Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Mục tiêu đầu tiên của giáo dục Tiểu học là rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc thông viết thạo chữ quốc ngữ. Phân môn chính tả là một phần trong nội dung chương trình môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Đây là môn học có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Có các kỹ năng chính tả thành thạo sẽ giúp cho học sinh học tập, giao tiếp và tham gia các quan hệ xã hội được thuận lợi, nắm bắt được những thông tin một cách chính xác, đồng thời việc mỗi thành viên xã hội phát âm chuẩn và viết đúng chính tả sẽ góp phần giữ gìn sự trong sáng, thống nhất của Tiếng Việt mà học sinh là một trong những thành phần của xã hội đó. Dạy chính tả là một quá trình rèn luyện lâu dài, không chỉ ở giờ chính tả mà có thể rèn luyện phân tích từ phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Một học sinh làm một bài văn rất hay nhưng mắc nhiều lỗi chính tả thì bài văn đó không đạt điểm cao. Qua thực trạng nhiều năm giảng dạy, tôi thấy kĩ năng viết chính tả của học sinh lớp 3 còn mắc các lỗi thông thường như viết hoa tùy tiện, các lỗi do phát âm, hoặc thiếu dấu thanh, âm cuối,Học sinh viết sai nhiều lỗi chính tả do các em không nắm được nghĩa của từ, không nhớ quy tắc chính tả, nghe – hiểu nội dung còn hạn chế, do phương ngữVì vậy, việc giảng dạy phân môn chính tả lớp 3 trong nhà trường cần được mỗi giáo viên quan tâm, đầu tư nhiều hơn trong những năm học tiếp theo. Để làm được điều đó mỗi giáo viên phải tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện bản thân để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu học tập của học sinh. Xuất phát từ những lí do nêu trên, với vai trò người giáo viên trực tiếp giảng dạy cho học sinh lớp 3, tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3”. II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận Về kỹ năng viết và kỹ năng viết chính tả nhiều tác giả đã nghiên cứu từ các góc độ khác nhau. Năm 1989 nhà xuất bản Giáo dục có biên dịch cuốn “ Phương pháp dạy tiếng mẹ đẻ - Các nguyên tắc tâm lý của việc dạy chính tả” của Đ.N.Bôgôiavlenxki. Năm 2007 nhà xuất bản Đại học Huế có biên dịch cuốn “ Dạy đọc viết cho tất cả học sinh ở Trường Tiểu học và chuyên biệt” của tác giả Kristin Bostelman & Vivien Heller. Nhiều tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề liên quan tới kỹ năng viết ở các khía cạnh như: Xây dựng phương pháp dạy viết chữ, quy trình dạy viết chữ, quá trình dạy đọc viết – thủ thuật viết với các tác giả như: E.N.Sokolova, Usinxki, F.de.Saussure và L.Hiclmslev. Ở trong nước cũng có nhiều công trình nghiên cứu tập trung chính vào hướng nghiên cứu về kỹ năng viết và kỹ năng viết chính tả: Chẳng 1 Dưới đây là một số giải pháp thay thế một phần của giải pháp cũ đã được thực hiện và đem lại hiệu quả dạy học cao hơn. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Giải pháp 1: Giúp học sinh luyện phát âm a/ Học sinh muốn viết đúng chính tả việc đầu tiên các em phải đọc đúng chuẩn. Để học sinh đọc đúng chuẩn, bản thân giáo viên phải đọc đúng chuẩn thì mới giúp học sinh đọc đúng chuẩn và phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối ( biết được những từ mình đọc được cấu tạo bằng những yếu tố ngữ âm chuẩn nào). Vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau nên đọc đúng chuẩn là yếu tố cần thiết. Ngoài ra thường xuyên giúp các em đọc đúng chuẩn trong tất cả các môn học nhất là phân môn Tập đọc. Các em thường phát âm sai âm tr/ch, s/x,; vần an/ang, ươn/ương, ; thanh hỏi/ngã/nặng (phương ngữ địa phương) tôi cố gắng giúp các em đọc đúng chuẩn các âm, vần, và giúp cho các em phân biệt khi nghe các âm vần đó vào các tiết học hằng ngày trên lớp. b/ Ví dụ: Khi học tập đọc bài Cô giáo tí hon, ngoài việc tôi phát âm chuẩn tôi còn chú ý các chữ các em hay phát âm sai để uốn nắn các em kịp thời như: cô giáo, cái nón, bắt chước, khoan thai, học trò, trâm bầu, trên, đánh vần, tròn, giành, nhìn, mân mê Khi dạy tập đọc bài Người mẹ, do phương ngữ địa phương các em thường phát âm sai thanh hỏi/ngã/nặng như: hớt hải, chẳng bao giờ, trả lại, lão, khẩn khoản, đuổi theo, chỉ đường, ủ ấm, sưởi ấm, nhỏ xuống, nảy lộc, lã chã, lạnh lẽo,. Tôi cố gắng giúp các em phát âm rõ hơn, phân biệt được các dấu thanh khi phát âm và khi nghe. c/ Khi các em biết đọc đúng chuẩn và quen nghe đọc theo chuẩn các em viết bài chính tả bớt sai các âm, vần, thanh mà các em đã rèn đọc đúng chuẩn, số lỗi của các em giảm dần theo thời gian, có một số em tiến bộ rõ rệt khi em đọc thạo theo chuẩn và biết các từ được nghe đọc cấu tạo bằng những con chữ (âm vị ) nào để viết cho chính xác. Giải pháp 2: Giúp học sinh phân tích so sánh a/ Do phương ngữ của địa phương nên cách đọc của các em chưa thống nhất với chữ viết nên tôi giúp các em nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng. Song song với việc luyện đọc đúng chuẩn cho học sinh, khâu phân tích so sánh tiếng, từ cũng rất quan trọng trong giờ học chính tả. Trước khi viết bài tôi thường có bước phân tích so sánh một số tiếng khó viết hay nhầm lẫn, các tiếng các em còn đọc ( nghe ) chưa đúng chuẩn. Tôi cố gắng nhấn mạnh những điểm khác tìm ra cho các em phân tích so sánh tiếng, từ dễ sai. Để học sinh nhớ lâu tôi cho các em đặt câu phân biệt so sánh giúp các em hiểu rõ cách dùng của tiếng, từ và viết đúng hơn.. Ngoài ra tôi còn tập cho học sinh thói quen đánh vần khi viết theo cách phát âm của cô và sau khi viết các em đọc lại kiểm tra ( những em hay viết sai ) 3 nhiều trở ngại hoặc thiếu thốn; các em tìm từ trái nghĩa là dễ, thuận lợi; các em đặt câu để hiểu rõ nghĩa của từ và cách viết đúng hơn. c/ Việc giải nghĩa từ thường xuyên tạo cho các em đọc có ý thức, tăng dần khả năng đọc hiểu. Từ đó các em tiến bộ dần kĩ năng viết chính tả có ý thức, giảm dần cách viết chính tả máy móc. Cách làm này phát huy tính tích cực học tập của các em học sinh giúp tư duy các em phát triển. Giải pháp 4: Giúp học sinh nhớ mẹo luật chính tả a/ Ngay lớp Một các em đã học một số mẹo luật chính tả đơn giản như: các âm đầu: k, gh, ngh chỉ kết hợp với i, e, ê và âm g chỉ kết hợp với a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư. Giáo viên còn có thể cung cấp cho học sinh một số mẹo luật khác như: * Phân biệt âm đầu s/x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu từ “s” ( sắn, sung, sầu riêng, sứ, sả,.; sóc, sói, sáo, sư tử, sâu, sên, sếu,.). * Phân biệt âm đầu ch/tr: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu từ”ch” (chổi, chai, chén, chăn, chiếu, chum,.; chuột, chó, chuồn chuồn, chào mào, châu chấu, chiền chiện, chích chòe,.). b/ Ví dụ: Bài Nhà thông thái SGK TV tập 2 trang 37, trong bài có từ nghiên cứu, bài Người sáng tác Quốc ca Việt Nam SGK TV tập 2 trang 47 có từ khởi nghĩa, bài Hội vật SGK TV tập 2 trang 60 có từ nghiêng mình, bài Hội đua voi ở Tây Nguyên SGK TV tập 2 trang 60 có từ ghìm đà, bài Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử SGK TV tập 2 trang 66 có từ ghi nhớ, bài Ê-đi-xơn SGK TV tập 2 trang 33 có từ sáng kiến .. Trước khi viết bài tôi cho học sinh nhận xét cách viết của chữ có viết k, gh, ngh và hỏi các em vì sao viết như vậy để các em khắc sâu mẹo luật này. c/ Qua một thời gian dài các em được nhắc đi nhắc lại mẹo luật này các em rất tự tin khi viết các chữ có đầu âm đầu: k, gh, ngh một cách chính xác. Bài viết của các em sạch hơn, ít tẩy xóa, do các em viết thạo hơn nên các em có thời gian nắn nót chữ viết ngay ngắn hơn. Khi các em nắm chắc mẹo luật chính tả thì các em viết đúng và tiến bộ nhiều khi viết chính tả. Giải pháp 5: Giúp học sinh viết đúng chính tả qua các bài tập. a/ Mỗi bài viết chính tả giáo viên cần luyện học sinh phát âm từ khó, phân tích so sánh tiếng, từ khó, giải nghĩa từ, ghi nhớ mẹo luật chính tả. Ngoài nhiệm vụ trên giáo viên còn hướng dẫn học sinh làm các bài tập khác nhau để giúp học sinh tập tận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp các em rút ra các qui tắc chính tả để ghi nhớ. Tôi còn nhắc nhở các em sử dụng từ cho đúng khi viết văn trong tiết học Tập làm văn và các môn học khác. b/ Ví dụ: -Bài 2 trang 96 SGK TV tập 1. Điền vào chỗ trống oc hay ooc: con s, mặc quần s, cần cẩu m.. hàng, kéo xe rơ m..Sau khi các em làm và sửa đúng: con sóc, mặc quần soóc, cần cẩu móc hàng, kéo xe rơ moóc. Tôi cho các em biết mặc quần soóc, kéo xe rơ moóc đây là các từ vay 5 b/ Sáng kiến này đã được thực nghiệm tại trường và đã được giáo viên trong khối, trưởng, phụ huynh đánh giá là có hiệu quả cao hơn các đề xuất, giải pháp đã có. Sáng kiến này đã được tổ chức thực hiện trong phạm vi khối, trường và đã được hiệu trưởng đánh giá có hiệu quả khi triển khai thực hiện. c/ Đối với giáo viên: Cần tự rèn luyện bản thân đọc đúng chuẩn, nghiên cứu các lỗi sai của học sinh để tìm biện pháp khắc phục. Chú ý rèn cho học sinh thói quen đọc đúng chuẩn. Bỏ dần cách dạy không có ý thức thay vào đó là cách dạy phát huy tính tích cực của học sinh cho dù lúc đầu có nhiều trở ngại, khó khăn nhưng nhìn thấy học sinh tiến bộ ta sẽ thấy được cách dạy nào cần thiết cho các em. - Đối với Tổ chuyên môn của nhà trường cần có các buổi sinh hoạt chuyên môn để tổ chức các chuyên đề về Chính tả để giáo viên có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Đối với phụ huynh: Tạo cho con em có thói quen tự tin, nói đúng chuẩn (phát âm đúng chuẩn ). Từ đó giúp các em biết lắng nghe, trao đổi thông tin với người khác được thuận lợi, nắm bắt được những thông tin một cách chính xác. - Đối với học sinh: Cần phải kiên trì, nhẫn nại và cố gắng làm theo lời giáo viên hướng dẫn, trang bị cho bản thân một quyển từ điển Tiếng Việt. Trên đây là những kinh nghiệm dạy học chính tả tôi đã vận dụng trong quá trình giảng dạy bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực giúp học sinh viết đúng chính tả góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Vì điều kiện và năng lực bản thân có hạn nên việc trình bày trong sáng kiện kinh nghiệm không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được nhận sự giúp đỡ, góp ý bổ sung của các cấp quản lý giáo dục và giáo viên đồng nghiệp để các giải pháp trên của tôi được hoàn thiện hơn. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa tiếng Việt 3 tập - 1, 2 – Nguyễn Minh Thuyết – Nhà xuất bản giáo dục. 2. Sách giáo khoa tiếng Việt 3 tập - 1, 2 – Nhà xuất bản giáo dục; 3. Phương pháp dạy tiếng mẹ đẻ - Nhà xuất bản giáo dục; 4. Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt – Nhà xuất bản giáo dục. 5. Từ điển đồng nghĩa – Trái nghĩa Tiếng Việt – Nhà xuất bản khoa học xã hội. Sông Nhạn ngày 12 tháng 11 năm 2016 NGƯỜI THỰC HIỆN 7 ....................................................................................................................................................... .... Điểm: ./6,0. Nhận xét khác (nếu có): ...................................................................................................... ....................................................................................................................................................... .... ....................................................................................................................................................... .... Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................ Phiếu này được giám khảo 1 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo; ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 1 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng kiến liền trước Phiếu đánh giá, chấm điểm, xếp loại sáng kiến của giám khảo 2. GIÁM KHẢO 1 (Ký tên, ghi rõ họ và tên) 9
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_v.doc