Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong rèn kĩ năng viết đoạn văn kể, tả ngắn cho học sinh Lớp 3

doc 19 trang sangkienlop3 22/11/2023 2280
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong rèn kĩ năng viết đoạn văn kể, tả ngắn cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong rèn kĩ năng viết đoạn văn kể, tả ngắn cho học sinh Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong rèn kĩ năng viết đoạn văn kể, tả ngắn cho học sinh Lớp 3
 Mục Lục
 Trang 
1.Mở đầu 1
1.1. Lý do chọn đề tài 
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu 2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề 5
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để rèn kỹ năng viết đoạn văn 7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 18
3. Kết luận, kiến nghị 19
Tài liệu tham khảo 21
Danh mục các SKKN đã được xếp loại 22
 1 Khi thực hiện đề tài này, bản thân tôi mong muốn chia sẻ một kinh nghiệm 
nhỏ trong dạy kiểu viết đoạn văn kể, tả cùng đồng nghiệp.
 Giúp học sinh nắm được các kĩ năng làm văn, đặc biệt là văn miêu tả, kể 
chuyện. Giúp các em biết vận dụng kiến thức tổng hợp từ phân môn Tiếng 
Việt và kiến thức xã hội, vốn sống, tư duy để thực hành làm văn hiệu quả.
 Rèn cho học sinh kĩ năng giao tiếp, thể hiện nhận thức, suy nghĩ của mình 
trước thực tế .
 Xác định chính xác hơn trình độ, năng lực học tập môn Tiếng Việt của học 
sinh nói chung, năng lực viết đoạn văn nói riêng.
 Tìm nguyên nhân và cách khắc phục những khó khăn, cản trở chất lượng 
học tập môn Tiếng Việt của học sinh, từ đó đưa ra những quyết định cho các giai 
đoạn và hoạt động dạy - học tiếp theo: Điều chỉnh, hỗ trợ trên các phương tiện, 
nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Tôi tập trung nghiên cứu biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn kể,tả ngắn 
cho học sinh lớp 3.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Để thực hiện sáng kiến này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu 
sau:
 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: nghiên cứu các tài liệu lí 
luận dạy học, tâm lí học và tài liệu khoa học có liên quan đến đề tài, đặc biệt là 
nghiên cứu kĩ nội dung chương trình Tập làm văn lớp 3, nhất là phần văn viết 
đoạn kể, tả.
 Phương pháp điều tra khảo sát tình hình thực tế dạy và học Tập làm văn 
của giáo viên và học sinh trường TH Quảng Phú; 
 Phương pháp so sánh, phân tích, thống kê, xử lí số liệu,
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Ngay từ cuốn Giáo trình phương pháp giảng dạy của Trường Đại học Sư 
phạm Hà Nội viết năm 1963, các tác giả đã nhấn mạnh tính chất thực hành của 
phân môn Tập làm văn. Nhưng nói như cố giáo sư Tôn Thất Tùng: “Lời tuyên 
bố về lí thuyết thì dễ nhưng thực thi nó thì khác đi”. Một phần do chưa tinh 
thông lí thuyết trên cơ sở những hiểu biết khoa học xác đáng, một phần là do 
tính chất phức tạp, mới mẻ của công việc thực hành. Dạy lí thuyết, nói lí thuyết 
thì hầu như không khó khăn, nhưng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn thì bao giờ 
cũng là quá trình thử thách nỗ lực và trình độ ứng dụng của người thực hành.
 Xét cả quá trình dạy môn Tiếng Việt trong nhà trường TH thì Tập đọc có 
nhiệm vụ cung cấp kiến thức văn học, đặc biệt là hình thành những kiến thức 
khái quát về văn học; luyện từ và câu nhằm giúp học sinh có kĩ năng viết đúng 
chính tả, dùng từ chính xác, đặt câu đúng ngữ phápViệc rèn kĩ năng thông qua 
các phân môn đó dù sao cũng mang tính chất bộ phận. Chỉ đến công đoạn làm 
văn, học sinh mới được thực hành tổng hợp, tổng hợp về kiến thức và tổng hợp 
 3 Kiểu bài này yêu cầu học sinh phải vận dụng cả phương pháp kể và phương 
pháp tả khi làm bài. Muốn viết được đoạn văn hay, các em phải có kĩ năng quan 
sát, liên tưởng, tưởng tượng, lựa chọn từ ngữ, vận dụng các phép so sánh, nhân 
hóa đã họcĐây rõ ràng là điểm mới, điểm khó hơn hẳn so với kiến thức làm 
văn ở lớp 2. Bởi vậy, khi làm kiểu bài này, nhiều học sinh còn lúng túng. Trước 
yêu cầu của bộ môn, là giáo viên chủ nhiệm lớp 3, trực tiếp giảng dạy môn 
Tiếng Việt, bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để rèn luyện được kĩ năng làm 
tốt bài văn kể, tả ngắn cho học sinh lớp 3 cũng như làm thế nào để các em hứng 
thú, thích học Tiếng Việt, say mê đọc, hiểu và nhất là thích viết lên những gì 
mình thấy, mình nghe, mình cảm nhậnChính bởi lí do đó, tôi thấy việc “rèn kĩ 
năng viết đoạn văn kể, tả ngắn cho học sinh lớp 3” là rất cần thiết. Đó cũng 
chính là động lực để tôi nghiên cứu và viết đề tài này.
 2.2. Thực trạng của vấn đề. 
 2.1.1. Đối với nhà trường
 - Thuận lợi:
 Ban giám hiệu nhà trường sát sao với chuyên môn, quan tâm tổ chức các 
chuyên đề nâng cao năng lực sư phạm và đổi mới phương pháp dạy học cho 
giáo viên nhà trường. Trong đó nhà trường đặc biệt chú trọng đến việc tổ chức 
các buổi sinh hoạt chuyên môn với những nội dung thiết thực, cần thiết với giáo 
viên như: phương pháp dạy Tập làm văn, dạy học dựa vào năng lực học sinh,
 - Khó khăn:
 Trường đóng trên địa bàn dân cư thuần nông, môi trường giao tiếp của học 
sinh không rộng nên kĩ năng giao tiếp của học sinh chưa tốt, vốn từ ít.
 2.2.1. Đối với giáo viên:
 - Thuận lợi: 
 Bản thân tôi đã có thâm niên công tác, có năng lực chuyên môn, giàu lòng 
yêu nghề, mến trẻ. Với tinh thần ham học hỏi, sự cầu thị cao, lại được ban giám 
hiệu và các các đồng nghiệp nhà trường nhiệt tình giúp đỡ, tôi đã nhanh chóng 
làm quen với chương trình dạy học mới. Tôi say mê học hỏi, nghiên cứu, tìm ra 
phương pháp dạy học đơn giản, dễ hiểu phù hợp với học sinh lớp 3 với mong 
muốn nâng cao chất lượng đại trà, làm nền móng cho các lớp 4, 5 và chuẩn bị 
cho học sinh vào THCS.
 - Khó khăn:
 Là giáo viên THCS, lại là giáo viên dạy Toán được điều chuyển xuống dạy 
Tiểu học, trong thời gian đầu, bản thân tôi không khỏi lúng túng trước sự nhận 
thức còn non nớt của học sinh. Đồng thời lại vừa phải tiếp cận đối tượng dạy 
học mới, vừa làm quen với phương pháp dạy học mới, quả là những khó khăn 
không nhỏ đối với tôi nói riêng và nhiều đồng nghiệp như tôi nói chung.
 2.2.2. Đối với học sinh:
 - Thuận lợi: 
 Học sinh ngoan, ham học. Các em đã được làm quen với kiểu bài viết đoạn 
văn kể, tả ở lớp 2 và bước đầu đã tập viết được đoạn văn ngắn với dung lượng 
 5 Cụ thể:
Lớp Số HS Điểm
 9 - 10 7 - 8 5 - 6 Dưới 5
 SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
 3D 34
 3 8,8 6 17,6 17 50 8 23,5
 Từ bảng số liệu trên cho thấy kết quả khảo sát chất lượng bộ môn ở đầu 
năm chưa cao. Cụ thể: tỉ lệ HS đạt điểm dưới 5 chiếm tới 23,5%; số HS đạt điểm 
5 – 6 còn chiếm số đông (50 %) ; tỉ lệ HS đạt điểm từ 9 – 10 chưa cao (8,8%). 
 Trước thực tế bộ môn như vậy, bản thân tôi đã trăn trở, nghiên cứu tìm ra 
hướng giải quyết, đó là đúc rút kinh nghiệm để Rèn kĩ năng viết đoạn văn kể, tả 
cho học sinh lớp 3.
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để rèn kĩ năng viết đoạn văn
 Tập làm văn, đúng như cái tên của nó, là một môn học có mục đích luyện 
tập, thực hành. Dĩ nhiên, để thực hành tốt, học sinh không thể không nắm vững 
về lí thuyết. Nhưng việc học lí thuyết làm văn ở lớp 3 còn chưa được thể hiện rõ 
nét, chưa có một tiết dạy lí thuyết nào mà chỉ qua thực tế phần Tập đọc giúp học 
sinh hình dung lại các nội dung mình cần kể, tả để “bắt chước” và qua một vài 
câu hỏi gợi ý để trả lời, trả lời các câu hỏi đó tức là đã tạo đoạn. Bởi thế, học 
sinh sẽ không nắm vững được lí thuyết làm văn. Mà không hiểu cách làm thì bài 
văn chưa hiệu quả là điều dễ hiểu.
 Để có kĩ năng viết đoạn văn kể, tả ngắn đòi hỏi học sinh phải bỏ ra nhiều 
thì giờ và công sức. Trong giới hạn của đề tài, tôi tập trung giúp học sinh bước 
đầu hiểu thế nào là văn kể, tả; bồi đắp lòng yêu thích văn thơ cho các em; tập 
cho các em biết trau dồi vốn từ; rèn kĩ năng nghe – nói; hướng dẫn cho các em 
cách thực hành viết đoạn văn.
 2.3.1. Giải pháp 1: Giúp học sinh bước đầu hiểu thế nào là văn kể, tả 
ngắn.
 Do trong chương trình Tiếng Việt 3 chưa có một bài dạy lí thuyết Tập làm 
văn cụ thể nào nên khi dạy kiểu bài viết đoạn văn kể, tả ngắn, bước đầu tôi giúp 
học sinh hiểu: văn kể là dùng ngôn ngữ kể lại những gì đã diễn ra, sự việc này 
dẫn đến sự việc kia và cuối cùng dẫn đến một kết thúc có ý nghĩa. Đó là kiểu kể 
lại một câu chuyện đã học trong sách hay kể lại chuyện đời thường. Song, khi 
viết đoạn văn kể, tôi hướng cho các em đoạn văn không đơn thuần chỉ là liệt kê 
sự việc, kể lể khô khan mà khi viết, các em cần biết miêu tả để bài văn gợi cảm, 
hấp dẫn.
 Vậy miêu tả là gì? Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định 
nghĩa: Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm 
cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội 
tâm của con người. Nhà văn Phạm Hổ th× cho r»ng:“ Miêu tả là khi đọc những 
gì chúng ta viết, người đọc như thấy cái đó hiện ra trước mắt mình: một con 
người, con vật, một dòng sông, người đọc còn có thể nghe được cả tiếng nói, 
 7 vào giới hạn đoạn văn, học sinh sẽ trả lời được: cả bài gồm hai đoạn, đoạn 1 kể 
về mâm ngũ quả của bạn Tâm và đoạn 2 kể về chiếc đèn ông sao của bạn Hà 
hàng xóm và niềm vui được rước đèn ông sao vào dịp Tết Trung thu của các bạn 
nhỏ. Tôi cũng giúp học sinh thấy được trong bài tập đọc, tác giả đã sử dụng các 
từ chỉ hoạt động, các từ miêu tả màu sắc, âm thanh,.. giúp người đọc cảm nhận 
được không khí rộn ràng, không gian đẹp của đêm hội rước đèn ông sao. Hiểu 
được nội dung bài Tập đọc, học sinh sẽ yêu thích hơn những ngày hội của dân 
tộc và sẽ biết giữ gìn và phát huy truyền thống của người Việt. 
 Từ bài Tập đọc tôi sẽ nhắc các em hiểu rằng: những gì của cuộc sống thực 
tế đã đi vào văn thơ qua cái nhìn chủ quan của tác giả, nhưng vẫn phản ánh 
chính xác những gì đã và đang diễn ra xung quanh chúng ta. Bởi vậy, yêu văn 
trước hết phải yêu cái chân thực và biết rung cảm trước cái đẹp. Đó cũng là tiêu 
chí quan trọng khi đánh giá đoạn văn của các em. Thông qua việc đọc – hiểu các 
câu chuyện, bài thơ, học sinh bước đầu đã được bồi đắp tình yêu văn thơ, vốn từ 
ngữ quan trọng, vốn sống cần thiết để các em có thể viết đoạn.
 2.3.3.Giải pháp 3: Trau dồi vốn từ, lựa chọn câu chữ và vốn hiểu biết về 
thực tế cuộc sống.
 Trau dồi vốn từ nghĩa là dạy cho học sinh hiểu nghĩa của từ, mở rộng vốn 
từ, lựa chọn từ ngữ khi nói và viết. Do nhận thức còn non nớt nên phần đông các 
em chưa hiểu được nghĩa của từ, còn phát âm mang tính địa phương, vốn từ ít ỏi 
lại chưa biết trau chuốt từ ngữ, câu văn nên đoạn văn thường rời rạc, thiếu ý. Để 
tăng vốn từ cho các em, tôi tập trung chuyển tải những đơn vị kiến thức Luyện 
từ và câu thành luyện nói, luyện viết.
 Khi dạy về từ ngữ, tôi khai thác tối đa vốn từ sẵn có theo chủ điểm học tập 
và thực tế. Chẳng hạn khi dạy học sinh mở rộng vốn từ về trường học, tôi hướng 
dẫn các em tìm một số từ quen thuộc: thầy giáo, học sinh, trường, lớp, bàn ghế, 
bạn bè,Nếu các em không tìm thêm được, tôi sẽ gợi ý cho học sinh tìm những 
từ ngữ chỉ tình cảm thầy trò, bè bạn như: yêu thương, quan tâm, chỉ bảo, đoàn 
kết, giúp đỡCó vốn từ rồi thì khi viết đoạn văn kể về ngôi trường của em chắc 
chắn học sinh sẽ không còn lúng túng nữa. Các em sẽ biết đưa vốn từ chủ đề nhà 
trường vào đoạn văn để viết có nội dung.
 Khi dạy về câu, tôi tập cho các em viết câu ngắn, từ những câu đơn giản 
theo kiểu Ai, Là gì, Làm gì, Như thế nào, đến những câu có sử dụng hình ảnh 
nhân hóa, so sánh. 
 Ví dụ: Với đề văn: Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu kể về một người lao 
động trí óc mà em biết, tôi cho học sinh tập đặt câu như: Ai là gì?: Người lao 
động trí óc mà em yêu quý nhất là bác em. Bác là bác sĩ.
 Ai làm gì?: Bác thường đi làm từ rất sớm để chăm sóc, điều trị cho 
bệnh nhân.
 Ai như thế nào?: Bác rất yêu nghề và tài giỏi.
 Qua một số câu hỏi như vậy, học sinh bước đầu đã tập viết được những câu 
văn đơn giản, tạo đoạn văn ngắn. Nhưng viết đúng chưa đủ mà học làm văn phải 
hướng tới viết hay. Nghĩa là cần mở rộng các câu văn đó cho có hình ảnh và gợi 
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_trong_ren_ki_nang_vie.doc