Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường Tiểu học

doc 5 trang sangkienlop3 25/03/2024 1910
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường Tiểu học
 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động ứng dụng công 
 nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học
 Trong những năm gần đây, giáo dục tiểu học của huyện Yên Lạc, tỉnh 
Vĩnh Phúc đã có những kết quả đáng ghi nhận do sự đổi mới trong công tác 
quản lí. Phòng Giáo dục và đào tạo Yên Lạc đã chỉ đạo các nhà trường tăng 
cường đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lí và dạy học nhằm nâng cao hiệu 
quả , chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Vậy cần có những biện pháp quản 
lí phù hợp nào để hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở tiểu học đạt hiệu 
quả là vấn đề nhiều nhà quản lí cần lưu tâm. Trong thời gian qua, trường Tiểu 
học Minh Tân huyện Yên Lạc đã thực hiện một số giải pháp hiệu quả để đẩy 
mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện 
của nhà trường.
 ảnh 1. Tiết học có ứng dụng CNTT trong dạy học của học sinh lớp 3.
 Trường Tiểu học Minh Tân được thành lập tháng 8 năm 2003, tách ra từ 
trường Tiểu học TT Yên Lạc. Năm đầu tiên, nhà trường chỉ có hơn 600 học sinh 
với 27 cán bộ quản lí, giáo viên , nhân viên. Hơn 10 năm phát triển, trưởng 
thành, đến nay, năm học 2019-2020 nhà trường có 1052 học sinh với 26 lớp. 
Chất lượng giáo dục của nhà trường tương đối ổn định và ngày một phát triển cả 
về số lượng và chất lượng. Trường luôn nằm trong tốp đầu của các trường tiểu 
học trong huyện. Đội ngũ cán bộ quản lí luôn nhận thức đúng về vai trò của 
CNTT trong giáo dục nên đã quan tâm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong mọi 
hoạt động của nhà trường để nâng cao hiệu quả quản lí cũng như dạy học.
1. Thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT tại trường tiểu học Minh Tân
 Đầu năm học 2018-2019, Đội ngũ giáo viên của nhà trường có 2 giáo 
viên tin học có trình độ Cao đẳng và đại học, 20 giáo viên ở mức sơ cấp biết về 
máy tính và được kiểm tra để soạn bài trên máy, giáo viên có thể soạn bài giảng 
điện tử trên phần mềm Powopoin và 5 giáo viên chưa thể sử dụng máy tính ở 
mức độ cơ bản. Cơ sở vật chất của trường cơ bản có đủ phòng học để học sinh 
học 2 buổi/ngày, có 1 phòng tin học với 30 máy được nối mạng Internet; 2 máy 
chiếu; 4 đài catset dùng cho giáo viên bộ môn Tiếng Anh, Âm nhạc, Mĩ thuật. 
Như vậy, cơ bản nhà trường có những thiết bị dạy học cơ bản phục vụ cho việc 
ứng dụng CNTT, song còn khá thiếu thốn và chưa đồng bộ. Trường Tiểu học 
Minh Tân đã tạo trang Webside riêng song nội dung còn khá sơ sài chưa xây 
dựng được trang tài nguyên phong phú để giúp cho việc lưu trữ cũng như tìm 
kiếm tài liệu, thông tin phục vụ cho việc giảng dạy đạt hiệu quả. Bên cạnh đó 
còn nhiều khó khăn như trình độ CNTT của đội ngũ còn hạn chế, một số giáo 
viên có tuổi còn tư duy ngại đổi mới, sợ khó khăn, cơ sở vật chất chưa đồng bộ, 
chưa có các phòng học chức năng, số máy tính còn ít, chưa đủ máy tính, máy 
chiếu để trang bị đủ cho các lớp học. Việc soạn giảng giáo án điện tử chỉ thực 
hiện trong các kì thi giáo viên dạy giỏi hoặc các chuyên đề cấp cụm. 
 BGH đã điều tra thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học của 40 cán bộ 
quản lí và GV nhà trường và thu được kết qủa như sau:
 1. Đội ngũ GV đã nhận thức khá cao đối với việc ứng dụng CNTT trong 
dạy học. Có 80% ý kiến cho rằng rất cần thiết và cần thiết, mức độ chưa cần Để nâng cao kiến thức, kĩ năng CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo 
viên, nhân viên, nhà trường đã tổ chức kiểm tra trình độ CNTT của đội ngũ qua 
các bài kiểm tra thực hành soạn giáo án trên máy, nộp báo cáo số liệu thống kê, 
làm bài thu hoạch, soạn giáo án điện tử,... Qua đó, phân loại đối tượng và có 
hình thức bồi dưỡng CNTT cho phù hợp. Có những giáo viên chưa hề biết sử 
dụng phần mềm word, Power Poin thì chưa thể bồi dưỡng kĩ năng soạn giáo án 
điện tử. Vì vậy, nhà trường đã tổ chức các lớp tập huấn với từng trình độ phù 
hợp để mọi giáo viên được bồi dưỡng từ việc làm quen với máy tính, soạn thảo 
văn bản trên Word, truy cập internet tìm kiếm tài liệu tham khảo, tư liệu cho bài 
giảng, sử dụng phần mềm đa phương tiện Microsoft Power Point; Violet; 
Lecture Maker trong công tác dạy - học và tiến tới thiết kế giáo án Elearning 
Công tác bồi dưỡng dưỡng thực hiện thường xuyên, hàng năm vào tháng 8, nhà 
trường đã tổ chức cho giáo viên tin học tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân 
viên tại phòng máy của nhà trường. Tiếp theo đó trong suốt năm học, vào các 
giờ học tin học, GV chủ nhiệm sẽ lên phòng máy thực hành cùng học sinh.
 Chính vì vậy hè năm 2019, Khi các thầy cô giáo tham gia tập huấn bồi 
dưỡng CNTT do Sở GD Vĩnh Phúc tổ chức, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy 
đã khen: “Trong các lớp tôi dạy thì lớp 116 này GV chăm chỉ và GV cũng thạo 
CNTT nhất.”
 Biện pháp 3: Huy động các nguồn lực mua sắm các thiết bị, phần 
mềm phục vụ cho hoạt động ứng dụng CNTT.
 Với mục tiêu xây dựng hệ thống TBDH về CNTT, đảm bảo nguồn lực tài 
chính đáp ứng yêu cầu của ứng dụng CNTT trong dạy học. Hiệu trưởng quản lý 
tốt hơn việc trang bị, sử dụng và bảo quản TBDH về CNTT.
 Nhà trường đã chú trọng xây dựng kế hoạch chỉ đạo việc sử dụng, bảo 
quản thiết bị, đồ dùng dạy học; xây dựng nội quy phòng máy và giao trách 
nhiệm cho từng GV phụ trách bảo quản.
 Cuối mỗi năm học, thực hiện kiểm kê thanh lí tài sản đồng thời có kế 
hoạch mua sắm bổ sung máy tính, máy chiếu, Thiết bị đa năng Upointer và các 
phần mềm quản lí, sưu tầm sử dụng các phần mềm dạy học trong môn tin học, 
tiếng Anh, toán, tiếng Việt, khoa học,...
 Biện pháp 4: Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện ứng dụng CNTT trong 
dạy học từ tổ chuyên môn đến từng giáo viên và học sinh. 
 Nhằm hình thành ở đội ngũ giáo viên những kỹ năng và thói quen thực 
hành ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học. Xây dựng 
nguồn tài nguyên tích hợp trên webside riêng của trường.
 Yêu cầu từng giáo viên, từng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch ứng dụng 
CNTT trong dạy học từ đầu năm học. Từng giáo viên và từng tổ đăng kí số 
lượng , chất lượng giáo án điện tử, giáo án Elearning và có kế hoạch thực hiện 
theo từng tuần, từng tháng và từng kì. Cụ thể, trong năm học 2018 – 2019, nhà 
trường đã tổ chức 4 chuyên đề có ứng dụng CNTT, ở mỗi chuyên đề có dự giờ, 
nhận xét đánh giá và rút kinh nghiệm để thống nhất chung từ quy trình xây dựng 
giáo án điện tử tới việc tổ chức thực hiện bài giảng trình chiếu, Đồng thời, tổ 
chức thao giảng có yêu cầu ứng dụng CNTT trong giờ dạy, tổ chức thi thiết kế viên có giáo án dự thi cấp huyện và 04 Giáo viên đạt giải Ba;03 giáo viên đạt 
giải trong kì thi GV chủ nhiệm giỏi cấp huyện( 02 giải Nhì; 01 giải Ba). Chất 
lượng khảo sát bồi dưỡng chuyên môn do Phòng Giáo dục tổ chức 100% đạt 
điểm khá, giỏi và đứng thứ 1 /19 trường Tiểu học trong huyện. Chất lượng học 
sinh tham gia thi học sinh giỏi các cấp đạt kết quả cao với 69 giải cấp huyện và 
19 giải cấp tỉnh, 25 huy chương cấp quốc gia, quốc tế.
 Năm học 2019-2020, 100% số GV trong trường đã được tập huấn CNTT tại 
trường vào tháng 8 và theo các lớp do Sở Giáo dục Vĩnh Phúc tổ chức. 100% số 
GV đã có thể soạn giảng trên máy tính và đăng kí giờ dạy có ứng dụng CNTT.
4. Bài học kinh nghiệm
 Từ thực tế quản lý hoạt động ứng dụng CNTT ở Trường Tiểu học Minh Tân 
có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau: Người đứng đầu nhà trường cần 
tiên phong đi đầu trong nhận thức cũng như tự bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng 
CNTT để đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay; cần chú trọng công tác tuyên 
truyền, vận động, tạo sự chuyển biến và nhận thức sâu sắc của cán bộ, giáo viên, 
nhân viên và cha mẹ học sinh, cộng đồng để đưa chủ trương ứng dụng CNTT 
trong dạy học ở nhà trường đạt kết quả cao; chú trọng công tác bồi dưỡng và tự 
bồi dưỡng cho đội ngũ về mọi mặt kiến thức, kĩ năng CNTT; mạnh dạn đổi mới, 
huy động mọi nguồn lực mua sắm trang thiết bị CNTT, mua các phần mềm phục 
vụ cho việc dạy học, quản lí, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện; có 
biện pháp khích lệ, động viên, khen thưởng kịp thời để giáo viên có động lực 
thực hiện ứng dụng CNTT trong giảng dạy cũng như trong kiểm tra đánh giá 
học sinh.Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục để đầu tư trang thiết bị, cơ 
sở vật chất phục vụ cho hoạt động ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động của nhà 
trường.
 Yên Lạc, tháng 10/2019
 Người viết: Vũ Thị Bích
 Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
 Sinh ngày 20/11/1980
 Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Tân, huyện Yên Lạc
 Emai: vubich.thmt@gmail.com
 Số ĐT: 0962068488
 Số CMND: 135066 389
Chuyên mục: Trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lí hoạt động Ứng 
dụng CNTT.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_qua.doc