Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy tốt môn tin học Lớp 3

docx 11 trang sangkienlop3 26/03/2024 3051
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy tốt môn tin học Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy tốt môn tin học Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy tốt môn tin học Lớp 3
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TỐT MÔN TIN
 HỌC LỚP 3 TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS TRÀ NAM
1. Mô tả bản chất của sáng kiến:
1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thực hiện:
 a. Giải pháp 1: Giáo dục ý thức học tập cho học sinh ở bộ môn Tin học
 Các bước thực hiện :
 Bước 1: Nêu các quy định trong giờ học, những việc nên làm và không được làm trong 
giờ học.
 Bước 2: Tạo sự hứng thú cho học sinh trong học tâp, nâng cao ý thức học tập.
 Cách thực hiện:
 - Đối với học sinh lớp 3 các em lần đầu tiên được tiếp xúc với máy tính, được học bộ 
môn mới trong chương trình. Để có thể đạt được hiệu quả cao trong tiết học đầu tiên tôi đã 
giáo dục ý thức học tập cho học sinh ở bộ môn mình, tạo cho học sinh sự hứng thú trong học 
tập từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên.
 - Quy định rõ học sinh khi tham gia học môn Tin học cần có ý thức học tập nghiêm 
túc, trong giờ học các con được tham gia các hoạt động nào, không được làm những việc nào 
một cách rõ ràng.
 b. Giải pháp 2: Có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù 
hợp
 Các bước thực hiện:
 Bước 1: Lựa chọn những nội dung và thông tin cần trình bày trên các slide theo trình tự 
của bài giảng.
 Bước 2: Phân chia nội dung và thông tin cần đưa vào các slide thành các phần nhỏ sao 
cho mỗi phần có thể trình bày gọn trong một slide.
 Bước 3: Lựa chọn đối tượng Multimedia có thể dùng để minh họa các nội dung bài 
giảng.
 Bước 4: Chuẩn bị các minh họa nội dung: Văn bản, hình ảnh tĩnh, hoạt hình, mô hình 
mô phỏng, âm thanh... bằng các công cụ phần mềm khác.
 Bước 5: Sử dụng Microsoft Power Point để tích hợp các nội dung trên vào các slide.
 Bước 6: Quy định cách thức hiển thị thông tin trong mỗi slide.
 Bước 7: Quy định hình thức chuyển đổi giữa các slide.
 Bước 8: Viết thông tin giải thích cho mỗi slide.
 Bước 9: In các nội dung liên quan đến bài giảng.
 Bước 10: Trình diễn thử, chỉnh sửa và sử dụng.
 Cách thực hiện: giới thiệu cách đọc, hướng dẫn cho học sinh đọc theo.
 c. Giảipháp 3: Hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù hợp với cấp 
độ nhận thức của học sinh.
 Các bước thực hiện:
 Bước 1: Tiến hành khảo sát chất lượng thực hành bộ môn.
 Bước 2: Thết kế bài thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.
 Bước 3: Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp.
 Cách thực hiện:
 - Tôi đã giao bài thực hành theo cấp độ của học sinh được bố trí theo thang bậc từ mức 
thấp nhấp (Biết) đến mức cao nhất (Đánh giá):
 Ví dụ: Với bài làm quen với bàn phím máy tính, tôi giúp học sinh tiếp thu được những 
kiến thức:
 + Biết: Học sinh nắm được vị trí các phím và biết sử dụng bàn phím.
 + Hiểu: Học sinh hiểu được bản chất của vấn đề, giải thích được vì sao khi đánh chữ lại 
hiện lên được màn hình? Ví dụ: học sinh hiểu được cơ chế truyền tín hiệu từ các phím lên 
màn hình.
 + Vận dụng: Học sinh biết sử dụng bàn phím để thay chuột cho nhanh và đỡ tốn thời 
gian. Ví dụ: Khi muốn sao chép văn bản thay vì dùng chuột bấm vào biểu tượng, các em có 
thể dùng tổ hợp phím Ctrl + C trên bàn phím nhằm tiết kiệm thời gian thực hành. Đặt tay trên 
bàn phím đúng quy tắc.
 Học sinh thực hành cách đặt tay trên bàn phím khi luyện gõ 10 ngón dung bài một cách nhanh chóng và hiệu quả. Cụ thể tôi sẽ hướng dẫn học sinh thực thành 
luyện gõ trên phần mềm Word những từ đơn trước:
 a s d f g h j k l q w e r t y u i o z x c v b n m
 Sau đó sẽ gõ những từ ghép không dấu: 
con nai chim non hoa sen phong lan ban mai long lanh bao la rung rinh trong veo
 Khi học sinh đã thành thạo tôi bắt đầu cho luyện gõ không dấu đoạn thơ:
 Vui sao khi chom vao he
 Xon xao tieng se tieng ve bao mua
 Ron rang la mot con mua
 Tren dong bong lua cung vua uon cau.
 Tran Dang Khoa
 d. Giải pháp 4: Nâng cao tương tác đa chiều: Giáo viên - học sinh, học sinh - học 
sinh
 Các bước thực hiện:
 Bước 1: Giáo viên chuẩn bị các yêu cầu bài tập.
 Bước 2: Lựa chọn phương pháp phù hợp.
 Bước 3: Học sinh thực hiện, Giáo viên quan tâm giúp đỡ học sinh.
 Cách thực hiện:
 - Xác định vai trò và vị trí người thầy trong quan điểm "Lấy người học làm trung tâm", 
đề cao việc tự học, phát huy tối đa tính tích cực tự giác của học sinh.
 Ví dụ : Với các giờ thực hành trên lớp, tôi cho học sinh làm các bài tập trong sách giáo 
khoa và kiểm tra kết quả, đánh giá ngay trên máy của học sinh.
 Học sinh thực hành có thể tiến hành theo từng cá nhân học sinh hoặc theo nhóm. Tôi có 
thể kiểm tra hiệu quả làm việc của các nhóm bằng cách chỉ định 1 học sinh trong nhóm thực 
hiện lại các thao tác đã thực hành. Nếu học sinh được chỉ định không hoàn thành nhiệm vụ, 
trách nhiệm gắn cho các thành viên trong nhóm, đặc biệt là nhóm trưởng. Hoặc cho các nhóm 
trưởng kiểm tra kết quả thực hành lẫn nhau của nhóm khác theo vòng tròn. Làm được như 
vậy các em sẽ tự giác và có ý thức hơn trong học tập.
 Còn đối với việc học ở nhà, tôi có thể ra một số bài tập. Học sinh được làm và thực hành 
cá nhân hoặc theo nhóm. Bài thực hành có thể làm tại lớp hoặc ở nhà. Khi đến tiết học tôi cho 
các nhóm, học sinh tự nhận xét bài của nhau, sau đó giáo viên tổng kết, nhận xét, bổ sung 
kiến thức.
 Ví dụ: Khi thực hành về vẽ đường cong, tôi giao thêm bài cho học sinh về nhà vẽ thêm 
các đồ vật trong nhà. Học sinh có thể kết hợp với các công cụ vẽ đã học trước đó như công 
cụ đường thẳng, công cụ tô màu,... Học sinh có thể làm việc theo nhóm 2-3 em, làm tại lớp 
trong các giờ học. Đến tiết học tôi cho học sinh trình bày bài của mình, sản phẩm mà em đã 
hoàn thành thực hành trên máy tính. Các bạn nhóm khác nhận xét về hình vẽ, màu sắc của 
các đồ vật mà các nhóm đã vẽ. Cuối cùng tôi rút ra nhận xét, tổng kết, khen thưởng các nhóm 
vẽ đẹp, đồng thời động viên các nhóm vẽ chưa đẹp.
 Bằng cách giao bài thực hành để các em tự tìm tòi phát hiện ra cái mới, sửa chữa lỗi mà kẽ bằng việc cho học sinh miêu tả lại biểu tượng đó.
 e. Giải pháp 5: Sưu tầm, sử dụng những phần mềm, hình ảnh, tư liệu có hiệu quả 
liên quan đến tiết học.
 Các bước thực hiện:
 Bước 1: Giáo viên nêu nội dung các yêu cầu các tư liệu phục vụ cho bài học.
 Bước 2: Học sinh tự tìm, sưu tầm các tư liệu từ đó tạo ra cho các em sự thích thú học 
hỏi.
 Cách thực hiện:
- Sưu tầm và để vào thư mục học tập ngoài màn hình.
 - Trong thư mục học tập lưu trữ các hình ảnh, bài mẫu, video... cần thiết khi học sinh 
làm bài thực hành mà không mất thời gian đi sao chép dữ liệu.
 - Tăng sưu tầm và sử dụng có hiệu quả tư liệu có liên quan tới tiết học:
 Ví dụ: + Khi dạy bài các loại thông tin cơ bản. Tôi cho học sinh quan sát thêm những 
thông tin dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh nhằm giúp cho học sinh hiểu rõ hơn về các loại 
thông tin để có thể phân biệt được ba dạng thông tin cơ bản. Từ đó học sinh hiểu bài sâu hơn.
 + Khi dạy bài vẽ đường cong. Tôi sưu tầm thêm một số tranh có sử dụng công cụ 
đường cong và các công cụ đã học trong phần mềm paint của các bạn học sinh khác trong và 
ngoài trường để học sinh có thể tham khảo từ đó biết sáng tạo cho bài vẽ của mình đẹp hơn, 
sinh động hơn. - Tham gia các buổi tập huấn về CNTT do trường, do huyện tổ chức.
 - Tích cực dự giờ, dự chuyên đề của đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm.
 - Bên cạnh tìm hiểu những kiến thức về Tin học, tôi cũng tìm hiểu các kiến thức khác 
như văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội trên các trang báo mạng, tạp chí, ... để tự nâng cao nhận 
thức của bản thân.
 1.2 Phân tích tình trạng của giải pháp :
 a. Thuận lợi
 Qua thực tiễn giảng dạy, tôi nhận thấy môn tin học thực sự hấp dẫn, lôi cuốn các em 
vào hoạt động học tập và tư duy. Nội dung những bài trong môn Tin học ở lớp 3 có ý nghĩa 
rất lớn trong việc giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ, tìm tòi, sáng tạo. Cụ thể với các phần mềm 
ứng dụng như Học phần mềm Em tập vẽ, phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm Em tập gõ 
bàn phím hay hần mềm Học cùng máy tính...
 Trong học phần mềm Em tập vẽ (phần mềm Paint), học sinh được làm quen với hộp 
màu, vẽ hình bằng những công cụ sẵn có như: hình chữ nhật, hình elip, bút chì... để vẽ được 
những bức tranh đẹp, hấp dẫn. Trên phần mềm này các em có thể thay đổi màu sắc, kích cỡ 
đồ vật sao cho phù hợp mà khi vẽ bằng tay các em không thể làm được. Qua phần mềm này 
giáo dục được cho các em tính kiên trì, sáng tạo và thẩm mĩ tạo ra cái đẹp. Do đó việc dạy 
môn Tin học không những chú trọng đến kiến thức mà còn giúp gợi mở, dẫn đường để các 
em cảm nhận cái đẹp trong bố cục hài hoà, hoạ tiết phong phú, màu sắc sinh động.
 Với phần mềm soạn thảo văn bản, ngoài hiệu quả về kinh tế (ít tốn giấy, mực hơn) có 
thể nhắc tới khả năng tách rời việc gõ văn bản và trình bày văn bản có thể gõ nội dung trước 
và trình bày khi đã gõ đủ nội dung. Vì vậy cùng một nội dung văn bản ta có thể trình bày theo 
nhiều cách khác phù hợp với đối tượng đọc văn bản. Đặc biệt là khả năng chỉnh sửa so với 
cách viết trên giấy hoặc dùng máy chữ không thể làm được như vậy. Bên cạnh đó cần nhấn 
mạnh khả năng lưu trữ để sau này có thể sử dụng lại. Nên các thao tác soạn thảo văn bản trên 
máy và kỹ năng soạn thảo được học sinh thích thú sử dụng và thực hành.
 Phần mềm Em tập gõ bàn phím: Một trong những kỹ năng cần rèn luyện trong giai 
đoạn này là kỹ năng gõ bàn phím bằng mười ngón tay. Hiện nay, nhiều người không gõ được 
bàn phím bằng mười ngón tay nên tốc độ gõ chậm và rất mau mỏi các khớp ngón tay. Chúng 
ta không đồng nhất việc học tin học với khả năng gõ nhanh bằng mười ngón tay nhưng việc 
học sinh gõ bằng mười ngón ngay từ buổi đầu làm quen với máy tính cũng rất quan trọng 
trong việc rèn luyện tư thế làm việc đúng đắn, khoa học.
 Phần mềm Học cùng máy tính thì học sinh sử dụng máy tính làm công cụ cho việc học 
tập, vui chơi giải trí lành mạnh. Qua đây học sinh thấy được thêm một tính năng quan trọng 
của máy tính đó là sử dụng máy tính phục vụ cho việc học tập của bản thân. Từ phần mềm 
này học sinh có thể được tiếp xúc với máy tính với vai trò là một người bạn, một người thầy 
mà những môn học khác không có được.
 Phần mềm học tập thường được thiết kế giao diện hình thức đẹp, thân thiện, không 
gây tâm lý căng thẳng, sợ hãi, có thể minh hoạ, giải trình chi tiết, có thể tổ hợp và trình diễn 
nhiều thông tin định hướng và có thể làm lại nhiều lần. Vì thế mà học sinh cảm thấy hứng 
thú, say mê. Qua đó, các em có thể phát huy tính chủ động, độc lập, tư duy logic và tìm tòi, 
sáng tạo những cái mới.
 - Nhà trường: 1.3 Nội dung cải tiến:
 + Tin học không ngừng phát triển, do đó bản thân tôi nhận thấy phải không ngừng học 
hỏi, tìm tòi cái mới, trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn. Dự giờ thăm lớp, hội thảo phương 
pháp giảng dạy của các môn học khác lấy kinh nghiệm.
 + Cần lấy học sinh làm trung tâm, tạo điều kiện cho các em phát huy khả năng sáng 
tạo của mình. Có kế hoạch bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về môn tin học.
 + Để hình thành được kĩ năng thực hành môn Tin học cho học sinh để đạt kết quả tốt 
học sinh thật sự không dễ dàng nên cần phải kiên nhẫn tránh gây căng thẳng cho học sinh.
 + Tích cực tham mưu với nhà trường nâng cấp máy, trang thiết bị dạy học.
 1.4 Khả năng áp dụng của sáng kiến:
 Qua một thời gian áp dụng giải pháp trên, tôi thấy học sinh học chăm chỉ, chủ động tiếp 
thu kiến thức, có hứng thú với môn học. Các em thực hành thành thạo hơn. Tôi tin rằng với 
những giải pháp trên khi đưa vào vận dụng ở các lớp 3 sẽ mang lại hiệu quả cao.
 1.5 Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
 Ban lãnh đạo nhà trường tiếp tục khiến khích giáo viên áp dụng công nghệ thông tin vào 
trong bài giảng, đặc biệt là sử dụng các tiết thực hành nhằm tạo hứng thú cho học sinh, giúp 
học sinh nhanh nhẹn, qua đó hướng cho học sinh tiếp cập khoa học hiện đại. say mê sáng tạo 
trong quá trình học tập.
 Phải đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất đầy đủ (máy tính, máy chiếu, phòng máy,loa 
bàn ghế....) để phục vụ quá trình giảng dạy.
 1.6 Hiệu quả sáng kiến mang lại:
 Trong quá rình áp dụng biện pháp nâng cao hiệu quả dạy tốt môn Tin học khối 
lớp 3, kết quả học tập môn Tin học khối 3 được tổng hợp theo bảng như sau:
 Mức độ thao tác Lớp 3/1 Lớp 3/2
 Số HS Tỉ lệ Số HS Tỉ lệ
 Thao tác nhanh 19 86,3% 20 90,9%
 Thao tác chậm 3 13,7% 2 9,1%
 Chưa biết thao tác 0 0% 0 0%

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_day.docx