Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 phát huy sự tự giác tham gia các hoạt động
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 phát huy sự tự giác tham gia các hoạt động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 phát huy sự tự giác tham gia các hoạt động
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VIỆT YÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG NINH SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH PHÁT HUY SỰ TỰ GIÁC THMA GIA CÁC HOẠT ĐỘNG Họ và tên: Đỗ Thị Hồng Anh Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường TH Hoàng Ninh Lĩnh vực nghiên cứu: Giáo dục Việt Yên, tháng 5 năm 2022 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thông tin học sinh - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc và nghiên cứu các thông tư, sách tâm lý lứa tuổi học sinh Tiểu học. - Phương pháp phỏng vấn: Chia sẻ với học sinh về thuận lợi, khó khăn khi tham gia các hoạt động. - Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của học sinh - Phương pháp đối chứng: Khảo sát kết quả của học sinh trước và sau khi thực hiện các giải pháp. VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA SÁNG KIẾN - Giáo viên có được những giải pháp giúp phát huy sự tự giác của HS. Từ đó giúp học sinh tự giác tham gia các hoạt động. - Đưa ra các việc làm, các giải pháp cụ thể dễ hiểu, dễ thực hiện, áp dụng được tất cả với mọi giáo viên đạt hiệu quả. Phần II NỘI DUNG I.CƠ SỞ VIẾT SÁNG KIẾN 1. Cơ sở lý luận Tự giác là một hình thức rèn luyện bản thân để biết cái nào đúng cái nào sai, cái nào nên làm và cái nào không nên làm, tạo nên những thói quen mới trong cách suy nghĩ, hành động và diễn thuyết nhằm mục đích nâng cao bản thân và hướng đến thành công cho bản thân mỗi người. Ý thức tự giác là điều hết sức cần thiết, đây là một hình thức rèn luyện bản thân chọn lọc, giúp chúng ta hình thành thói quen từ cách nghĩ, cách nói và hành động với mục đích nâng cao bản thân, tự giác nó sẽ là một chìa khóa giúp các bạn mở một con đường mới cho mình trong tương lai,đem lại kết quả mong muốn trong công việc và cuộc sống. Bởi vậy bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn thấy được ý thức tự giác mang lại các lợi ích gì cho các bạn trong tương lai. Tự giác là một trong các kỹ năng mềm cần thiết để thành công, những người tự giác từ nhỏ cho đến khi lớn lên đi học và làm việc luôn là những người nổi bật giúp mọi người thành công hơn, hạnh phúc hơn trong học tập, công việc và cuộc sống. Rèn luyện ý thức tự giác là nhiệm vụ được định hướng và có chọn lọc, nó là kết quả của một quá trình lặp đi lặp lại, kiên trì và bền bỉ nỗ lực chứ không phải là tự nhiên mà nó có sẵn trong người. 2. Cơ sở thực tiễn Hiện nay, trong các nhà trường không những cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học một cách có hệ thống, mà còn rèn cho học sinh những kĩ năng, kĩ xảo, kĩ năng sống cần thiết để hình thành và phát triển những năng lực, phẩm chất tốt đẹp 2. Khảo sát thực tế Đầu năm học 2021-2022, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3B với tổng số 28 học sinh. Dưới đây là kết quả khảo sát đánh giá về sự tự giác tham gia các hoạt động đầu năm học: Biểu hiện của học sinh Số học Tỷ lệ Học sinh tự giác tham gia các hoạt động tích sinh 7 25% cực Học sinh tham gia hoạt động nhưng chưa tự 10 35.7% giác Học sinh chưa tự giác tham gia các hoạt 11 39.3% động Trước thực trạng của lớp, tôi đã phân tích và tự đặt ra cho mình câu hỏi: phải làm gì? làm như thế nào?.... để giúp học sinh có thể tự giác tham gia các hoạt động. 3. Nguyên nhân - Giáo viên thường chỉ quan tâm đến thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng trong quá trình dạy học. Tư tưởng nhận thức của phụ huynh lẫn học sinh cũng chỉ tập trung làm sao học sinh nắm kiến thức bài học là chủ yếu, còn các nội dung khác trong đánh giá học sinh vẫn chỉ là nội dung phụ, không quan trọng. - Các em sống trong những gia đình có hoàn cảnh khác nhau, nếp sống khác nhau nên nhận thức và nếp sống cũng khác nhau. - Phụ huynh chưa quan tâm sát sao, hướng dẫn con có thói quen tự giác trong các hoạt động; chưa dành thời gian chia sẻ với con,. - Học sinh hiếu động, nghịch ngợm nhưng sự hiểu biết, các kỹ năng sống như tự giác tham gia các hoạt động còn hạn chế. III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Giải pháp 1: Phân loại học sinh tự giác tham gia các hoạt động Ngay từ đầu năm học, tôi đã liên hệ với giáo viên chủ nhiệm cũ hỏi cặn kẽ về từng học sinh, tìm hiểu hoàn cảnh, sở thích và cá tính của từng em ... nhờ thế tôi nắm được tình hình chất lượng và các mặt hoạt động khác của từng học sinh trong lớp. Do đó, tôi đã phân loại học sinh theo các nhóm sau: Nhóm 1: Học sinh tự giác tham gia các hoạt động tích cực Ở nhóm này, phần lớn là các em học sinh đều tự giác tham gia các hoạt động ở trường, lớp cũng như ở nhà. Trong các phong trào của trường, lớp như học tập, lao động vườn trường, tham gia một phút sạch trường, tham gia giúp bố, mẹ các việc nhà. Nhóm 2: Học sinh tham gia hoạt động nhưng chưa tự giác Đối với các em HS ở nhóm này chúng ta cần khích lệ, động viên kịp thời để giúp các em giải tỏa tâm lí ngại ngùng. PH lớp 3B - Trường TH Hoàng Ninh tự giác tham gia phụ giúp ba mẹ khi ở nhà 3. Giải pháp 3: Đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng dạy học phân hóa đối tượng học sinh nhằm rèn kỹ năng tự giác cho học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học là dạy và học theo hướng tích cực chủ động, sáng tạo trong đó học sinh phải tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức mới theo sự tổ chức và hướng dẫn hợp lý của giáo viên. Trong các tiết học, tôi đã vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ năng tự giác * Phương pháp thảo luận nhóm Tổ chức nhóm là nhằm tạo cơ hội cho mọi đối tượng được tự trình bày vấn đề trước các bạn trong nhóm. - Trong khi học sinh thảo luận nhóm, giáo viên cần quan sát, theo dõi và hướng dẫn, hỗ trợ khi các em gặp khó khăn trong quá trình thảo luận bằng cách đặt câu hỏi, hướng dẫn trả lời, cung cấp thêm thông tin cho các em. - Khi các nhóm trình bày, giáo viên yêu cầu nhóm khác phải lắng nghe nhóm bạn trình bày, nhận xét, bổ sung và so sánh cách làm, kết quả với nhóm mình. Đồng thời, giáo viên cần động viên, khuyến khích các nhóm và cá nhân đưa ra các câu hỏi có liên quan đến công việc của mỗi nhóm để học sinh trả lời Học sinh lớp 3B - Trường TH Hoàng Ninh tham gia hoạt động nhóm Học sinh lớp 3B - Trường TH Hoàng Ninh tự sắm vai và thuyết trình trước cả lớp Sau khi thực hiện giải pháp này, học sinh mạnh dạn trao đổi ý kiến với các bạn trong thảo luận nhóm. Các em mạnh dạn tự trình bày kết quả học tập của nhóm to, rõ ràng, lưu loát; mạnh dạn đặt câu hỏi giao lưu với bạn dựa trên chuẩn kiến thức và kỹ năng. Các em nhút nhát tự tin hơn khi trình bày ý kiến. Tiết học trở nên sôi nổi, học sinh hứng thú hơn trong học tập. Khi giao nhiệm vụ học tập, tôi luôn chú trọng phân hóa đối tượng học sinh làm sao luôn đảm bảo các em hoàn thành được nhiệm vụ của mình phù hợp năng lực, sở trường. Điều này luôn giúp học sinh phát huy hết khả năng. Đối với học sinh năng lực tốt thì yêu cầu cao hơn để các em tránh nhàm chán, tránh tự cao tự đại là ta đã giỏi mà không cần phấn đấu. Đối với học sinh chậm, yếu hơn thì giao việc vừa sức. 4. Giải pháp 4: Xây dựng môi trường học thân thiện. - Để giúp học sinh cảm nhận được mỗi ngày đến trường là một ngày vui và cho các em cảm giác trường học là nhà. Thì tôi không chỉ tổ chức các hoạt động giáo dục mà tôi còn hướng dẫn HS tự tham gia xây dựng môi trường học thân thiện. - Bằng cách các em sẽ tự trang trí lớp học để có một không gian học thân thiện như trang trí hòm thư bè bạn, góc sáng tạo, đôi bạn cùng tiến, nội quy lớp học ... Các em đã được thỏa sức sáng tạo theo ý tưởng của mình. Với sự hướng dẫn của giáo viên các em đã hiểu được ý nghĩa của nội dung trang trí và cùng thực hiện theo. - Để giữ được không gian lớp học luôn sạch sẽ thì hàng ngày các em thường xuyên lau dọn bàn ghế, sắp xếp đồ dùng học tập ngăn nắp gọn gàng. học sinh được tự tay chăm sóc những luống rau của lớp mình. Ở trường tôi mỗi lớp có một luống rau, các em được thường xuyên luân phiên tự trồng, chăm sóc nhặt cỏ, tưới cây, bắt sâu và thu hoạch rau. - Chăm sóc vườn rau học sinh có được cơ hội tìm hiểu đặc điểm của các loại rau. Với hoạt động này, tôi vừa giáo dục học sinh biết chăm sóc vườn rau vừa theo dõi sự phát triển của cây, giúp các em nhận biết một số đặc điểm từng loại rau và tác dụng của rau xanh với đời sống con người. Mặt khác, thông qua chăm sóc rau các em còn cảm nhận được giá trị của sức lao động và quý trọng giá trị sức lao động. Học sinh lớp 3B - Trường TH Hoàng Ninh tham gia lao động sản xuất 5. Giải pháp 5: Giáo dục học sinh bằng những biện pháp kỉ luật tích cực. - Đối với tôi, thì tôi không bỏ qua bất kì một cử chỉ đáng khen nào và Luôn tìm mọi cơ hội để khen ngợi học sinh, Động viên các em khi có hành vi tích cực dù chỉ là 1 hành vi nhỏ. Cảm giác được thừa nhận và khen thưởng trong một tập thể (Ở bất cứ hình thức nào) đều có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ và cách xử sự của HS. - Trong những giờ sinh hoạt lớp hàng tuần lớp tôi thường có những phần thưởng Khen ngợi và động viên các em. Phần thưởng cho HS đã được thông qua buổi họp PH và được PH rất đồng tình. Tổ chức sinh nhật cho các em HS tại lớp 3B - Trường TH Hoàng Ninh IV. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIỂN - Sáng kiến này đã được áp dụng tại lớp lớp 3B năm học 2021-2022. - Lĩnh vực sáng kiến có thể áp dụng: Giáo dục vào đào tạo - Phạm vi áp dụng sáng kiến: sáng kiến này có thể áp dụng trong các trường của Tiểu học. V. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIỂN Với việc áp dụng các biện pháp trên trong quá trình công tác, tôi nhận thấy giáo viên cần nắm bắt rõ tình hình, đặc điểm, năng lực của học sinh lớp mình để lựa chọn phương pháp, hình thức phát huy học sinh tốt nhất. Lớp 3B Sĩ số: 28 học sinh Khi chưa áp dụng biện Sau khi áp dụng biện pháp Biểu hiện của học sinh pháp Số học sinh Tỷ lệ Số học sinh Tỷ lệ Học sinh tự giác tham 7 25% 17 60.7% gia các hoạt động tích cực Học sinh tham gia hoạt 10 35.7% 8 28.6% động nhưng chưa tự giác Học sinh chưa tự giác 11 39.3% 3 10.7% tham gia các hoạt động “Đây là sáng kiến của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác” Nếnh, ngày 10 tháng 05 năm 2022 Người viết Đỗ Thị Hồng Anh
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_p.docx