Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm của giáo viên Lớp 3 Tiểu học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm của giáo viên Lớp 3 Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm của giáo viên Lớp 3 Tiểu học

PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC THẠCH BÀN A ------------------------------------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm của giáo viên lớp 3 Tiểu học Sản phẩm tham dự Ngày hội Công nghệ thông tin lần thứ IV cấp Quận Năm học 2017 - 2018 Tác giả: Nguyễn Thị Thuyến Đơn vị: Trường Tiểu học Thạch Bàn A Quận: Long Biên Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm của giáo viên lớp 3 2. Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng học tập và năng lực phẩm chất của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác, sĩ số của lớp này duy trì 100% nhưng ở những lớp khác lại có tới 2, 3 học sinh hay nghỉ học tự do và sợ học. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Mặt khác, tuy giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học dạy được tất cả các lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo học sinh của mình từ lớp này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được học với một thầy (cô) khác nhau. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác; nhưng lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp không duy trì, không phát huy thì nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ từ lớp Một đến lớp Năm thì mới giáo dục HS phát triển toàn diện được. Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng, rèn rũa ngay từ lớp 1 và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên. 3. Bản thân tôi đã liên tục nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp. Có năm công tác chủ nhiệm của tôi rất nhẹ nhàng vì giáo viên lớp 2 đã làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Tôi chỉ việc phát huy và sáng tạo thêm theo mục tiêu phấn đấu của mình. Nhưng cũng có năm, tôi rất vất vả với công tác chủ nhiệm đầu năm. Tôi phải xây dựng lại từ đầu nề nếp lớp học, hướng dẫn học sinh cách bọc bìa, dán nhãn, cách trình bày trong vở, cách làm vệ sinh lớp, đề ra các nội qui của lớp,và phải thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn những sai sót của học sinh nên có lúc rất căng thẳng, mệt mỏi. Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm của giáo viên lớp 3 tập và đạo đức của con em mình .Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS ngay ở lớp học đầu cấp này. 3 - Các biện pháp tiến hành. Biện pháp 1: Điều tra lý lịch và phân loại học sinh và tổ chức bầu ban cán sự lớp. Ngay từ đầu tháng tám nhận lớp với sĩ số là 42 học sinh tôi đã điều tra lý lịch học sinh bằng cách phát cho mỗi học sinh một tờ giấy có nội dung như sau: Thông báo: Phụ huynh vui lòng điền vào thông tin sau: 1) Họ và tên học sinh 2) Ngày tháng năm sinh 3) Giới tính: 4) Nơi ở( Ghi theo tổ dân phố) Là con thứ mấy trên tổng số con của gia đình: Sở thích của con : Họ tên bố:Tuổi:..Điện thoại: Nghề nghiệp: Họ tên mẹ:Tuổi:..Điện thoại: Nghề nghiệp Điều tra lý lịch xong tôi phân loại học sinh theo tổ dân phố và xếp chỗ ngồi theo tổ dân phố để học sinh tiện theo dõi nhau về học tập, đạo đức ở lớp cũng như ở nhà. Khi điều tra lý lịch xong tiếp đến tôi điều tra về hoàn cảnh gia đình xem có mấy con? Điều kiện sống gia đình như thế nào? Lực học năm trước của học sinh ra sao từ đó tìm ra nguyên nhân và các biện pháp giúp đỡ từng học sinh. VD: Tôi điều tra 100% học sinh lớp 3C tôi đang chủ nhiệm: 5 em gia đình có ba con. Kinh tế khó khăn gia đình thuê nhà ở tổ 16 để ở, bố mẹ thì chỉ đi làm thuê tối đến không có điều kiện kèm con học thì hằng ngày ở lớp tôi dành nhiều thời gian đến các em đó nhiều hơn. Còn 22 em gia đình chỉ có mình em việc dạy dỗ và kèm cặp các em được tốt hơn. Gia đình có máy tính để dạy các em học có nối mạng để các em giải toán bằng tiếng Việt, tiếng Anh, Thần đồng tiếng ViệtThì các em đã học tốt và rất có ý thức học. Chính vì ngay từ đầu năm đã phân loại như thế nên chất lượng đại trà học kì I lớp tôi rất khả quan. Đặc biệt 5em, học mức độ hơi kém hơn trong lớp tôi thường xuyên trao đổi thông tin hai chiều với phụ huynh nên phụ huynh rất tin tưởng và đã nhiều lần gọi điện đến cảm ơn tôi hoặc đến trực tiếp để cảm ơn và trao đổi về tình hình học tập của con em mình. Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới. Những năm học trước, Ban Cán sự lớp có thể là do giáo viên chọn lựa và chỉ định học sinh làm. Tôi cho các em bầu cử ra ban cán sự lớp và tôi cũng hỏi ý kiến các đồng chí giáo viên chủ nhiệm cũ về tình hình cán sự lớp năm cũ. Tôi muốn tạo dựng và rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và y thức trách nhiệm đối với tập thể, nên tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm của giáo viên lớp 3 + Học sinh đi học đúng giờ: Sáng có mặt từ 7h15phút đến 11h Chiều có mặt từ 13h45phút đến 16h30phút hoặc 17h Tiêu chí 2: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập trước khi đến lớp. Tiêu chí 3: Trang phục gọn gàng sạch sẽ. Tôi đã xây dựng biểu mẫu để trong lớp có bốn tổ giao cho bốn tổ trưởng theo dỗi hoạt động học tập trong ngày của từng thành viên trong tổ của mình cuối tuần vào giờ sinh hoạt báo cáo. Thực hiện theo đúng thông tư 30 học sinh được bình xét đánh giá chính bạn của mình và bạn lại được đánh giá mình VD: Tên quyển sổ: Sổ theo dõi tổ: 1 Chuyên Đồng Đạo Nói Phiếu Ghi Tổ xếp GV xếp STT Họ và tên cần phục đức chuyện khen chú loại loại 1 Nguyễn Bảo Hân 2 Nguyễn Thị Thư 3 Nguyễn Văn Đạt 4 Phạm Văn Tú 5 Lê Hà Vy 6 Lê Thu Hà 7 Trần Bảo Ngọc 8 Vũ Văn Huy Tuần 1: Nếu học sinh nào vi phạm hoặc đạt được thành tích trong học tập và rèn luyện thì được gạch một gạch cuối tuần tổng kết có khen chê rõ ràng. Đặt biệt học sinh thích được nhận nhiều phiếu khen nên bạn nào cũng cố gắng không mắc khuyết điểm để nhận được nhiều phiếu khen. Cứ ba phiếu khen lại được đổi lấy một đồ dùng học tập như( thước kẻ, bút chì, tẩy) năm phiếu khen thì nhận một quyển vở, mười phiếu khen thì nhận được một hộp bút chì màu. Nếu càng được nhiều phiếu thì giá trị phần thưởng càng tăng lên. Thậm chí học sinh lớp tôi mười em dã được nhận hộp bút, truyệnTrị giá phần thưởng cho học sinh có thành tích học tập tốt trong các tuần lên tới 1.500.000đ phụ huynh rất phấn khở về cách làm để kích cầu học sinh thi đua nhau học tập và rèn luyện đạo đức. Cuối học kì một sau khi họp phụ huynh có phụ huynh đã nói lại với tôi: “Em thấy cách làm thưởng phiếu khen của cô như thế rất tốt là nguồn động viên các con em học tập đấy cô ạ. Năm trước gọi em dậy đi học, cháu còn uể oải mãi nhưng năm nay chỉ sợ bạn tổ trưởng phê bình và trừ phiếu khen mà cháu nhanh nhẹn hẳn lên. Tôi thâm nghĩ đó đã là một thành công của công tác chủ nhiệm của tôi nên việc học sinh đi học muộn đối với lớp 3C của tôi rất ít khi xảy ra. Trong buổi họp phụ huynh tôi cũng đưa các tiêu chí này phổ biến cho phụ huynh biết để phụ huynh nhắc nhở con em mình ở nhà. Ngoài ra trong buổi họp phụ huynh tôi còn đưa ra các tiêu chí phấn đấu của lớp để phụ huynh biết. VD: Năng lực phẩm chất: 100% học sinh đạt. Văn hóa: + 32 em hoàn thành tốt nội dung học tập các môn học. Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm của giáo viên lớp 3 * Đối với phụ huynh. + Kiểm tra việc học tập của con ở lớp cũng như ở nhà. + Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho con. + Những học sinh được cô chọn đi thi toán + tiếng anh, sân chơi trí tuệ phụ huynh mua thêm sách tham khảo cho các con. Giải pháp 3: Ngay từ sau buổi học nhiệm vụ năm học tôi lập kế hoạc công tác chủ nhiệm cho cả năm học theo kế hoạch của phòng của nhà trường theo từng tháng. Phát động phong trào thi đua trong ba đợt: + Đợt 1: Từ tháng 9 đến tháng 11. + Đợt 2: Từ tháng 12 đến tháng 2. + Đợt 3: Từ tháng 3 đến tháng 5. Tháng 9: Ổn định tổ chức – điều tra lý lịch, học tập của học sinh. + Phân loại học sinh. + Họp phụ huynh đầu năm, nhắn tin sổ liên lạc điện tử 8 – 10 lần/ 1 tháng Tháng 10: Ổn định tổ chức. + Rèn chữ cho học sinh. + Rèn học sinh yếu tiết hướng dẫn học thứ 2, thứ 4. + Bồi dưỡng học sinh giỏi (Toán mạng, tiếng anh mạng) tiết hướng dẫn học thứ 3, thứ 6. Tháng 11: Giáo dục học sinh kính yêu thầy cô. + Tiếp tục rèn chữ viết. + Rèn học sinh giải toán + tiếng anh qua mạng. + Chuẩn bị tiết mục văn nghệ giao lưu văn nghệ cấp trường. + Văn nghệ đầu tuần. + Tổng kết thi đua đợt 1: Khen:. Nhắc nhở. Tháng 12: Giáo dục học sinh học tập và làm theo noi gương anh bộ đội cụ Hồ. + Hát múa về chủ đề: Chú bộ đội. + Kèm học sinh yếu chuẩn bị kiểm tra định kì, cuối kì I + Giao lưu tiếng anh qua mạng. + Ôn kiểm tra cuối kì I Tháng 1: Hát mừng đất nước, mừng Đảng, mừng xuân mừng đất nước đổi mới. + Phát động phong trào vui Tết nguyên Đán. + Xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa. + Tiếp tục kèm học sinh yếu – Bồi dưỡng học sinh tham gia giải toán mạng vòng 9, 10, 11, 12. + Họp phụ huynh cuối kì I. Thi đua đợt 2: Khen: Chê: Tháng 2: Mừng Đảng, mừng xuân mừng đất nước đổi mới. + Tham gia hộ khỏe phù đổng cấp quận. + Bồi dưỡng em Tú Anh toán mạng chiều thứ 3 vào tiết hướng dẫn học. Em Minh Tú chiều bồi dưỡng giải toán bằng tiếng anh qua mạng vào tiết hướng dẫn học chiều thứ 5. Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm của giáo viên lớp 3 nên rất sạch. Chỉ cần đổ nước thường xuyên là cây sống, dây trầu bà lá xanh rủ xuống từng dây dài rất đẹp. - Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Phần trang trí lớp, tôi giao trực tiếp cho từng tổ: mỗi tổ phải sưu tầm tranh ảnh liên quan đến các môn học và chọn 5 bài vẽ đẹp nhất để trưng bày. Tranh, ảnh các em sưu tầm được dán vào giấy khổ lớn theo từng môn học (Lịch sử, Địa lí, Khoa học, Mĩ thuật) và được bao bên ngoài bằng giấy bóng trong suốt. Sau đó đóng lên vách tường xung quanh lớp. - Khi nhận xét hạnh kiểm của học sinh, giáo viên chủ nhiệm phải căn cứ vào 5 nhiệm vụ của học sinh. Nhưng 5 nhiệm vụ đó chỉ có ở Sổ Chủ nhiệm của giáo viên nên không có học sinh nào nhớ được đầy đủ 5 nhiệm vụ, thậm chí có nhiều em không nhớ nổi nhiệm vụ nào cả. Mà không biết nhiệm vụ cụ thể của mình là gì thì làm sao các em làm đúng? Do đó, tôi phải viết 5 nhiệm vụ của học sinh lên giấy A0, trang trí, đóng khung thật đẹp treo lên tường để hàng ngày các em nhớ và làm theo. Ngoài ra, tôi cùng với học sinh đề ra 10 yêu cầu cơ bản đối với học sinh của một lớp học thân thiện, học sinh tích cực. 10 YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA MỘT “LỚP HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” 1. Không có học sinh chán học, bỏ học và nghỉ học không có lí do. 2. Lớp học phải được trang trí đẹp, phù hợp, có tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. 3. Phải sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt các thiết bị, đồ dùng dạy học; sử dụng tiết kiệm điện, nước. 4. Lớp học phải sạch sẽ trong suốt buổi học, bàn ghế phải ngay ngắn, không có học sinh xả rác bừa bãi. 5. Có tập thể bạn học thân thiện: không nói tục, chửi thề; phải luôn hòa nhã với bạn bè và giúp đỡ nhau trong học tập. 6. Lớp học phải an toàn, không có nguy hiểm, không có tai nạn xảy ra. 7. Học sinh phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể, rèn luyện kĩ năng sống, giữ gìn vệ sinh môi trường, cam kết không vi phạm luật giao thông. 8. Học sinh học đủ các môn học theo qui định, chất lượng học tập ngày càng được nâng cao và vượt trội so với năm học trước. 9. Học sinh tích cực tham gia các hoạt động từ thiện như: thăm hỏi bạn khi đau ốm, động viên chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, tặng sách cũ cho thư viện trường, 10. Lớp học là môi trường bình đẳng nam nữ, không phân biệt giàu nghèo, không có hiện tượng học sinh bị phạt, bị kiểm điểm phê bình trước toàn trường. Hằng ngày, tôi nhắc nhở các em thực hiện theo 5 nhiệm vụ của người học sinh và 10 yêu cầu của “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Khi có học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ, tôi yêu cầu em đó đọc lại 5 nhiệm vụ của người học sinh và nêu rõ nhiệm vụ nào mình chưa làm được để sửa chữa, khắc phục. Nhờ vậy, các em mới tự giác thực hiện, số lượng học sinh vi phạm nội qui của nhà trường, của lớp ngày càng giảm dần.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ve_cong_tac_chu_nhiem.doc