Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm trong trường Tiểu học

docx 18 trang sangkienlop3 23/03/2024 4461
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm trong trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm trong trường Tiểu học
 UBND QUẬN LONG BIÊN
 TRƯỜN TIỂU HỌC THẠCH BÀN A
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả 
Hoạt động trải nghiệm trong trường Tiểu học
 Lĩnh vực/Môn: Quản lý
 Cấp học: Tiểu học
 Họ và tên tác giả: Phan Thị Thanh Bình
 Chức vụ: Phó Hiệu trưởng 
 ĐT: 0385269672
 Đơn vị: Trường Tiểu học Thạch Bàn A
 Quận Long Biên – Hà Nội
 Long Biên, tháng 3 năm 2019 3/10 B. NỘI DUNG
 CHƯƠNG I
 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ 
 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC 
 1. Khái niệm “Hoạt động trải nghiệm” 
 Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cần được hiểu là hoạt động có 
động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của 
học sinh, được thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà 
trường. Hoạt động trải nghiệm chính khóa được hiểu là hoạt động giáo dục đáp 
ứng nhu cầu người học không thuộc chương trình, kế hoạch giáo dục do các cơ 
quan có thẩm quyền đã phê duyệt.
 Hoạt động trải nghiệm và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa góp 
phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách cho học sinh; có 
nội dung phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý người học, phù hợp với thuần phong 
mỹ tục Việt Nam.
 2. Những yêu cầu về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu 
học.
 - Kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm phải xây dựng cụ thể. Các 
hoạt động phải được lựa chọn phù hợp với chủ đề học tập từng tháng, phù hợp 
với điều kiện nhà trường, địa phương. Trong kế hoạch phải dự kiến các tình 
huống có thể xảy ra và hướng giải quyết các tình huống đó. 
 - Nội dung của hoạt động trải nghiệm phải đảm bảo tính giáo dục và tính 
thực tiễn: Gắn với đời sống thực tiễn địa phương, cộng đồng, đất nước, mang 
tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, dễ vận dụng vào thực tế, phù hợp với tâm 
lý lứa tuổi học sinh tiểu học.
 - Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm phải đa dạng, phong phú, 
linh hoạt, tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm. Tạo điều kiện cho nhiều lực 
lượng trong và ngoài nhà trường tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động trải 
nghiệm .
 - Trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm phải tạo được môi 
trường tương tác, thân thiện giữa thầy với trò, giữa trò với trò, phát huy tính chủ 
động tích cực của học sinh; phải chú ý đảm bảo an toàn cho học sinh trong các 
hoạt động kết hợp với giáo dục bảo vệ môi trường.
 2/10 đạt kết quả mong muốn nhà trường cần đảm bảo tốt các điều kiện về cơ sở vật 
chất.
 3.6. Cha mẹ học sinh và cộng đồng dân cư
 Việc giáo dục học sinh không chỉ có nhà trường và gia đình mà phải có sự 
phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội... Mỗi lực lượng giáo 
dục đều có thế mạnh riêng vì vậy phối hợp các lực lượng giáo dục trong và 
ngoài nhà trường để tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm chính là thực hiện xã 
hội hóa giáo dục, tạo nên môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh. Nhờ sự 
phối hợp mà nhà trường sẽ bớt đi những hạn chế và khó khăn nhất định như 
thiếu điều kiện cho hoạt động, nguồn thông tin, còn gia đình và xã hội sẽ nắm 
được những nhu cầu hoạt động của học sinh để phối hợp thực hiện.
 CHƯƠNG II
 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
 TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC 
 1. Thế mạnh nhà trường
 Đại đa số học sinh của trường đều thể hiện tốt hành vi đạo đức, không xảy 
ra các hiện tượng vi phạm nội quy nhà trường, đạt mức độ rèn luyện về phẩm 
chất và năng lực. Các em tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, các hoạt 
động trải nghiệm được lồng ghép trong các tiết học và tổ chức trong các buổi 
sinh hoạt ngoại khóa.
 Hầu hết số cán bộ quản lý và giáo viên các trường đều nhận thức đúng về 
mục đích ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm, đều nhận thức đúng vai trò của đội 
ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng giáo dục trong nhà trường trong 
việc tổ chức, quản lý các hoạt động trải nghiệm .
 Đại đa số cha mẹ học sinh quan tâm tới các hoạt động giáo dục trong nhà 
trường, sẵn sàng hỗ trợ kinh phí cho các nhà trường để tổ chức các hoạt động có 
ý nghĩa cho học sinh.
 2. Hạn chế
 Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên trong các nhà trường chưa nhận 
thức đầy đủ về tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động trải nghiệm .
 Vẫn còn nhiều giáo viên khi lên lớp chủ yếu quan tâm đến việc làm sao 
truyền thu hết nội dung kiến thức trong bài học mà ít quan tâm đến việc tổ chức 
 4/10 năm hoặc các buổi họp thường kỳ...triển khai học tập quán triệt đường lối, chủ 
trương của Đảng, Nhà nước về giáo dục, các văn bản quy chế quy định của 
ngành về hoạt động trải nghiệm trong trường tiểu học để giáo viên và phụ 
huynh hiểu rõ khái niệm, mục đích ý nghĩa, nội dung, hình thức và phương pháp 
tổ chức, điều kiện triển khai các hoạt động trải nghiệm .
 - Chỉ đạo các tổ chuyên môn đưa nội dung hoạt động trải nghiệm vào sinh 
hoạt chuyên đề chuyên môn hàng tháng. Giao nhiệm vụ cho các khối lớp xây dựng 
kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp, có thể cho từng lớp hoặc cho cả khối. Thông 
qua các hoạt động đó tổ trưởng tổ chuyên môn chỉ đạo các giáo viên trong tổ đánh 
giá ưu điểm của từng hoạt động và nội dung cần rút kinh nghiệm để giáo viên căn 
cứ vào đó làm tốt các hoạt động trải nghiệm trong những giờ dạy hoặc các hoạt 
động ngoài giờ lên lớp tiếp theo. 
 - Cung cấp tài liệu về hoạt động trải nghiệm cho giáo viên và các lực 
lượng khác thông qua xây dựng tủ sách dùng chung đặt tại văn phòng nhà 
trường để giáo viên tham khảo hoặc tờ rơi, pa-nô tuyên truyền trong trường và 
cộng đồng.
 - Tổ chức hội thảo chuyên đề về hoạt động trải nghiệm, thực trạng, biện 
pháp triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh có sự tham gia của cán bộ 
quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh, đại diện các lực lượng giáo dục, các nhà 
khoa học... để giúp giáo viên và các lực lượng giáo dục có cơ hội trao đổi, chia 
sẻ nâng cao nhận thức và kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học 
sinh tiểu học.
 2. Xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh 
đúng qui định và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường
 - Tổ chức nghiên cứu, học tập các văn bản chỉ đạo cấp trên về hoạt động 
trải nghiệm , bám sát khung chương trình giáo dục của bộ giáo dục và đào tạo để 
xác định các nội dung hoạt động trải nghiệm và phân phối nguồn lực cho từng 
hoạt động;
 - Huy động sự tham gia của giáo viên, tổ chức đoàn, đội. 
 - Hiệu trưởng dự thảo kế hoạch chi tiết cho hoạt động trải nghiệm , xin ý 
kiến hội đồng sư phạm nhà trường sau đó xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai 
trong toàn trường.
 - Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên căn cứ vào kế hoạch của nhà trường 
xây dựng kế hoạch của tổ, của cá nhân; hiệu trưởng phê duyệt để đưa vào thực 
 6/10 5. Tăng cường kiểm tra đánh giá việc thực hiện các hoạt động trải 
nghiệm cho học sinh
 - Xây dựng tiêu chí kiểm tra và thang đánh giá rõ ràng về hoạt động trải 
nghiệm; thống nhất và thông qua trong hội đồng nhà trường.
 - Phải tiến hành kiểm tra toàn diện quá trình hoạt động từ khâu chuẩn bị 
hoạt động (kiểm tra trước hoạt động), khâu triển khai hoạt động (kiểm tra trong 
hoạt động) và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động (kiểm tra sau hoạt động) để 
phát huy tốt chức năng của kiểm tra trong quản lý trường học.
 - Xây dựng lực lượng kiểm tra, kết hợp kiểm tra của Ban giám hiệu, với tổ 
trưởng chuyên môn và các giáo viên; đa dạng hóa hình thức kiểm tra; kiểm tra 
việc triển khai các hoạt động trải nghiệm trong các giờ học, các hoạt động trải 
nghiệm ngoài giờ học, có thể báo trước hoặc đột xuất.
 6. Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy các tiết Hoạt động 
trải nghiệm trong tiết Hoạt động ngoài giờ chính khóa của học sinh khối 1,2
 - Tổ chuyên môn trao đổi xây dựng thiết kế các hình thức tổ chức các hoạt 
động học tập các tiết Hoạt động trải nghiệm theo tài liệu nhằm nâng cao hứng 
thú và hiệu quả học tập cho học sinh.
 - Không gian tổ chức tiết học có thể thay đổi phù hợp nội dung từng bài 
học, từng hoạt động cụ thể: Lớp học, sân trường, vườn trường, nhà thể chất, khu 
di tích lịch sử, ....
 7. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm theo hướng giáo dục kĩ 
năng sống, phòng ngừa xâm hại, bảo vệ bản thân cho học sinh.
 - Phối hợp các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường, phường, Trung tâm Y 
tế, Trung tâm Văn hóa, ....tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo hướng giáo 
dục kĩ năng sống, phòng ngừa xâm hại giúp học sinh nâng cao khả năng phòng 
vệ, bảo vệ bản thân, bảo vệ bạn bè.
 - Tổ chức dưới các hình thức sân chơi, giao lưu, diễn đàn, .... cho học sinh 
có cơ hội tăng cường hiểu biết, tiếp cận với các cách phòng tránh xâm hại, có kĩ 
năng phòng vệ, bảo vệ bản thân, đặc biệt với học sinh nữ.
 * Ví dụ minh họa (Phần phụ lục).
 8/10 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 1. Kết luận
 1.1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm giúp học sinh phát triển toàn diện 
năng lực, phẩm chất và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi 
học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường Tiểu học. 
 1.2. Để khắc phục các bất cập, nâng cao chất lượng giáo dục, tác giả đã đề 
xuất 05 biện pháp quản lý dành cho hiệu trưởng các trường Tiểu học. Các biện 
pháp này tập trung khắc phục những khâu yếu trong quản lý hoạt động trải 
nghiệm của các trường Tiểu học.
 2. Khuyến nghị
 2.1. Với Phòng Giáo dục và đào tạo quận Long Biên
 - Xây dựng đội ngũ cốt cán cấp quận để kiểm tra tư vấn các trường tiểu 
học trong toàn quận về việc thực hiện hoạt động trải nghiệm .
 - Hàng tháng tổ chức chuyên đề cấp quận, cấp cụm chuyên môn trong đó 
có nội dung hoạt động trải nghiệm để các trường học tập, trao đổi kinh nghiệm.
 2.2. Với các trường Tiểu học 
 - Phối hợp các lực lượng giáo dục: “Địa phương - cha mẹ học sinh - đoàn 
thể” cùng nhà trường tạo cho các em môi trường được tham gia trải nghiệm.
 - Cán bộ quản lý nhà trường cần chủ động, sáng tạo đổi mới phương pháp 
quản lí, phát huy hết khả năng của giáo viên, xã hội hóa, bồi dưỡng, tạo điều 
kiện, động viên, khuyến khích giáo viên tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm 
cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
 2.3. Với đội ngũ giáo viên 
 - Tích cực chủ động trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học 
sinh.
 - Tăng cường đổi mới phương pháp, phát huy các năng lực và phẩm chất 
của học sinh.
 Long Biên, ngày 30 tháng 3 năm 2019
 Phan Thị Thanh Bình
 10/10 - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
 - Khai mạc Hội thi
 - Văn nghệ chào mừng (02 tiết mục )
 - Công bố thành phần BGK
 - Công bố thể lệ Hội thi
 - Diễn biến các phần thi
 + Phần thi chào hỏi ( hát, múa, thơ ca, hò vè,...) 3 - 5 phút ( 20 điểm )
 + Phần thi hiểu biết chung ( 10 câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu 3 điểm ) (30 
 điểm)
 + Phần thi kỹ năng ( tiểu phẩm, thuyết trình, sinh hoạt sao) 5 - 7 phút (50 
 điểm )
 - Công bố trao giải Hội thi.
 - Kết thúc chương trình. ( 01 tiết mục)
 4. Phân công nhiệm vụ:
 * Chỉ đạo chung: Đ/c Nguyễn Thị Thúy Mai - Hiệu trưởng
 * Họp phân công nhiệm vụ, chịu trách nhiệm điều hành: Đ/c Bình PHT
 * Chuẩn bị, kiểm tra CSVC trang trí: Đ/c Linh CĐ 
 - Lập kế hoạch tổ chức, dẫn chương trình phần lễ: Đ/c Linh TPT
 - Dẫn chương trình phần đầu: đ/c Linh
 - Dẫn chương trình các phần thi: HS
 - Đọc diễn văn khai mạc: Đ/c Thúy Mai - HT
 - Văn nghệ chào mừng: 2 tiết mục (Âm nhạc, trang phục biểu diễn, quản lý 
 trật tự): Đ/c Trang ( chú ý bài hát liên quan đến chủ đề) 
 5. Diễn biến chương trình:
 Thời 
STT Diễn biến chương trình Người thực hiện Ghi chú
 gian
 1 7h00' Tập trung HS các đội thi GV 
 2 7h30' HS toàn trường tập trung GVCN quản lí
 3 7h45' Đón đại biểu các trường Trống chào mừng 
 2 bên cổng 
 4 8h00' Đón ĐB ra hàng ghế ĐB Trống chào mừng 
 trên SK
 5 8h05' VN chào mừng (01 tiết 
 mục)
 6 8h10' Tuyên bố lí do, GT ĐB MC: Linh
 7 8h20' Khai mạc Hội thi Đ/c HT
 8 8h25' Gthieu thành phần BGK MC: Linh

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoa.docx