Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học

docx 6 trang sangkienlop3 25/03/2024 3130
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh 
 tiểu học tại trường Tiểu học Minh Tân
 Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân 
lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu 
hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và 
đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực 
chất đó là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự 
khẳng định mình và Học để cùng chung sống. Cùng với các biện pháp để nâng 
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường, giáo dục kỹ 
năng sống cho học sinh là yêu cầu vô cùng quan trọng, một nội dung không thể 
tách rời của quá trình giáo dục. 
 Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là việc rất quan trọng, ảnh hưởng tới quá 
trình hình thành nhân cách của trẻ cho đến tuổi trưởng thành, giúp các em 
nhanh chóng hoà nhập và khẳng định vị trí của mình trong tập thể, mà xa hơn là 
một cộng đồng, xã hội. Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và 
sinh hoạt là yếu tố quyết định đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách 
sau này của trẻ. Khi xảy ra vấn đề nào đó, nếu không được trang bị kỹ năng 
sống, trẻ sẽ không đủ kiến thức để xử lý các tình huống bất ngờ. Vì thế, rèn 
luyện kỹ năng sống sẽ giúp trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và 
hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội.
 Giáo dục kĩ năng sống phải được bắt đầu từ khi trẻ còn rất nhỏ, đặc biệt ở lứa 
tuổi Tiểu học. Bởi vì lửa tuổi này đã hình thành những hành vi các nhân, tính 
cách và nhân cách Học sinh Tiểu học là những học sinh đang ở độ tuổi 6 - 11 
tuổi, độ tuổi có những thay đổi về cơ thể, môi trường sống và hoạt động học tập.
1. Thực trạng kĩ năng sống của học sinh tiểu học
 * Đối với học sinh
 Học sinh Tiểu học hiện nay kĩ năng sống của các em còn rất nhiều hạn 
chế. Trong quá trình giáo dục GV thường mới chỉ quan tâm tới việc dạy chữ và 
chưa quan tâm nhiều tới việc dạy làm người cho học sinh. Vì vậy việc thích ứng 
với xã hội, với cuộc sống xung quanh là một vấn đề khó với các em. Qua điều 
tra cho thấy tình trạng học sinh nói tục, chửi bậy, đánh nhau vẫn xảy ra. Trong 
đó các kĩ năng như tương trợ nhau, giao tiếp, diễn đạt trước đám đông được các 
thầy cô giáo tích cực hình thành và củng cố nhưng chưa thể hiện được nhiều. 
Học sinh ngày càng thực dụng, ích kỉ và lười hoạt động hơn, chưa biết giải quyết 
mâu thuẫn, chưa biết quan tâm đến người than. Việc hợp tác trong hoạt động 
học tập còn nhiều hạn chế.
* Đối với giáo viên
 Gv bị nặng về dạy kiến thức toán và tiếng việt vẫn coi nhẹ công tác chủ 
nhiệm lớp từ đó cũng chưa thực sự coi trọng việc rèn các kĩ năng sống cho học 
sinh.
* Đối với phụ huynh
 1 việc của người chỉ huy. Qua đó, rèn cho các em những kĩ năng chỉ huy-lãnh đạo 
cần thiết.
- Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự đổi mới phương pháp trong việc thực hiện 
công tác chủ nhiệm lớp, tạo điều kiện để HS rèn luyện và tự rèn luyện.
 Vì vậy để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh HS trước hết “Mỗi thầy cô 
giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” mà ngành Giáo dục đã phát 
động.
Biện pháp 3: Tổ chức các câu lạc bộ
 Thành lập các câu lạc bộ nhóm theo nhu cầu sở thích, đáp ứng tâm tư, 
nguyện vọng của các bạn. Tùy theo sở thích, tâm tư, nguyện vọng, các bạn có 
thể tham gia các câu lạc bộ, nhómmình yêu thích.
 Các câu lạc bộ chính là nơi để các bạn trau dồi thêm các kĩ năng mềm, có cơ 
hội giao lưu, học hỏi, thể hiện mình, hình thành và phát triển các kỹ năng: xác 
định mục tiêu, lập kế hoạch, quản lý thời gian, kiểm soát cảm xúc, giải quyết 
vấn đề để học tập đạt hiệu quả và sống vui vẻ hơn. 
 Nhận thấy tầm quan trọng của các câu lạc bộ, trường Tiểu học Minh Tân 
đã thành lập các câu lạc bộ như: câu lạc bộ tiếng Anh, câu lạc bộ kĩ năng sống, 
câu lạc bộ trò chơi dân gian, câu lạc bộ tin học và truyền thông mỗi câu lạc bộ 
có những hình thức hoạt động khác nhau dựa trên các tiêu chí của mỗi nhóm và 
thu hút được nhiều học sinh, tham gia góp phần quan trọng trong việc xây dựng 
trường học thân thiện. 
 Để thu hút đông đảo các bạn tham gia, các CLB trường đã tổ chức những 
cuộc vui chơi mang tính tập thể như các trò chơi, cuộc thi đầy kịch tính và hấp 
dẫn . phù hợp với chủ điểm từng tháng, thu hút đông đảo sự tham gia của các 
thành viên CLB.
Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp với nội dung, hình 
thức đa dạng, phong phú và bám sát các chủ điểm của tháng để giáo dục kĩ 
năng sống cho học sinh
 Hàng tuần, hàng tháng, giáo viên cần chủ động lên kế hoạch và kết hợp 
với Đội Thiếu niên và nhà trường để tổ chức cách hoạt động ngoài giờ lên lớp 
cho học sinh sao cho phù hợp với điều kiện của địa phương và nhà trường
 Chủ đề tháng 9: Cùng bạn đến trường.
 Chủ đề tháng 10: Chăm ngoan học giỏi.
 Chủ đề tháng 11: Nhớ ơn thầy cô.
 Chủ đề tháng 12: Uống nước nhớ nguồn.
 Chủ đề tháng 1: Chào năm mới 2020.
 Chủ đề tháng 2: Mừng đảng vinh quang.
 Chủ đề tháng 3: Tiến bước theo lên đoàn.
 3 - Nhà trường chủ động phối hợp với các ban nghành chức năng như Công an, 
Trung tâm y tế, Đoàn Thanh niên, ...cùng với nhà trường thực hiện các chuyên 
đề giáo dục như: giáo dục pháp luật, an toàn giao thông, thông tin về phòng 
chống tội phạm và tệ nạn xã hội, giáo dục sức khỏe giới tính, giáo dục về lịch sử 
địa phương,và tham gia quản lí, giáo dục học sinh tại địa phương.
Biện pháp 7: Thông qua các tình huống cụ thể
Giáo viên nghiên cứu lựa chọn những tình huống bất trắc thường xảy ra đưa ra 
những tình huống cụ thể để dạy trẻ có kỹ năng ứng biến khi gặp tình huống khó 
khăn, biết cách suy nghĩ và giải quyết.
Ví dụ, với chủ điểm “Tự bảo vệ, phòng tránh xâm hại tình dục ”. Chúng tôi đã 
đưa ra tình huống “Khi bạn gặp người có biểu hiện xâm hại tình dục mình – bạn 
sẽ làm gi? Chúng tôi đã cho trẻ suy nghĩ, mỗi trẻ đưa ra một cách giải quyết của 
riêng trẻ. Lắng nghe ý kiến của trẻ, cho trẻ suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của 
mình, gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi: Theo con làm như vậy có được không? 
Tại sao? Sau đó, cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất: Gv có thể cho hs xem 
tiểu phẩm tình huống do chính học sinh đóng vai hoặc video giải quyết tình 
huống.
3. Kết quả đạt được
Ở trường:
- Trong các hoạt động nhóm các em biết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng hoàn 
thành công việc được giao.
- Biết lắng nghe ý kiến và tôn trọng lẫn nhau.
- Tạo được mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè và thầy cô.
- Hs hào hứng, tích cực hoạt động hơn, hs biết chăm chú lắng nghe.
- Học sinh tự tin cô gắng vươn lên trong học tập, rất nhiều học sinh tiến bộ. Số 
học sinh hoàn thành tốt nội dung học tập tăng lên rõ rệt.
Ở nhà:
- Các em tự giác vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Giúp đỡ cha mẹ những việc vừa sức mình.
- Ngoan ngoãn lễ phép với các thành viên trong gia đình và những người xung 
quanh.
Ngoài xã hội:
- Các em tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp.
- Tự giải quyết các tình huống 1 cách khôn ngoan và khéo léo.
4. Bài học khinh nghiệm
 5

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.docx