Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy môn Tin học Lớp 3
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy môn Tin học Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy môn Tin học Lớp 3
MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................1 I. Lí do chọn đề tài.................................................................................................1 1. Tính lịch sử1 2. Tính cấp thiết1 3. Tính hiện đại2 II. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................3 III. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................3 IV. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu...........................................................3 V. Phạm vi, thời gian thực hiện.............................................................................4 B. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ..............4 I. Cơ sở lý luận ......................................................................................................4 II. Thực trạng.........................................................................................................4 1. Thuận lợi4 2. Khó khăn6 III. Một số biện pháp để dạy tin học có hiệu quả hơn trong bậc tiểu học .............6 1. Biện pháp giáo dục ý thức học tập cho học sinh ở bộ môn Tin học6 2. Có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp8 3. Hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù hợp với cấp độ nhận thức của học sinh. 12 4. Nâng cao tương tác đa chiều: Giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh 15 5. Sưu tầm, sử dụng những phần mềm, hình ảnh, tư liệu có hiệu quả liên quan đến tiết học. 17 6. Tổ chức thêm các hoạt đông học tập bằng hình thức trò chơi để thu hút học sinh cùng tham gia. 19 7. Chú ý đến nhận xét, đánh giá học sinh theo thông tư 30. 23 8. Có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng được những yêu cầu đổi mới, cập nhật thông tin một cách đầy đủ, chính xác. 24 IV. Giới thiệu giáo án điện tử..............................................................................25 V. Đánh giá kết quả thực hiện .............................................................................27 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..........................................................29 I. Bài học kinh nghiệm .......................................................................................29 II. Những kiến nghị đề xuất sau khi thực hiện đề tài..........................................29 1. Đối với các cấp: Phòng giáo dục - Sở Giáo dục 29 2. Đối với nhà trường 29 3. Đối với phụ huynh học sinh 29 III. Lời kết............................................................................................................30 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................30 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy môn Tin học lớp 3 Với mục tiêu tổng quát giúp học sinh học tốt, hứng thú tìm hiểu, khám phá môn tin học cũng như tự tin hơn khi đứng trước đám đông, tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy môn Tin học lớp 3”, với mong muốn đưa những hình thức mới lạ, hấp dẫn tới học sinh, để tiếp thu cách dễ dàng đạt hiệu quả tốt. Đặc biệt khi học sinh học các phần mềm có thể ứng dụng tốt cho các môn học khác ở trường như: - Phần mềm soạn thảo văn bản: học sinh ứng dụng từ môn tập làm văn để trình bày văn bản. Học sinh có thể lưu lại được những bài văn hay của mình trên máy. - Phần mềm vẽ: Học sinh ứng dụng học trong môn Mỹ thuật. Hiện nay có rất nhiều phần mềm vẽ tranh, học sinh có thể vẽ, tô màu, thay đổi màu sắc cho hợp lý làm nháp cho việc vẽ ra giấy. - Phần mềm học Toán, tiếng Anh trong chương trình ở lớp 3 được phân bố chương trình để học sinh vừa học vừa chơi. Điều này giúp học sinh rèn luyện óc tư duy, sáng tạo trong quá trình học tập của mình. 3. Tính hiện đại Nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật, quá trình dạy học đã sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, như phần mềm học tập giúp học sinh học trên lớp và ở nhà: phần mềm học toán, phần mềm học tiếng Anh, phần mềm học vẽ, ... Dạy học với phương tiện hiện đại ở trên sẽ có các ưu thế sau: Các phương tiện dạy học hiện đại sẽ tạo ra khả năng để giáo viên trình bày bài giảng sinh động hơn, dễ dàng cập nhật và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của công tác chuyên môn. Các phương tiện hiện đại sẽ hỗ trợ, chuẩn hóa các bài giảng mẫu, đặc biệt đối với phần khó giảng, những khái niệm phức tạp. Việc sử dụng phần mềm dạy học làm phương tiện hỗ trợ dạy học một cách hợp lý sẽ có hiệu quả cao do tạo được sự sinh động và tương tác cô - trò trong bài giảng. Học sinh được giải phóng khỏi những công việc thủ công, rời rạc, tốn thời gian, dễ nhầm lẫn, nên có điều kiện đi sâu vào bản chất của bài học. Hơn nữa, ứng dụng CNTT để dạy học làm phương pháp dạy học cũng có sự thay đổi. Giáo viên là người hướng dẫn học sinh học tập chứ không phải là người “rót” thông tin vào kênh nhận thức của học sinh. Vì vậy, giáo viên cũng phải học tập thường xuyên để nâng cao trình độ về CNTT và sử dụng có hiệu quả CNTT trong dạy học. Với mục tiêu trong quá trình đào tạo thế hệ của tương lai, việc xác định những tiêu chí cho thế hệ kế cận là việc không thể thiếu. Trong đó, một số bài viết đã kể đến bốn tiêu chí hay phẩm chất cần thiết sau đây: (i) Biết xác định mục tiêu hành động; (ii) Biết vạch kế hoạch hành động và lôi cuốn, tổ chức mọi người cùng tham gia kế hoạch đề ra; (iii) Có xu thế mời chào mọi người dùng sản phẩm, kết quả lao động do mình làm ra; (iv) Quan tâm đến những vấn đề bức thiết của xã hội. CNTT là một trong những ngành và ứng dụng của nó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các phẩm chất nói trên. Đây cũng là một trong những điểm nhấn của tính hiện đại trong công tác dạy và học gắn với môn Tin học và ứng dụng CNTT trong các Nhà trường. 2 / 32 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy môn Tin học lớp 3 B. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận - Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TT ngày 9/12/2000 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương trình là tích cực áp dụng sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng CNTT vào dạy và học. - Chỉ thị 29/CT của trung ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường. - Thông tư số 14/2002/TT- BGD& ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông. - Thông tư số 30/2014/TT – BGĐT ngày 28/8/2014 về việc đánh giá học sinh tiểu học: đánh giá học sinh thường xuyên bằng nhận xét; môn tin học tham gia đánh giá kết quả của học sinh. II. Thực trạng 1. Thuận lợi Qua thực tiễn giảng dạy, tôi nhận thấy môn tin học thực sự hấp dẫn, lôi cuốn các em vào hoạt động học tập và tư duy. Nội dung những bài trong môn Tin học ở lớp 3 có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ, tìm tòi, sáng tạo. Cụ thể với các phần mềm ứng dụng như Học phần mềm Em tập vẽ, phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm Em tập gõ bàn phím hay hần mềm Học cùng máy tính... Trong học phần mềm Em tập vẽ (phần mềm Paint), học sinh được làm quen với hộp màu, vẽ hình bằng những công cụ sẵn có như: hình chữ nhật, hình elip, bút chì... để vẽ được những bức tranh đẹp, hấp dẫn. Trên phần mềm này các em có thể thay đổi màu sắc, kích cỡ đồ vật sao cho phù hợp mà khi vẽ bằng tay các em không thể làm được. Qua phần mềm này giáo dục được cho các em tính kiên trì, sáng tạo và thẩm mĩ tạo ra cái đẹp. Do đó việc dạy môn Tin học không những chú trọng đến kiến thức mà còn giúp gợi mở, dẫn đường để các em cảm nhận cái đẹp trong bố cục hài hoà, hoạ tiết phong phú, màu sắc sinh động. Với phần mềm soạn thảo văn bản, ngoài hiệu quả về kinh tế (ít tốn giấy, mực hơn) có thể nhắc tới khả năng tách rời việc gõ văn bản và trình bày văn bản có thể gõ nội dung trước và trình bày khi đã gõ đủ nội dung. Vì vậy cùng một nội dung văn bản ta có thể trình bày theo nhiều cách khác phù hợp với đối tượng đọc văn bản. Đặc biệt là khả năng chỉnh sửa so với cách viết trên giấy hoặc dùng máy chữ không thể làm được như vậy. Bên cạnh đó cần nhấn mạnh khả năng lưu trữ để sau này có thể sử dụng lại. Nên các thao tác soạn thảo văn bản trên máy và kỹ năng soạn thảo được học sinh thích thú sử dụng và thực hành. Phần mềm Em tập gõ bàn phím: Một trong những kỹ năng cần rèn luyện trong giai đoạn này là kỹ năng gõ bàn phím bằng mười ngón tay. Hiện nay, nhiều người không gõ được bàn phím bằng mười ngón tay nên tốc độ gõ chậm và rất mau mỏi các khớp ngón tay. Chúng ta không đồng nhất việc học tin học với khả năng gõ nhanh bằng mười ngón tay nhưng việc học sinh gõ bằng mười ngón ngay từ buổi đầu làm quen với máy tính cũng rất quan trọng trong việc rèn luyện tư thế làm việc đúng đắn, khoa học. 4 / 32 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy môn Tin học lớp 3 học tập của con em còn nhiều hạn chế. Điều kiện để các em thực hành vi tính ở nhà là rất ít, hầu hết các em chỉ được tiếp xúc, làm quen với máy tính trong giờ học trên lớp. Do vậy, việc sử dụng máy của học sinh còn lúng túng, sự tìm tòi và khám phá máy vi tính đối với các em còn hạn chế dẫn đến chất lượng giờ thực hành còn hạn chế. Hiện nay, tài liệu tham khảo dành riêng cho bộ môn Tin học còn quá ít. Nhất là những tài liệu nói về phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tin học cấp Tiểu học. Giáo viên phải tự tìm kiếm và cài đặt các phần mềm trong việc giảng dạy. Phần mềm Encore( Em học nhạc) đã được cài đặt nhưng việc sử dụng còn gặp nhiều khó khăn do: kiến thức về âm nhạc còn hạn chế. Số lượng học sinh cần đánh giá thường xuyên bằng nhận xét theo thông tư 30 và số lượng bài kiểm tra cần chấm là quá nhiều. Giáo viên mất quá nhiều thời gian nên bị hạn chế về việc tham khảo, chuẩn bị các phương pháp dạy tốt hơn. Học sinh lớp 3 mới được học môn Tin nên còn bỡ ngỡ. Một số em học sinh tiếp thu kiến thức còn chậm, đặc biệt là kỹ năng thực hành trên máy của học sinh. Hơn nữa, môn Tin học là môn tự chọn, môn mới trong chương trình bậc Tiểu học nên học nội dung và phân phối chương trình đang trong quá trình thống nhất và hoàn chỉnh. Điều này khiến một số học sinh chưa coi trọng môn học, xem đây là một môn phụ nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học. III. Một số biện pháp để dạy tin học có hiệu quả hơn trong bậc tiểu học 1. Biện pháp giáo dục ý thức học tập cho học sinh ở bộ môn Tin học Mục tiêu: Giáo dục ý thức học tập cho học sinh, tạo cho học sinh sự nghiêm túc, hứng thú khi tham gia học tập để tiết học đạt hiệu quả cao. Cách thực hiện: - Đối với học sinh lớp 3 các em lần đầu tiên được tiếp xúc với máy tính, được học bộ môn mới trong chương trình. Để có thể đạt được hiệu quả cao trong tiết học đầu tiên tôi đã giáo dục ý thức học tập cho học sinh ở bộ môn mình, tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. - Quy định rõ học sinh khi tham gia học môn Tin học cần có ý thức học tập nghiêm túc, trong giờ học các con được tham gia các hoạt động nào, không được làm những việc nào một cách rõ ràng. Ví dụ: Khi học sinh vào phòng học Tin học, tôi yêu cầu học sinh ngồi theo sự sắp xếp của giáo viên trước đó. Học sinh được học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên. Thực hành khởi động máy tính khi có nội dung yêu cầu. Và trước khi ra về lớp học sinh phải tắt máy, để gọn ghế ngồi của mình cũng như để ngăn nắp bàn phím và chuột. Tất cả những điều này luôn tạo cho học sinh ý thức chấp hành nghiêm túc nội quy phòng học và tạo cho học sinh có thái độ học tập nghiêm túc. Tôi luôn kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để nhắc nhở các em, giúp các em tiến bộ. - Trong mỗi tiết dạy tôi đã liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng CNTT và tầm quan trọng của môn Tin học trong thực tiễn và tương lai sau này. 6 / 32
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_day.doc