Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn Lớp 3
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực chuyên môn. 3. Tác giả: Họ và tên: Đoàn Thị Yến Ngày/tháng/năm sinh: 11/08/1995 Chức vụ, đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hùng Tiến Điện thoại DĐ: 0375569968 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến Đơn vị: Trường Tiểu học Hùng Tiến Địa chỉ: Xã Hùng Tiến - huyện Vĩnh Bảo - TP Hải Phòng. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT 1. Mô tả giải pháp Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn Tiếng Việt. Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh( HS) tạo lập văn bản, góp phần dạy HS sử dụng Tiếng việt trong đời sống sinh hoạt. Để làm được một bài văn không những HS phải sử dụng cả bốn kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết mà còn phải vận dụng các kỹ năng về Tiếng việt, về cuộc sống thực tiễn. Vì vậy Tập làm văn có tính tổng hợp, có liên quan mật thiết đến các môn học khác. Dạy phân môn Tập làm văn được tốt tức là người giáo viên (GV) đã xâu chuỗi kiến thức từ các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu. Trong giờ tập làm văn HS được cung cấp kiến thức về cách làm bài và làm các bài tập (nói, viết) xây dựng các loại văn bản và các bộ phận cấu thành văn bản. Bên cạnh đó HS còn tập kể lại được những mẫu chuyện được nghe thầy, cô kể trên lớp. Qua từng nội dung bài dạy, phân môn tập làm văn nhằm bồi dưỡng thái độ ứng xử có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng tình cảm lành mạnh tốt đẹp cho HS. Để thực hiện tốt mục tiêu của môn học đòi hỏi người thầy phải biết vận dung linh hoạt, sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho a) Biện pháp dạy học tích hợp liên môn Với thể loại nói - viết trong phân môn Tập làm văn lớp 3, HS được rèn luyện kĩ năng nói dựa trên những gợi ý ở SGK và viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 6 câu với các chủ đề: + Nói về quê hương; Nói về gia đình; Nói về người lao động. + Kể về buổi biểu diễn nghệ thuật; Kể vể lễ hội; về trận thi đấu thể thao. + Bảo vệ môi trường Do khả năng tư duy của HS còn hạn chế, óc quan sát, trí tưởng tượng không phong phú lại chưa có vốn sống, vốn hiểu biết nhiều nên đa số các em chỉ biết trình bày đoạn văn một cách hạn hẹp theo nội dung đã gợi ý trong sách giáo khoa và của giáo viên đưa ra. Từ đó bài văn nói - viết nghèo nàn về ý, gò ép, thiếu sự hồn nhiên, sáng tạo. Ở lớp 3 mỗi một chủ điểm đều được học trong 2 tuần và có từ 1-2 tiết Tập làm văn là rèn kĩ năng nói, viết về một đề bài theo chủ điểm được học. Vì vậy, dạy Tập làm văn, tôi đã dạy tích hợp liên các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện có trong chủ điểm đó giúp HS biết cách tích lũy vốn kiến thức, vốn từ ngữ để vận dụng vào các bài Tập làm văn. Ví dụ : Ở tuần 22 - chủ điểm Sáng tạo, tiết Tập làm văn có bài tập: + Bài 1 : Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết. + Bài 2: Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn từ 7-10 câu. - Tôi đã định hướng cho HS ngay khi dạy bài Tập đọc trong chủ điểm sáng tạo đó là bài: “Nhà bác học và bà cụ” để HS hiểu được nhà bác học Ê-đi- xơn là một nhà bác học đại tài, ông là người nghiên cứu và phát minh ra rất nhiều công trình khoa học vĩ đại cho nhân loại, là người có tấm lòng yêu thương mọi người và luôn mong muốn mang đến những điều tốt nhất cho con người. - Không chỉ có vậy, ngay trong tiết Luyện từ và câu tôi cũng đã giúp HS hệ thống được các từ ngữ nói về chủ điểm “Sáng tạo” như những từ ngữ chỉ trí thức: bác sĩ, dược sĩ, nhà văn, nhà bác học,và từ ngữ chỉ hoạt động của trí thức: nghiên cứu, chế tạo thuốc, khám bệnh,mà các em có thể định hướng và vận dụng vốn từ ngữ vào nói, viết bài tập làm văn. - Để tránh tình trạng sử dụng từ ngữ không phù hợp, tôi cho HS tìm các từ ngữ chỉ trí thức và chỉ hoạt động của trí thức nhằm giúp các em tích lũy được vốn từ ngữ khi nói và viết về một người lao động trí óc. Sau khi HS học xong các tiết: Tập đọc; Luyện từ và câu bài: “Mở rộng vốn từ sáng tạo”; Chính tả, Kể chuyện, HS đã có thêm vốn từ để chuẩn bị cho bài nói, viết về người lao động trí óc. các biện pháp so sánh, nhân hoá, để từ đó HS biết trình bày bài văn giàu hình ảnh, sinh động, sáng tạo. Ví dụ: Ở tuần 29: Kể lại một trận thi đấu thể thao - Xem ảnh chụp buổi thi chạy, có HS nói:“Các vận động viên bắt đầu xuất phát với các bước chạy khỏe khoắn”. Cũng có học sinh khác nói:“Khi gần tới đích, các vận động viên dồn sức vào các bước chạy cuối cùng để cán đích.” - Như vậy, cùng một tấm ảnh chụp nhưng mỗi HS lại có các cách liên tưởng khác nhau. Trí tưởng tượng ở HS lớp 3 rất hồn nhiên ngây thơ và ngộ nghĩnh, hơn nữa các em cũng đã được học về phép so sánh, nhân hóa cho nên cách liên tưởng của các em rất thú vị. Ngoài ra tôi đưa thêm một số hình ảnh về các môn thi đấu thể thao khác để HS có thể tưởng tượng và viết được đúng yêu cầu, rõ ràng các ý của bài văn viết về một buổi thi đấu thể thao. 3. Biện pháp 3. Rèn kĩ năng diễn đạt khi nói và viết cho học sinh. a) Rèn kĩ năng nói cho học sinh: - Tôi yêu cầu HS trình bày bài nói theo các bước sau: + Bước 1: Nói dưới hình thức trả lời theo các câu hỏi gợi ý (dành cho những HS trung bình) + Bước 2: Nói gộp từ 2 - 3 câu hỏi một lúc, có liên kết các câu với nhau (dành cho HS khá) + Bước 3: Nói thành bài văn (dành cho HS giỏi) b) Rèn kĩ năng viết cho học sinh: - Nói được là sẽ viết được. Tuy nhiên giữa nói và viết một văn bản cũng có sự khác nhau. Khi viết, mỗi câu văn cần phải rõ ý, đủ thành phần chính của câu. Ngoài ra, GV cần hướng dẫn cho HS cách trình bày một bài viết, cách dùng từ ngữ, viết câu chính xác, các ý diễn đạt có thứ tự hợp lý. GV cần phải khuyến khích, động viên, ghi nhận những HS có ý tưởng hay, bài viết sáng tạo để khen ngợi và nhân rộng đối với HS khác. Ngoài việc chú ý về nội dung, khi viết cũng cần chú ý tới hình thức trình bày, nhắc nhở HS về chữ viết, lỗi chính tả. 4. Biện pháp 4. Tìm hiểu nội dung câu chuyện và kể lại trong dạng bài Nghe - kể ở phân môn Tập làm văn Lớp 3. - Để hoạt động của tiết học dạng đề trên đa dạng hơn, HS vui và tích cực học hơn, giờ học có hiệu quả hơn nhất là những HS trung bình và yếu. Tôi xin đề nghị thêm một số phương án dạy học như sau: - GV kể chuyện 2 lần (nội dung chuyện có trong SGV) HS đối chiếu giữa nội dung chuyện vừa được nghe với nội dung mình đã đoán để điều chỉnh ở phần b của bài tập. Ví dụ: b. Điều chỉnh nội dung khi Câu hỏi gợi ý a. Thử đoán nội dung nghe kể Câu chuyện có Chuyện có hai nhân vật Chuyện có hai nhân vật mấy nhân vật Người mẹ dọa sẽ đổi cậu bé Họ đang nói chuyện với Họ đang làm gì? để lấy một đưa con ngoan về nhau nuôi. Người mẹ nói sẽ đối con để lấy đứa con ngoan về nuôi. Người mẹ đã nói Người mẹ nói với con Người con trả lời với mẹ là với con điều gì? phải ngoan, nghe lời mẹ. mẹ chẳng bao giờ đổi được người con trả lời Người con ngồi im lặng. đâu vì không ai dại gì mà mẹ ra sao? đổi đứa con ngoan lấy đưa con nghịch ngợm cả. Dại gì mà đổi một đứa con Kết quả câu Người con không nghe ngoan lấy một đứa con chuyện ntn? lời mẹ nghịch. - GV bao quát lớp, kèm cặp thêm cho HS trung bình và yếu - Cho HS trao đổi về một điều thú vị trong truyện hay nêu ý nghĩa chuyện: câu chuyện buồn cười ở chỗ nào? GV chốt lại nội dung: Không ai dại gì mà đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm cả. - Cho HS kể lại chuyện theo nhóm. - Đại diện nhóm kể lại trước lớp. HS nhận xét bổ sung, GV nhận xét. Cách 2: - GV kể chuyện lần 1 kết hợp hướng dẫn HS nắm các nhân vật có trong chuyện. - GV kể lần 2, HS nghe rồi hoàn thành các sự kiện trong các khung còn trống của sơ đồ trình tự câu chuyện trên phiếu. GV có thể để trống tất cả các ô hoặc viết sẵn ý trong một vài ô. Các ô khác HS nghe rồi hoàn thành sơ đồ trình tự 5. Biện pháp 5. Tập cho học sinh cách kể hay, nói, viết về một chủ đề ở phân môn Tập làm văn Lớp 3. Nội dung các bài tập thuộc dạng bài này nhằm rèn cho HS kỹ năng diễn đạt bằng lời nói (viết) về một chủ đề nào đó: Nói viết về thành thị hoặc nông thôn; Kể về gia đình; Kể về một buổi thi đấu thể thao... Xem xét cách triển khai câu hỏi gợi ý ở mỗi đề, chúng ta có thể thấy dạng đề này hầu như là sự kết hợp của nhiều thể loại: miêu tả, tường thuật, thuyết minh và phát biểu cảm nghĩ. Khi dạy dạng đề này ngoài phương án được dạy theo SGV, tôi đã sử dụng “mạng ý nghĩa” để giúp HS tìm kiếm và phát triển diễn đạt ý tưởng tạo cho các em sự mạnh dạn tự tin trong học tập. Sử dụng “Mạng ý nghĩa” là như sử dụng một đồ dùng dạy học, một biện pháp dạy học cụ thể - Sử dụng mạng ý nghĩa là cách thức giáo viên tổ chức cho học sinh suy nghĩ diễn đạt một cách chủ động và sáng tạo trong dạy học Tập làm văn. Phương pháp này hướng đến việc cá thể hoá tối đa hoạt động nói và viết của học sinh sao cho sản phẩm làm văn của các em vừa bảo đảm được chuẩn mực cơ bản của một thể loại văn bản, vừa thể hiện bản chất cái tôi của mỗi học sinh trên cơ sở khai thác khái niệm và hiểu biết có trước của các em cũng như những ý tưởng và ngôn từ trong các bài đọc theo chủ đề mà các em đã được học trong SGK. * Tiến trình thực hiện phương pháp mạng ý nghĩa: Hoạt động 1 : Tìm hiểu đề: - HS định hình cụ thể đối tượng nói hay viết trong trí nhớ đồng thời biết đối tượng đó là ai? Là gì? ở đâu? Lúc nào?...vào khung chủ đề. Trong trường hợp dùng vật thật hay tranh ảnh thì khung chủ đề cũng chính là chúng. - Để thực hiện hoạt động này GV có thể sử dụng một trong các bước sau: + GV trò chuyện khơi gợi rồi đề nghị HS nhắm mắt nghĩ về đối tượng, + Tạo tình huống khơi gợi rồi đề nghị HS nghĩ đến chủ đề hay đề tài. + Kể một mẫu chuyện nhỏ kết hợp đặt câu hỏi hướng HS đến đề tài. + Dùng tranh ảnh hoặc mẫu vật thật do GV mang đến lớp hay do HS tự sưu tầm. + Phân tích điểm hay của các bài đọc tiêu biểu cho các thể loại văn bản, giới thiệu thành bộ sưu tập và trưng bày. + Xây dựng từ điển lớp: GV đưa ra hoặc hướng dẫn HS thu nhập danh mục các từ mà các em đã biết theo chủ đề Tập làm văn trong sách giáo khoa. + Tập cho HS có thói quen quan tâm đến các trường hợp sử dụng từ hay trong khi đọc, kể chuyện hay luyện từ và câu. Hoạt động 5: Trao đổi, sửa chữa và nhận xét: - Nếu là bài nói, cho vài nhóm HS thể hiện lại trước lớp rồi tổ chức trao đổi nhận xét và rút kinh nghiệm về cách nói phù hợp với yêu cầu của nội dung và thể loại của đề bài . - Nếu là bài viết: Tổ chức cho HS đọc sửa chữa bản nháp của mình theo hình thức nhóm/cặp (đổi vở cho nhau sửa chữa) Hoạt động 6: Dựa vào bản nháp đã được sửa, HS viết lại bài hoàn chỉnh. + Ví dụ : Dạy bài: Kể về gia đình (BT1-TV3 -tập1- tr 28) Đối với bài tập này, GV cần rèn cho HS kỹ năng nói: Kể được một cách đơn giản về gia đình mình với một người bạn mới quen. 6. Biện pháp 6. Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá. - Tôi để cho HS được tự kiểm tra, đánh giá cho nhau. Thông qua việc kiểm tra đánh giá bài của bạn, các em sẽ phát hiện ra những sai sót để sửa chữa, đồng thời phát hiện ra những từ, ý, câu hay của bạn để học hỏi. Để làm tốt khâu này, GV cần đặt ra tiêu chí nhận xét thật cụ thể để HS có cơ sở lắng nghe và nhận xét bài của bạn. Từ nhận xét, HS có thể tự chữa lỗi hoặc giúp bạn chữa lỗi theo các hướng sau đây: a) Hướng dẫn phát hiện và sửa lỗi về từ: Ví dụ: “Sáng sớm, mọi người ùa nhau ra đường đi làm, đi học” GV giúp HS thấy được dùng từ “ùa” ở đây là không phù hợp với ngữ cảnh, sau đó cho HS tìm ra từ hợp lý hơn để thay thế. b) Hướng dẫn phát hiện và sửa lỗi về câu: - HS nói viết câu chưa hay chưa đủ ý, GV cần hướng dẫn HS sửa chữa bổ sung ý vào cho đúng; câu văn dài dòng ý chưa rõ ràng mạch lạc cần cho HS sửa sai lược bỏ ý dư, ý trùng lặp. GV khuyến khích học sinh tự sửa câu văn chưa hay của mình bằng những câu văn hay của bạn.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.docx