Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 3 trường TH Định Công

docx 23 trang sangkienlop3 11/03/2024 1530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 3 trường TH Định Công", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 3 trường TH Định Công

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 3 trường TH Định Công
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học 
 sinh lớp 3
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Lí do chọn đề tài:
 Môn Tiếng Việt có một vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập, nó là 
công cụ giúp ta học các môn học khác.Mục tiêu của môn Tiếng Việt trong chương 
trình Tiều học cũng đã ghi rất rõ đó là: Hình thành và phát triển các kĩ năng: nghe, 
nói, đọc, viết cho học sinh giúp các em sử dụng hiệu quả Tiếng Việt trong giao 
tiếp cũng như trong học tập hàng ngày. Cùng với các môn học khác phát triển 
năng lực tư duy cho học sinh. Nhằm bồi dưỡng thẩm mĩ cho các em, giúp các em 
biết cảm nhận được cái hay cái đẹp trước những buồn vui yêu ghét của con người.
 Trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học gồm có năm phân môn : Tập đọc, 
Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn và Chính tả.Thì kĩ năng viết đúng chính 
tả có một vai trò và ý nghĩa to lớn đối với học sinh.
 Có những câu chuyện về “Bài học chính tả” cho thấy việc viết đúng chính tả 
có thể có những ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta. Ví dụ năm 
20005, Ngân hàng Quốc gia Philippines phải ra thông báo chính thức xin lỗi toàn 
dân vì sự cố sai lối chính tả trên tờ giấy bạc 100 peso mới phát hành.Ở tờ giấy bạc 
mới in này,tên tổng thống Aroroyo đã bị in nhầm thành Arovoyo.Việc viết sai tên 
này dù rất nhỏ nhưng không chỉ ảnh hưởng đến thể diện ngoại giao mà còn làm 
tổn hại về kinh tế (ngân hàng Philippines phải chấp nhận in lại đợt giấy bạc mới 
và hủy serie xin lỗi, đồng thời phải chịu toàn bộ chi phí cho sự cố) Do đó,có thể 
thấy Chính tả là môn khoa học, góp phần nâng cao hiệu quả giao tiếp, là công cụ 
có vị trí quan trọng trong việc học tập hàng ngày của con người nói chung và với 
học sinh nói riêng.
 Mặt khác, trong cuộc sống hiện đại ngày nay dường như việc nói, viết chính tả 
đúng dường như một trở ngại lớn đối với con người.Nói, viết sai chính tả tràn lan 
từ học trò cho đến cử nhân, cao học thậm chí là tiến sĩ. Sai từ trong nhà ra ngoài 
phố từ bảng hiệu quảng cáo, pa nô tuyên truyền cho đến tên danh nhân đặt cho 
đường phố. Hoặc có những bài viết văn của học sinh lớp 6 giáo viên không tài 
nào đọc nổi bởi sai lỗi chính tả quả nhiều.
 Một câu hỏi đặt ra đó là: “Lỗi ở đâu mà ra ?” hay "Đó chỉ là chuyện nhỏ”. Vậy 
chúng ta cần bắt đầu từ đâu từ lứa tuổi nào? Theo tôi để hình thành và giúp các 
em viết đúng chính tả phải bắt đầu từ khi các em được làm quen với các chữ cái 
đầu tiên đó là lứa tuổi học sinh Tiểu học.
 Qua nhiều năm công tác và được phân công chủ nhiệm khối lớp 3 tôi nhận 
thấy rằng: Lớp 3 là lớp kết thúc giai đoạn chính tả tập chép, chủ yếu là chính tả 
nghe viết. Thực hiện chính tả nghe viết là cùng một lúc các em phải thực hiện 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu về 
hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả.
 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn : Quan sát, đánh giá, khảo sát thực 
trạng viết chính tả của học sinh lớp 3.
 3. Phương pháp trò chuyện: Trao đổi, hỏi ý kiến của các giáo viên trong khối 
để tìm hiểu thực trạng việc dạy học chính tả, những khó khăn của giáo viên cũng 
như học sinh khi dạy và học chính tả, những lỗi chính tả mà học sinh thường mắc 
và những biện pháp sửa lỗi cho học sinh.
 4. Nhóm tổng hợp, thống kê: Lập bảng thống kê trước và sau khi áp dụng các 
biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3.
 VI. Phạm vi nghiên cứu:
 - Thời gian nghiên cứu: Năm học 2018-2019.
- Nội dung nghiên cứu: Rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lí luận:
 1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài:
 Để biết được viết chính tả có tầm quan trong như thế nào thì trước hết chúng 
ta cần nắm được khái niệm về chính tả. Chính tả là những quy ước của xã hội 
trong ngôn ngữ, mục đích của nó là truyền đạt thông tin bằng chữ viết, đảm bảo 
cho người viết và người đọc hiểu thống nhât nội dung của văn bản.Có thể nói 
chính tả là sự quy định có tính chất xã hội, nó không cho phép vận dụng quy tắc 
một cách linh hoạt mang tính sáng tạo cá nhân.
 2. Vai trò của việc viết đúng chính tả:
 Phân môn Chính tả dạy cho học sinh tri thức và kĩ năng chính tả, phát triển 
năng lực sử dụng ngôn ngữ ở dạng thức viết hoặc hoạt động giao tiếp. Nếu với 
phân môn Tập viết dạy học sinh biết viết chữ thì chính tả dạy cách tổ hợp, kết hợp 
các chữ đúng quy ước của xã hội để làm chất liệu hiện thực hóa ngôn ngữ.
 Không biết chữ hoặc không viết chữ đúng chuẩn, con người tự hạn chế hoạt 
động giao tiếp, làm ảnh hưởng đến năng lực tư duy. Vì thế dạy chính tả cho học 
sinh chính là hình thành năng lực tư duy cho các em nói cách khác: Chính tả là 
công cụ, có vị trí quan trọng trong học tập các môn học khác của học sinh. Đồng 
thời Chính tả cũng là môn học đặt nền móng cho sự phát triển ngôn ngữ, văn hóa 
nói chung. Trong các lỗi về âm đầu, tôi thấy lỗi về âm đầu l/n; s/x; ch/ tr là phổ biến hơn.
 b. Lỗi về nguyên âm đôi:
 - uô/ua : cuốn chỉ - cuấn chỉ , quanh - quoanh,..
 c. Lỗi về âm cuối:
 - ng/nh : nhưng/nhưnh , mênh/mêng,..
 - ất/ấc : gấc/gất , cát/cấc
 - n/ng : đèo ngang - đèo ngan, vườn rau - vường rau,.....
 d. Lỗi về âm đệm: 
 - eo/oe : khỏe/khẻo,
 e. Lỗi viết hoa :
 Lỗi viết hoa của các em thường gặp ở 2 dạng:
 . Không viết hoa đầu câu, danh từ riêng ( tên riêng), tên địa danh:
Ví dụ: Dạy bài Chính tả ( Nghe – viết) : Chiếc áo len – Viết đoạn 4 (TV3 – T1, 
trang 20) có câu : “ Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, Lan ân hận quá”; 
học sinh viết :“ Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, lan ân hận quá”.
 . Không nắm được quy tắc viết hoa khi viết tên riêng, tên địa lí nước ngoài, tên 
cơ quan đoàn thể ví dụ : Y- éc –xanh, học sinh viết thành Y ÉC Xanh
 . Viết hoa tùy tiện. Đây là loại lỗi xuất hiện ở cả những em viết khá, có thể là 
do khi viết các em không chú ý, thiếu tính cẩn thận hoặc có thể các em viết theo 
ý thích. Bởi vì khi hỏi về khi nào cần viết hoa những em này vẫn trả lời đúng.
Ví dụ : Dạy bài Chính tả ( Nghe – viết) : Người mẹ (TV3 – Tập 1, trang 30) câu : 
“ Thần không hiểu rằng: vì con, người mẹ có thể làm được tất cả”. Học sinh lại 
viết : “ Thần không hiểu rằng : Vì con, Người mẹ có thể làm được tất cả.”
 g. Lỗi về thanh điệu : Học sinh lớp 3 ít bị nhầm lẫn giữa thanh hỏi và thanh ngã 
, thanh hỏi và thanh nặng như ở một số địa phương khác. Nhưng do vô ý hoặc 
thiếu cẩn thận nên một số em hay bị thiếu dấu thanh hoặc quên dấu phụ.
 Các lỗi về âm đệm , nguyên âm đôi , âm cuối xuất hiện ít hơn. Còn với các 
tiếng hoặc từ khó như ngoằn ngoèo, ngoe nguẩy, khúc khuỷu,quanh quẩn, các em 
viết sai nhiều, ngay cả với học sinh khá. 3. Bồi dưỡng học sinh yếu.
 4. Áp dụng biện pháp “chính tả ghi nhớ, chính tả đối lập” 
 5. Bồi dưỡng qua môn học khác.
 6. Xây dựng hệ thống bài tập chính tả.
 7. Rèn kĩ năng chính tả qua trò chơi.
 8. Chữa nhận xét bài tay đôi với học sinh.
 9. Bồi dưỡng kĩ năng “Rèn chữ - Giữ vở”.
 10.Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.
 IV. Các biện pháp nêu trên được tiến hành cụ thể như sau:
 1. Điều tra 
 * Mục đích: Giúp người giáo viên nắm bắt được thực trạng mắc lỗi chính tả 
của học sinh, tìm hiểu các nguyên nhân từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp.
 * Cách tiến hành 
 Điểu tra lỗi chính tả là việc làm đầu tiên người giáo viên phải thực hiện và 
thực hiện một cách nghiêm túc thường xuyên. Quá trình điều tra này gắn liền với 
quá trình chữa và nhận xét bài của giáo viên .Vì thế sau mỗi giờ viết chính tả của 
học sinh tôi thường thu lại từ 7- 9 bài ( Luân phiên theo từng tổ nhóm ) và nhận 
xét tỉ mỉ từng lỗi sai của các em. Khi nhận xét tôi thường dùng bút đỏ gạch chân 
lỗi sai của các em sau đó nhận xét trước lớp để các học sinh khác rút kinh nghiệm 
cho mình. Để thuận tiện cho việc theo dõi tôi thường ghi lại những lỗi chính tả 
mà các em hay mắc phải vào quyển sổ cá nhân gọi là “ Nhật kí chính tả”. Sau mỗi 
lần chấm chữa tôi lại giở lại và đối chiếu xem các em còn lặp lại lỗi sai không 
hoặc xuất hiện thêm những lỗi chính tả nào khác để từ đó đưa ra biện pháp khắc 
phục cho phù hợp.
 Cụ thể : Khi chấm các bài chính tả ở tuần 2, tôi đã thống kê được các lỗi chính 
tả của học sinh lớp mình như sau:
 2. Rèn kĩ năng nói và nghe viết cho học sinh
* Mục đích : Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói và nghe chính xác từ đó giúp 
các em viết đúng.
*Cách tiến hành:
- Để viết đúng chính tả cần phải phối hợp bốn hoạt động đó là : Nghe - nói – đọc 
– viết . Chúng là các hoạt động không thể tách rời nhau được trong việc luyện viết 
đúng chính tả cho học sinh. Song thực tế, việc rèn ngôn ngữ nói cho học sinh gặp 
rất nhiều khó khăn như:
 + Các em thường không tập trung chú ý nghe cô giáo đọc. - Bên cạnh việc luyện nói, luyện phát âm thì việc luyện kỹ năng nghe cho học sinh 
cũng không kém phần quan trọng. Muốn học sinh viết đúng, viết chính xác những 
từ (tiếng) khó trong bài chính tả thì các em phải biết nghe đúng, nghe chính xác. 
Điều quan trọng để học sinh nghe đúng là giáo viên phải đọc đúng, phát âm chuẩn 
ở tất cả các tiết học và cả khi nói chuyện với học sinh nữa. Mặt khác, cần giúp các 
em có kỹ năng nghe để phân biệt các tiếng hay bị nhầm lẫn. Việc làm này tôi 
thường tiến hành ở tiết Tập đọc, đặc biệt là ở tiết Chính tả nghe viết. Với những 
tiếng dễ lẫn lộn giữa âm lờ/nờ tôi hay đọc tách rời từng tiếng rồi gọi học sinh phát 
hiện xem chữ đó được viết bắt đầu bằng âm e-lờ hay en –nờ. Bước tiếp theo, tôi 
đọc cho học sinh viết vào bảng con các từ ( tiếng ) dễ lẫn đó để bao quát toàn bộ 
lớp, dễ phát hiện ra những em chưa biết phân biệt. Với những em hay viết sai, tôi 
yêu cầu em nghe cô phát âm lại (cả đúng và sai) , phân biệt sau đó phát âm theo 
rồi mới viết lại theo âm đúng. Có như vậy, học sinh mới có thói quen tập trung 
nghe khi giáo viên đọc chính tả để viết.
 * Tóm lại :
 Muốn học sinh viết đúng chính tả, trước hết giáo viên phải chú ý luyện phát 
âm cho mình và cho học sinh để phân biệt các âm đầu, âm chính và âm cuối dễ 
lẫn. Vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với 
nhau. Nếu giáo viên phát âm chưa chuẩn thì các em khó phân biệt để viết đúng 
chưa kể đến bản thân các em cũng bị ngọng do ảnh hưởng của cách phát âm tiếng 
địa phương.
 Nhờ việc chú ý rèn kỹ năng nghe để viết cho học sinh mà khả năng nghe để 
viết của học sinh lớp tôi rất tốt. Điều này thể hiện ở chỗ : khi viết chính tả, các em 
viết đảm bảo được tốc độ. Trong khi viết ít có em phải hỏi lại nên tránh được sự 
nhầm lẫn viết thừa chữ hoặc thiếu chữ . Mặt khác, giáo viên có thêm điều kiện 
giúp đỡ cho học sinh viết yếu cũng như nhắc nhở tư thế ngồi viết, cách cầm bút 
cho học sinh.
 3. Bồi dưỡng học sinh yếu:
 * Mục tiêu : Tăng cường khả năng viết chính tả cho học sinh yếu, học sinh tiếp 
thu chậm.
 * Cách tiến hành:
 - Do sĩ số học sinh trong lớp tương đối đông nên việc dành thời gian riêng cho 
các em yếu môn chính tả gặp rất nhiều khó khăn.. Để khắc phục hạn chế này, tôi 
đã gặp và trao đổi trực tiếp với phụ huynh của từng học sinh viết chính tả yếu 
nhằm tìm ra biện pháp giúp các em viết chính tả tốt hơn. Cuối cùng tôi cũng tìm 
ra biện pháp phù hợp với hoàn cảnh của các em. Đó là : sau mỗi buổi học tôi 
thường giao cho các em một đoạn chính tả ngắn và nhắc các em về nhà nhờ bố, 
mẹ hay một người khác đọc cho để viết. Sở dĩ tôi đưa ra biện pháp này bởi vì thứ 
nhất tôi muốn bố mẹ các em nắm được tình hình học tập của các em. Thứ hai đó * Để giúp học sinh ghi nhớ nhanh những từ - tiếng khó viết, giáo viên cần để bản 
thân các em tự phân tích tiếng theo 3 bộ phận (phụ âm đầu ,vần và thanh điệu), 
có như vậy các em mới ghi nhớ mặt chữ lâu hơn.
 Như : Dạy cách ghi nhớ từ “cuống quýt” tôi thực hiện như sau:
 + Giáo viên đọc từ “cuống quýt” - học sinh viết vào bảng con.
 + Kiểm tra kết quả viết của học sinh - học sinh giơ bảng. Những học sinh 
viết sai sẽ nhìn bảng đúng phân tích lại cách viết. Giáo viên ghi bảng khi học sinh 
phân tích lại chữ sai đó : cuống (quýt) = c + uông + thanh sắc.
 (cuống) quýt = qu + yt +thanh sắc.
 ( Đây là bước ghi nhớ lần 1)
 + Giáo viên dùng phấn màu gạch chân những âm hoặc vần cần nhấn 
mạnh để học sinh ghi nhớ lưu ý này. ( Bước ghi nhớ lần 2)
 + Xóa bảng các chữ vừa phân tích, yêu cầu học sinh đó nghe đọc và viết 
lại vào nháp hoặc bảng con. (Bước ghi nhớ lần 3)
 + Khi viết bài vào vở nhắc học sinh nhớ lại những chữ khó vừa phân tích 
cách viết để viết đúng. ( Bước ghi nhớ lần 4)
 * Giúp các em nhớ một số quy tắc chính tả :
 + Quy tắc phụ âm đầu :
 . Quy tắc viết c/k/ q: Trước i,e,ê viết là k; trước âm đệm u viết là q. VD : kiên 
quyết
 . Quy tắc g/ gh, ng/ ngh: Trước i,e,ê viết là gh/ ngh .VD : ghi nhớ, nghi ngờ.
+ Quy tắc i/ y :
 . Viết là i sau âm đầu, viết là y sau âm đệm .VD : thi / huy.
 . Khi đứng một mình : Viết là i với từ thuần Việt VD: âm ỉ, ầm ĩ; viết là y với 
các từ gốc Hán . VD : y tá , y phục.
+ Quy tắc ghi dấu thanh có tiếng nguyên âm đôi:
. Có âm cuối thì đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai của nguyên âm đôi .VD: Trườn
.Không có âm cuối thì đặt dấu thanh ở chữ thứ hất của nguyên âm đôi. VD Mía 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_viet_dung_chinh_t.docx