Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 3

doc 17 trang sangkienlop3 12/11/2023 2350
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 3
 Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 
 MỤC LỤC
 Trang 
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 I.1. Lý do chọn đề tài...2 
 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài....3 
 I.3. Đối tượng nghiên cứu....3
 I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu3
 I.5. Phương pháp nghiên cứu...3
 II. PHẦN NỘI DUNG
 II.1. Cơ sở lý luận3
 II.2. Thực trạng4
 a. Thuận lợi, khó khăn.4
 b. Thành công, hạn chế5
 c. Mặt mạnh, mặt yếu...5
 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.6
 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.6
 II.3. Giải pháp, biện pháp.7
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp7
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp7
 c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp..12
 d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp12
 e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu..12
 II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên 
 cứu..13
 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 III.1. Kết luận.13
 III.2. Kiến nghị...14
 Tài liệu tham khảo..17 
GV: Phạm Thị Phượng – Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 1 Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 
 I. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 Nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh 
dân tộc thiểu số, nhằm nắm bắt thực trạng chữ viết của học sinh, nguyên nhân 
làm hạn chế chất lượng chữ viết và việc giữ vở sạch. Đồng thời tìm những biện 
pháp để nâng cao chất lượng chữ viết giúp các em viết chữ đúng mẫu, viết 
đúng nét, viết đúng chính tả, rõ ràng, viết nhanh, viết đẹp và biết cách giữ 
gìn sách vở sạch sẽ. Bên cạnh đó, nghiên cứu đề tài còn giúp cho việc nâng cao 
trình độ chuyên môn của bản thân.
 Nhiệm vụ chủ yếu để giúp học sinh rèn chữ viết đẹp là: Nghiên cứu cơ sở 
lí luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến vấn đề rèn chữ viết đẹp cho học sinh 
dân tộc thiểu số. Đánh giá đúng thực trạng chữ viết của học sinh, cũng như công 
tác dạy học của giáo viên. Tìm ra nguyên nhân, hạn chế của việc giữ vở và rèn 
chữ viết cho học sinh. Từ đó có những biện pháp tốt nhất giúp học sinh viết chữ 
ngày càng đẹp hơn.
 I. 3. Đối tượng nghiên cứu
 Học sinh lớp 3A, trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Năm học 2013 – 2014).
 Học sinh lớp 3D, trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Học kì I, Năm học 2014 – 
2015).
 I. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 Đề tài được nghiên cứu và áp dụng kết quả nghiên cứu tại trường Tiểu 
học Võ Thị Sáu năm học 2013 – 2014 và Học kì I, Năm học 2014 – 2015.
 - Học sinh dân tộc thiểu số lớp 3 trong trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Ea 
Bông, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
 - Cha mẹ học sinh dân tộc thiểu số đang sinh sống tại xã Ea Bông, huyện 
Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
 - Giáo viên trong trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Ea Bông, huyện Krông 
Ana, tỉnh Đăk Lăk.
 I. 5. Phương pháp nghiên cứu 
 Phương pháp quan sát. 
 Phương pháp làm mẫu. 
 Phương pháp thuyết trình, giảng giải. 
 Phương pháp luyện tập thực hành. 
 Phương pháp điều tra viết.
 Phương pháp thảo luận, phỏng vấn.
 Phương pháp sử dụng trò chơi học tập.
 II. PHẦN NỘI DUNG
 II. 1. Cơ sở lý luận 
 Con người muốn làm được người tốt thì phải rèn luyện từng tí một. Nét 
chữ cũng vậy, là học trò phải viết vở sạch đẹp, rõ ràng. Người xưa có câu: "Văn 
là người, Chữ cũng là người". Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng - Người tâm huyết 
với sự nghiệp trồng người cũng đã từng nhắc nhở: “Chữ viết là biểu hiện của 
nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn 
luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng 
như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình”. Khẳng định sự cần thiết của 
việc rèn chữ viết đẹp cho học sinh tiểu học, từ năm 2011 – 2012 Bộ Giáo dục và 
GV: Phạm Thị Phượng – Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 3 Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 
 - Năm học 2013 – 2014, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3A với tổng số 
29 học sinh. Năm học 2014 – 2015, tôi chủ nhiệm lớp 3D với tổng số 17 học 
sinh. Tôi nhận thấy hai lớp đều có điểm giống nhau là một số em đã nhận biết 
được hết mặt chữ cái, viết chữ theo quy định, một số em viết bài sạch sẽ, trình 
bày đẹp. Một số gia đình học sinh đã quan tâm mua được những loại bút máy 
rèn chữ viết đẹp cho các em.
 - Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ, đảm bảo cho việc dạy 
và học của giáo viên và học sinh như phòng học, ánh sáng, bàn ghế, đồ dùng cho 
các môn học,. Chất lượng chữ viết của nhà trường trong những năm gần đây 
đã được cải thiện nhiều so với những năm học trước.
 * Khó khăn:
 - Trường thuộc địa bàn của xã có nhiều khó khăn, học sinh dân tộc thiểu 
số của lớp tôi (năm học 2013 – 2014) chiếm đến 82,8%; trong đó có 10,3% là 
học sinh lưu ban đọc, viết chưa thành thạo. Năm học 2014 – 2015, 100% học 
sinh trong lớp là người dân tộc thiểu số, học sinh lưu ban chiếm 5,9%. Trong đó 
có nhiều em tiếp thu kiến thức còn nhiều hạn chế; đa số các em có kĩ năng nghe, 
nói, đọc, viết còn chậm. 
 - Cha mẹ các em phần lớn nằm trong diện lao động nghèo, hoàn cảnh khó 
khăn và diện xóa đói giảm nghèo lại nhiều. Vì thế, cha mẹ ít quan tâm, chăm lo 
đến việc học hành, đặc biệt là chưa thực sự coi trọng việc rèn chữ viết cho con 
em mình. Đã khiến cho nhiều học sinh không tích cực trong các hoạt động học 
tập. Tình trạng học sinh nghỉ học theo mùa vụ, đi học không chuyên cần vẫn 
thường xuyên diễn ra. Nhiều em ngoài việc học trên lớp còn phải dành phần lớn 
thời gian ở nhà cho việc giúp đỡ gia đình, nhất là vào mùa phát nương làm rẫy, 
thu hoạch,...
 - Học sinh dân tộc thiểu số sử dụng Tiếng Việt chưa thành thạo nên trong 
quá trình viết bài các em đều mắc lỗi về độ cao của từng con chữ, điểm đặt bút 
và điểm dừng bút chưa đúng, viết thiếu dấu, sai chính tả, chữ viết chưa đều, viết 
cẩu thả, viết còn chậm, Nhiều em đi học không mang đầy đủ sách vở, không 
có bút viết,. 
 b. Thành công, hạn chế
 * Thành công: 
 - Qua thực tế giảng dạy, nghiên cứu và áp dụng các biện pháp rèn chữ viết 
đẹp đã đạt nhiều kết quả khả quan. Bài viết của học sinh có tiến bộ rõ rệt. Các 
em hạn chế mắc phải các lỗi cơ bản trong quá trình viết chữ.
 * Hạn chế:
 - Bên cạnh những thành công còn có nhiều hạn chế nhất định như mất 
nhiều thời gian trong quá trình rèn chữ viết cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải 
nhiệt tình, kiên trì hướng dẫn, uốn nắn tỉ mỉ từng nét chữ cho các em. 
 - Học sinh tiểu học thường hiếu động, thiếu kiên trì, khó thực hiện được 
các thao tác đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận khi rèn chữ viết đẹp.
 c. Mặt mạnh, mặt yếu
 * Mặt mạnh:
 Trong tất cả các môn học thì hầu như môn nào các em cũng phải viết bài 
vào vở, mỗi lần viết bài là giáo viên có thể hướng dẫn và uốn nắn học sinh rèn 
GV: Phạm Thị Phượng – Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 5 Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 
 Đặc điểm học sinh lớp 3 là lứa tuổi liên kết giữa lớp 1, 2 với lớp 4, 5. Khả 
năng viết chữ của các em còn chậm. Ở lớp 1, lớp 2 các em đã được học cấu tạo 
chữ thường, chữ hoa nhưng do đặc điểm lứa tuổi dễ nhớ, mau quên của học sinh 
tiểu học và không được rèn luyện thường xuyên nên khi lên lớp 3 thì phần lớn 
học sinh viết chữ chưa đúng quy trình, sai về độ cao, khoảng cách của chữ, viết 
chữ thiếu dấu, đặt dấu thanh chưa đúng vị trí, tốc độ viết không đảm bảo, Các 
tiết Chính tả và Tập viết thường mất nhiều thời gian vì các em viết bài quá 
chậm. Do đó, việc học các môn trong chương trình gặp nhiều khó khăn.
 Như vậy, muốn dạy cho học sinh kĩ năng viết chữ đúng yêu cầu, luyện 
cho học sinh viết chữ nhanh và đẹp thì phải có kế hoạch, biện pháp cụ thể để rèn 
luyện chữ viết cho các em. Việc rèn chữ viết cho học sinh dân tộc thiểu số nhằm 
giúp các em ý thức cẩn thận trong khi viết, viết đúng chính tả, đảm bảo tốc độ 
khi viết, để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh, người giáo viên luôn giữ 
vai trò quyết định. Bên cạnh đó cần phải phối hợp với cha mẹ học sinh để có 
biện pháp rèn học sinh của mình viết chữ đúng mẫu, đúng quy trình, viết 
nhanh, hình thành ở các em tính cẩn thận, tính kỉ luật. Ý thức này không 
những hình thành ở học sinh tiểu học mà còn ở các lớp trên và về sau.
 II. 3. Giải pháp, biện pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Mục đích nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh giúp các em 
nắm vững: Viết chữ phải đúng quy trình và kĩ thuật, đảm bảo tốc độ khi viết, 
nhớ được độ cao, khoảng cách, điểm đặt bút, dừng bút của từng con chữ, vị trí 
đặt dấu thanh,... rèn chữ viết đẹp cho học sinh.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 Rèn chữ viết cho học sinh phải được chú ý trong khi các em viết ở tất cả 
các môn học không chỉ riêng môn Tập viết và Chính tả. Không nên xem nhẹ 
môn học nào bởi vì các môn học đều có liên quan bổ sung cho nhau. Vì vậy, để 
giúp các em học sinh viết đúng quy định, rõ ràng, đều nét, viết liền mạch, viết 
đẹp và đạt tốc độ yêu cầu, đồng thời có ý thức giữ gìn sách vở tôi đã vận dụng 
một số biện pháp sau:
 Biện pháp 1: Xác định mục tiêu rèn chữ viết cho học sinh. 
 Thông qua việc nghiên cứu tìm tòi, tôi rà soát tình hình thực tế của lớp 
mình trực tiếp giảng dạy, từ đó tìm ra những biện pháp thích hợp nhất cho từng 
đối tượng học sinh. Đây chính là then chốt giúp chất lượng chữ viết được tăng 
lên nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục.
 - Về kiến thức: Củng cố hoàn thiện hiểu biết về hình dáng, quy trình viết 
chữ, cách nối chữ hoa và chữ thường, vị trí đánh dấu thanh, khoảng cách giữa 
các chữ ghi tiếng...
 - Về kĩ năng: Hình thành cho học sinh kĩ năng viết nhanh, viết đúng, viết 
đẹp và biết trình bày bài viết. Trước khi cho học sinh viết bài vào vở, tôi hướng 
dẫn học sinh về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở. Bám sát yêu cầu đó, tôi 
luôn chuẩn bị chu đáo trong quá trình rèn chữ viết cho học sinh.
 - Về thái độ: Học sinh có ý thức cẩn thận, tích cực, tự giác, hứng thú trong 
học tập, nắn nót khi viết bài, biết giữ gìn sách vở sạch sẽ cũng như sự trong sáng 
của Tiếng Việt.
GV: Phạm Thị Phượng – Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 7 Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 
 Biện pháp 5: Cách viết trên vở.
 Tôi luôn nhắc học sinh cách đặt vở sao cho cạnh dưới quyển vở hơi 
nghiêng so với cạnh bàn. Lựa chọn vở như thế nào ? Vở viết cũng góp phần 
quan trọng, phải chọn vở có trang giấu dày, dòng kẻ đều, ô li không quá to cũng 
không quá nhỏ. Những yếu tố tưởng chừng không quan trọng nhưng thực chất 
đã góp phần tích cực vào việc rèn chữ cho học sinh. Tiếp theo, tôi dạy cho học 
sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, dạy cho học sinh kĩ thuật 
viết các nét, cách lia bút và cách nối nét. Đồng thời giúp học sinh xác định được 
khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kỹ năng viết đúng mẫu, 
rõ ràng và tiến tới là viết đẹp, viết nhanh.
 Biện pháp 6: Giúp học sinh nắm được các nét cơ bản.
 Tôi dạy cho học sinh các nét cơ bản thật kỹ. Học sinh phải nắm được các 
nét cơ bản đó. Để giúp cho học sinh viết đúng cỡ chữ, viết đẹp thì không thể coi 
thường phần viết nét chữ cơ bản: nét ngang, nét sổ, nét xiên trái, nét xiên phải, 
nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu, nét cong hở phải, nét cong hở 
trái, nét cong kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt.
 Với 13 nét cơ bản này tôi yêu cầu học sinh học thuộc và viết chính xác. 
Từ những nét cơ bản này học sinh viết sang các con chữ rất dễ dàng.
 * Ví dụ: 
 + Chữ cái a gồm 2 nét: nét cong kín kết hợp với nét móc ngược (móc 
phải).
 + Chữ cái h gồm 2 nét: nét khuyết trên kết hợp với nét móc hai đầu.
 Bên cạnh đó tôi giải thích các thuật ngữ như: 
 - Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong chữ cái. Điểm đặt 
bút có thể nằm trên đường kẻ ngang hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.
 - Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái. Điểm 
dừng bút có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.
 Biện pháp 7: Giúp học sinh nắm được độ cao và cách viết các con chữ 
theo nhóm.
 • Mẫu chữ cái viết thường: (chia thành 5 nhóm)
 + Nhóm 1: (1 đơn vị) o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, e, ê, c, m, n, v, x, i 
 + Nhóm 2: (1,25 đơn vị) r, s nhóm chữ có nét tương đồng là nét cong, nét 
móc có vòng xoắn.
 + Nhóm 3: (1,5 đơn vị) t
 + Nhóm 4: (2 đơn vị) d, đ, p, q
 + Nhóm 5: (2,5 đơn vị) b, g, h, k, l, y nhóm chữ cái có nét khuyết.
 • Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh là 0,5 đơn vị
 • Mẫu chữ cái viết hoa: (chia thành 6 nhóm)
 + Nhóm 1: A, Ă, Â, N, M
 + Nhóm 2: B, D, Đ, P, R
 + Nhóm 3: C, G, S, L, E, Ê
 + Nhóm 4: I, K, V, H, T
 + Nhóm 5: O, Ô, Ơ, Q
 + Nhóm 6: U, Ư, Y, X
GV: Phạm Thị Phượng – Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_chu_viet_cho_hoc.doc