thực hành có tác dụng củng cố lại kiến thức của lý thuyết, buộc người học phải nắm được nội dung của lý thuyết. Đặc biệt ở bộ môn Tin học lớp 3 học sinh bắt đầu được làm quen với máy tính, bước đầu biết được một số bộ phận quan trọng của máy tính, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính nên còn nhiều bỡ ngỡ và khó khăn. Là một giáo viên, thành quả đạt được trong lao động là chất lượng học tập của học sinh trong bộ môn mình phụ trách, tôi luôn trăn trở và tự hỏi làm thế nào để có nhiều học sinh lớp 3 học tốt môn Tin học. Chính điều đó đã thôi thúc tôi nghiên cứu và viết đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt môn Tin học”. Phương pháp dạy học của giáo viên có vai trò rất quan trọng, nó sẽ là công cụ giúp học sinh hứng thú học tập hơn. Hơn nữa, trong xu thế xã hội ngày càng phát triển, sự đổi mới của đất nước, nền giáo dục cũng có những thay đổi căn bản cả về nội dung lẫn phương pháp dạy học và ngày càng hội nhập sâu vào sự tiến bộ chung của các nền giáo dục trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy việc vận dụng các phương pháp dạy học tiến bộ, tích cực trong tất cả các môn học nói chung cũng như trong giảng dạy môn tin học ở trường tiểu học nói riêng cũng là phù hợp với xu thế chung của nền giáo dục hiện đại và là cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục của môn học này. 7.2. Thực trạng của vấn đề. 7.2.1. Đặc điểm tình hình. Nhà trường đã có một phòng máy vi tính để cho học sinh học nhưng vẫn hạn chế, số máy vi tính để các em thực hành còn ít. Vì vậy cũng gây một số khó khăn cho việc học tập của học sinh. Môn tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc tiểu học nên chương trình và sự phân phối chương trình bước đầu có sự thống nhất và đang hoàn chỉnh. Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính chậm chạp do chưa được thực hành nhiều. Các em ở lứa tuổi này tâm sinh lý chưa có sự thay đổi đáng kể, trí nhớ chưa phát triển nên rất dễ mau quên, những chú ý có chủ định chưa hình thành rõ nét, khả năng tập trung chú ý chưa sâu, dễ bị phân tán. Tuy vậy những gì để lại cho các em những ấn tượng, những rung động mạnh mẽ cũng tạo nên chú ý của các em. Hoạt động tư duy của các em chưa có nhiều chuyển biến, tư duy trừu tượng chưa phát triển, tư duy cụ thể giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc của tư duy. Vì vậy hoạt động tư duy của các em phụ thuộc rất lớn vào biểu tượng trực quan, nội dung trực quan sẽ để lại cho các em ấn tượng nhiều hơn là các nội dung trừu tượng, khả năng lập luận, suy đoán, diễn đạt chưa hình thành rõ nét. Do vậy đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp sư phạm tốt, chủ động sáng tạo, luôn cải tiến phương pháp luyện tập bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều dạng bài tập khác nhau phù hợp cho từng nội dung bài học để gây hứng thú và động viên tất cả học sinh nhiệt tình luyện tập thực hành. 7.2.2. Quy mô trường lớp năm học 2016 – 2017. - Năm học 2016- 2017 nhà trường có 496 học sinh chia làm 18 lớp + Chạy các chương trình diệt vi rút hiệu quả: Để chương trình này chạy tốt tôi luôn luôn phải cập nhập phiên bản mới nhất của phần mềm diệt vi rút mà mình đang dùng. + Kiểm tra nhiệt độ thùng máy : Sự quá nhiệt là một nguyên nhân khác, thường xảy ra do sự hoạt động kém của các quạt giải nhiệt, các loại bụi bẩn bám trong thùng máy. Nếu thấy bên trong thùng máy có nhiều bụi bẩn bám vào tôi sẽ vệ sinh thùng máy nhưng phải rất cẩn thận rút nguồn điện ra khỏi máy hoàn toàn để tránh gây nguy hiểm. + Kiểm tra lại bộ nhớ Ram: Đây là nguyên nhân chủ yếu mà tôi thường gặp mỗi khi máy không khởi động được hoặc bị lỗi bất thường khi đang hoạt động. Nếu phát hiện ra bộ nhớ có vấn đề, hãy tháo các thanh Ram ra, lau sạch chân thanh Ram và gắn lại thật chặt, hoặc lần lượt gắn từng thanh Ram ở các vị trí khác nhau để kiểm tra. + Đôi lúc máy chạy nhưng màn hình không lên hình. Tôi thường lấy màn hình đang sử dụng tốt khác để thử xem màn hình đang chạy bị hỏng hay không. 7.3.2. Sắp xếp nội dung, phương pháp học tập cho từng phần học phù hợp, hiệu quả, áp dụng bài tập vào giờ học: Ở lứa tuổi học sinh lớp 3 giáo viên nên sắp xếp đan xen gữa các bài học và trò chơi ở từng chương cụ thể giúp các em vừa học vừa chơi. Không nên chia các bài học trò chơi ra thành một chương riêng rẽ như trong sách giáo khoa. Ví dụ: Sau bài: "Chuột máy tính" là bài "Trò chơi Blocks" nhằm tạo không khí mới sau những bài học trước và cũng để các em luyện tập chuột ngay sau bài học này. Đưa các trò chơi dạng trắc nghiệm vào trong giờ học như: Trò chơi nhóm nhanh nhất, trò chơi đoán ô chữ, trò chơi ai đúng nhất,... Ví dụ: Ở tiết "Ôn tập gõ phím" ta có thể đưa trò chơi nhóm nhanh nhất vào giúp học sinh vừa chơi vừa ôn lại kiến thức cũ. TRÒ CHƠI NHÓM NHANH NHẤT * Thể lệ trò chơi: - Chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm gồm có 5 hoặc 6 học sinh tùy vào sĩ số học sinh của lớp). - Mỗi nhóm sau thảo luận, sử dụng bảng và phấn để ghi lại câu trả lời của nhóm mình. Ví dụ: Bài chuột máy tính. Khi giới thiệu chuột máy tính, giáo viên phải mô tả con chuột, có mấy loại chuột, trên thân chuột có những nút lệnh nào, chức năng của từng nút đó, tay đặt lên chuột như thế nào là đúng. Giáo viên thực hiện mẫu vài thao tác rồi yêu cầu cả lớp thực hiện lại ngay tại phòng máy để các em nắm vững bài học ngay tại lớp bằng chuột máy tính thật chứ không phải là hình ảnh trực quan. Ví dụ: Ở bài Bàn phím máy tính: Để giúp các em làm quen với bàn phím, giáo viên cho học sinh nêu tên tất cả các phím và cho chơi một số trò chơi có nội dung về bàn phím. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh mở phần mềm soạn thảo và cho các em gõ họ tên của mình hay tên trường mình đang học. Để tránh sự nhàm chán với một trò chơi và cũng để giới thiệu luôn cho các em phần mềm soạn thảo sau này các em sẽ học. Như thế học sinh vừa nắm được tên của các phím, vừa gây được hứng thú học tập của các em. Hệ thống các bài tập thực hành phù hợp với bài giảng, liên hệ với một số môn học khác có liên quan trong chương trình học của các em. Hay khi dạy học với nội dung thực hành, giáo viên không thể áp đặt, bắt buộc học sinh thực hành một cách thụ động theo ý muốn của mình, mà người giáo viên phải có phương pháp để phát huy tính tích cực, sáng tạo, tự giác của các em bằng các biện pháp như khuyến khích, khen thưởng, động viên để học sinh tích cực thực hành, chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho mình. Đối với học sinh lớp 3 giáo viên nên cho các em học ngay tại phòng máy để các em được tiếp xúc với máy tính thường xuyên, được học các kiến thức ngay trên máy tính của mình, học lý thuyết đi đôi với thực hành ngay tại tiết dạy để các em thấy và nhớ các biểu tượng, các lệnh, các thao tác trên máy tính. Thực hiện theo phương pháp mắt thấy, tai nghe, tay làm. Dạy học lý thuyết gắn liền với thực hành: Phương pháp dạy học lý thuyết gắn liền với thực hành có thể nói là mới đối với các môn học khác, nhưng với môn Tin học tiểu học thì phương pháp này là không thể thiếu khi dạy bất kì một nội dung tin học nào. Đây là một phương pháp dạy học chủ đạo trong quá trình dạy học tin ở tiểu học. Bởi vì: Học sinh tiểu học là lứa tuổi mà tâm lý chưa phát triển, khả năng diễn đạt kém, nếu học lý thuyết chung chung học sinh rất mau quên. Kiến thức tin học là những nội dung tương đối mới mẻ, xa lạ và có nhiều khái niệm rất trừu tượng đối với nhiều học sinh. Hơn nữa kiến thức tin học đòi hỏi rất nhiều kỹ năng sử dụng máy tính nhanh chóng và chính xác. Vì vậy dạy học lý thuyết gắn liền với thực hành trên máy tính là điều kiện rất quan trọng để học sinh tiếp thu tri thức mới, hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho mình. Tri thức tin học không đòi hỏi cao ở khả năng trình bày lý thuyết xuông mà đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng thực hành giỏi, biết sử dụng máy tính thành thạo. 7.3.3. Tạo sự tranh đua giữa các nhóm trong giờ thực hành: Chúng ta có thể sử dụng phần mềm quản lý phòng máy. Như phần mềm Netop School để trình chiếu các bài tập của các nhóm hoàn thành tốt, để cả lớp quan sát đồng thời nhận xét, khích lệ tinh thần các em. Và cũng là đồng thời quản lý được các em, hướng dẫn chung cho cả lớp trong giờ học. Phân chia đối tượng học sinh để sắp xếp các em yếu và khá, giỏi ngồi đan xen nhau để em giỏi hướng dẫn em yếu, em yếu học hỏi ở em giỏi trong giờ thực hành. Đây là cách học từ bạn hiệu quả nhất. Bởi trong một tiết thực hành giáo viên dù có cố gắng lắm cũng không thể chỉ dẫn cụ thể hết cho từng em. Nhất là ở các lớp có nhiều học sinh yếu, hoặc nhà không có máy tính. (Ở phương pháp này giáo viên nên chú ý đến thời gian thay đổi lượt thực hành của từng em, để em nào cũng được thực hành, tránh trường hợp em giỏi ngồi làm, em yếu thì ngồi nhìn). 7.4. Về khả năng áp dụng sáng kiến: Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy bộ môn tin học của nhà trường. Trong năm học vừa qua tôi đã vận dụng vào đối tượng học sinh lớp 3 là lớp mới bước đầu tiếp cận với công nghệ thông tin nhưng tôi thấy có hiệu quả qua từng phần học. Cơ bản đáp ứng được yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng theo quy định của Bộ Giáo Dục - Đào tạo đề ra, góp phần nâng cao chất lượng học sinh trong nhà trường. Với phương pháp một tiết lý thuyết rồi một tiết thực hành hoặc kết hợp lý thuyết và thực hành học sinh nắm vững và nhớ kiến thức ngay tại lớp. Đồng thời tạo sự hứng thú, yêu thích giờ học tin học của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả tiết dạy. Trong đơn vị trường tiểu học Hội Hợp A trong năm qua đã áp dụng những giải pháp mới nêu trên có hiệu quả khá tốt. Tỷ lệ học sinh lớp 3 đạt khá giỏi bộ môn tin trên 80%. Theo bản thân tôi thì các trường khác có thể áp dụng được. Song đòi hỏi người thầy trước hết phải là người thực sự say sưa với chuyên môn, thực sự tâm huyết với nghề nghiệp. Hiểu rõ vai trò quan trọng của việc sử dụng đồ dùng dạy học và truyền đạt kiến thức cho học sinh dễ hiểu nhất. Tích cực đào sâu nghiên cứu, học hỏi ở đồng nghiệp để có kinh nghiệm dạy tốt hơn. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có 9. Các điều kiện để áp dụng sáng kiến. Để áp dụng sáng kiến này cần những điều kiện sau: - Đối tượng học sinh: Là những học sinh lớp 3 ở bậc Tiểu học. - Có đủ SGK, sách tham khảo môn tin học và có đủ máy tính để học sinh có thể thực hành.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_h.docx