Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nề nếp chủ nhiệm Lớp 3

docx 13 trang sangkienlop3 08/03/2024 1250
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nề nếp chủ nhiệm Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nề nếp chủ nhiệm Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nề nếp chủ nhiệm Lớp 3
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NỀ NẾP CHỦ NHIỆM LỚP 3/1
 TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆP HÒA
 PHẦN MỞ ĐẦU
1.Bối cảnh của giải pháp:
 Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang tập trung đổi mới phương 
pháp giáo dục nên công tác chủ nhiệm lớp càng được quan tâm hơn và có những 
đòi hỏi cao hơn. Tuy nhiên trong thực tế, công tác chủ nhiệm vẫn chưa được một 
số giáo viên coi trọng. Không ít giáo viên trong các trường tiểu học hiện nay coi 
công tác chủ nhiệm như một việc làm bắt buột, làm chưa hết trách nhiệm của mình 
nên hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp chưa cao. Dẫn đến tình trạng lớp hoạt động 
rời rạc, đội ngũ cán bộ lớp tự quản chưa tốt, một số lớp vẫn còn nhiều học sinh cá 
biệt,... Bên cạnh đó, không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho 
nhà trường, cho giáo viên chủ nhiệm. Do đó việc xây dựng đạo đức, kiến thức, lối 
sống cho học sinh tiểu học là vấn đề rất cần thiết nên vai trò của người thầy là 
nhân tố để quyết định cho những sản phẩm mà mình tạo ra. Người thầy là những 
người phục vụ trực tiếp trong lĩnh vực giáo dục để đào tạo, rèn luyện cho thế hệ 
trẻ, trong đó giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò rất quan trọng.
2. Lý do chọn giải pháp
 Với vai trò là cấp học nền tảng, giáo dục tiể’u học phải: “ nhằm giúp học 
 sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về 
 đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học 
 trung học cơ sở”. Giáo viên chủ nhiệm ngày nay là người quản lí học sinh cả 
 ngày học và hoạt động ở trường; đồng thời giáo viên chủ nhiệm là người thiết 
 kế, tổ chức phối hợp các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực 
 hiện mục tiêu giáo dục toàn diện; phát huy tốt nhất, tối đa khả năng của học sinh, 
 để họ trở thành chủ thể của sự phát triển nhân cách.
 Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp, bản thân 
 tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và rút ra được một số kinh nghiệm sau nhiều năm 
 làm công tác chủ nhiệm lớp. Đó là lí do tôi chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm: PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG CỦA GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT, ĐÃ CÓ
 Khác với những năm học trước, năm học 2018-2019, tôi được Ban giám hiệu 
phân công chủ nhiệm lớp 3/1. Điều đáng mừng vì lớp tôi đa phần là các em ngoan 
và học tốt. ơ độ tuổi này, hành vi của trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu 
cầu của người lớn (học để’ được bố cho đi ăn kem, học để’ được cô giáo khen, 
quét nhà để’ được mẹ cho tiền,...) Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực 
thi hành vi ở các em còn yếu. Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để’ thực hiện đến 
cùng mục đích đã đề ra nếu gặp khó khăn. Bước đầu kiềm chế dần tính hiếu động, 
bột phát để chuyển thành tính kỷ luật, nền nếp, chấp hành nội quy học tập. Tất cả 
đều là thử thách của trẻ, muốn trẻ vượt qua được tốt những điều này thì phải cần 
có sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội.
 Với đặc điểm nêu trên, tôi nhận thấy ở lớp tôi vẫn còn có một số em còn hạn 
chế về năng lực học tập, có em vẫn chưa tự giác học tập, ý thức học trên lớp chưa 
tốt, thường xuyên để’ giáo viên phải nhắc nhở. Về nhà cũng chưa có ý thức ôn tập 
bài, thường xuyên quên sách vở, đồ dùng học tập. Có em thì cha mẹ bỏ mặc, phải 
sống với ông bà; cha mẹ li dị, nên cũng không quan tâm đến việc học của con em 
mình. Hầu như mọi việc liên quan đến học tập phụ huynh đều giao phó cho giáo 
viên chủ nhiệm.
 Từ thực trạng trên, tôi đã suy nghĩ làm để’ giúp các em học tập tốt thôi chưa 
đủ mà còn phải biết quan tâm đến các hoạt động của lớp, xây dựng một tập thể’ 
lớp đoàn kết vững mạnh, hướng các em đi vào nề nếp. Đó sẽ là nguồn động lực 
rất lớn nhằm thúc đẩy các em học tập tích cực hơn. Chính vì vậy, vào đầu năm 
học, tôi đã quan sát kĩ các biể’u hiện của học sinh trong từng hoạt động và nhận 
được kết quả khảo sát như sau:
 Nội dung Số lượng Tỉ lệ
Sau khi điều tra, tìm hiểu nguyên nhân tôi mới tiến hành lập kế hoạch để giúp 
Chcácư aem tự h giácọc tậ hpọ ticế tnậ bpộ hơn. 6 17,1%
ChII.ư Na Ộý Ith DUNGức giúp SÁNG đỡ bạ KIn ẾN 3 8,6%
Chưa mạnh dạn trong giao tiếp 5 14,3%
1. Các bước thực hiện giải pháp mới để giải quyết vấn đề:
Chưa biết nhận lỗi khi làm sai 4 11,4%
Ý thức tự quản chưa cao 9 25,7% + Đối với các em đọc còn kém thì tôi tăng cường rèn đọc nhiều hơn, kết 
hợp trong tiết dạy, trong 15 phút truy bài đầu giờ. Hướng dẫn lại cách làm cho 
những em tiếp thu bài chậm, giúp đỡ các em trong lúc các em làm bài, .... Theo 
dõi sự tiến bộ, động viên giúp đỡ các em này một cách thường xuyên hơn.
 + Xây dựng “Đôi bạn cùng tiến” để các em giúp đỡ nhau trong học tập. Sau 
một, hai tuần học tập, tôi phân nhóm học sinh, hình thành đôi bạn cùng tiến (mỗi 
nhóm có 2 em, trong đó 1 học sinh học tốt hoặc khá tốt với 1 em học chậm) để 
cùng giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
 + Đối với những nhóm học sinh nhanh nhẹn, học tốt thì tôi làm công tác tư 
tưởng, cố gắng làm sao cho các em hoà đồng, vui vẻ giúp đỡ bạn học chậm và 
nhóm học sinh học chậm cũng không bị mặc cảm đồng thời cố gắng lên trong học 
tập.
 + Đối với những em học chậm nhưng có tính nhút nhát, tôi gọi phát biểu 
thường xuyên, động viên các em mạnh dạn đóng góp ý kiến để xây dựng bài. Cho 
dù các em nói được một ý nhỏ tôi cũng khen ngợi các em giúp các em mạnh dạn 
hơn, tự tin hơn. Đồng thời tôi luôn đẩy mạnh thi đua giữa các tổ, cá nhân để tạo 
điều kiện cho học sinh phấn đấu trong học tập.
* Nhóm 2: Gồm những học sinh có hoàn cảnh khó khăn (bố mẹ li dị, mồ côi, 
kinh tế khó khăn,..)
 Tôi liên hệ giáo viên chủ nhiệm cũ, với phụ huynh học sinh để tìm hiểu 
hoàn cảnh khó khăn của các em như thế nào để tìm cách giúp đỡ các em. Bên 
cạnh đó tôi luôn động viên, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn , giúp các em tự tin hơn 
trong cuộc sống. Ngoài ra tôi còn phối hợp kịp thời với Ban giám hiệu, mạnh 
thường quân của lớp, các đoàn thể trong trường để hỗ trợ cho các em về mặt vật 
chất cũng như về mặt tinh thần thể hiện ở một số phong trào của trường như: Cây 
mùa xuân tình nghĩa, học bổng vượt khó, áo trắng tặng bạn..từ đó giúp các em có 
thêm nguồn động lực trong học tập.
* Nhóm 3: Gồm những học sinh chưa ngoan.
 + Tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em hay ngỗ nghịch, chọc phá bạn 
và hay lấy đồ của bạn,...và thường xuyên liên lạc với cha mẹ học sinh nhất là 
những em cá biệt sẽ giúp giáo viên nắm bắt rõ hơn về thời gian biểu cũng như 
thói quen, sở thích và tính cách của từng học sinh để phối hợp giáo dục các em 
sao cho khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Không chen lấn, xô đẩy khi lên xuống cầu thang, hành lang lớp học.
 Không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng quy định.
 Không nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học.
 Bạn bè phải hoà nhã, không được gây gỗ, đánh nhau.
 Tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài trong giờ học.
 Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy cùng ba mẹ.
 * Lưu ý:
 Bản quy ước này có thể’ bổ sung hoặc sửa đổi tuỳ theo tình hình học tập của 
học sinh. Ví dụ : Trong hai tuần liên tiếp đa số các tổ thực hiện tốt nội dung “ 
Không chen lấn, xô đẩy khi lên xuống cầu thang, hành lang lớp học.” thì vào tiết 
sinh hoạt lớp, học sinh cùng giáo viên thống nhất sẽ điều chỉnh lại nội dung của 
bảng quy ước cho phù hợp với thực tế . Đồng thời, liên hệ với giáo viên bộ môn 
để’ phát hiện kịp thời những em làm mất trật tự, chưa tham gia học tập để’ giáo 
viên có biện pháp giáo dục phù hơn .
 - Tôi áp dụng việc giao chức vụ” Trưởng ban kỷ luật nhóm “ cho các học 
sinh thường nói chuyện riêng trong giờ học. Tôi cũng nhận thấy khi có chức vụ 
các em sẽ có trách nhiệm hơn, hạn chế được khuyết điểm của mình hơn, dần dần 
các em chú ý nhiều hơn trong học tập.
 b) Chú trọng tiết sinh hoạt tập thể:
 - Trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên cần tạo cho các em tâm lí thoải mái, tạo 
điều kiện cho học sinh bày tỏ những suy nghĩ của mình qua một tuần học: những 
điều em thích, những điều em chưa thích, mong muốn của em, ... Qua đó, giáo 
viên nắm được tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh mà có những biện pháp 
giáo dục phù hợp hơn.
 -Lớp trưởng đánh giá chung các mặt hoạt động, tổ chức đánh giá cụ thể các 
mặt học tập, hoạt động của từng thành viên trong tổ. Sau đó, các tổ bầu chọn 
những bạn có tiến bộ nhất trong tuần tuyên dương trước lớp để các em thấy được 
sự cố gắng của các bạn mà phấn đấu vươn lên trong học tập.
 - Vào tiết chủ nhiệm của tuần, tôi tiến hành cho học sinh bầu chọn những 
bạn có bộ vở đẹp (chữ viết rõ ràng, sạch đẹp) trong tổ để tuyên dương kịp thời, 
nhằm giúp các em học tập lẫn nhau cách trình bày vở, cách viết chữ rõ ràng hơn.
13. Giải pháp 3: Xây dụng lớp học thân thiện, học sinh tích cực: - Luôn phối hợp chặt chẽ công tác chủ nhiệm lớp với Đội TNTP để theo dõi, 
động viên kịp thời giúp các em thực hiện tốt nội quy trường lớp.
 - Trao đổi kịp thời với Ban giám hiệu, giáo viên bộ môn cũng như phụ huynh 
học sinh khi các em có biểu hiện không tốt trong học tập để cùng nhau tìm biện 
pháp khắc phục nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học và giáo dục đạo đức 
cho học sinh.
2. Những ưu, nhược điểm của giải pháp mới:
 Ưu điểm:
 - GV nắm bắt tâm lý, nhu cầu của HS để phân loại đối tượng HS ngay từ đầu 
năm học từ đó có có biện pháp giúp đỡ HS kịp thời.
 - Thay đổi không gian lớp học với việc vận dụng phương pháp tích cực trong 
giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
 - Các em tích cực tham gia các phong trào, chất lượng học tập ngày càng 
được nâng lên.
 -Kết quả học tập và kết quả rèn luyện đạo đức của các em ngày càng tiến bộ.
 Nhược điểm:
 Hiệu quả được nâng cao hơn nữa khi cha mẹ học sinh cần chủ động phối hợp 
tốt với GVCN trong việc giáo dục đạo đức cũng như nề nếp, kỉ luật lớp cho học 
sinh.
3. Đánh giá về sáng kiến được tạo ra:
3.1. Tính mới:
- GV phối hợp trong việc tổ chức các trò chơi lồng ghép các môn học đồng thời 
vận dụng phương pháp dạy học tích cực, tổ chức thi đua giữa các tổ để giúp học 
sinh tích cực, hứng thú hơn trong học tập.
3.2. Hiêu quả áp dung:
Kết quả thực hiên đề tài có so sánh đối chứng
Sau hơn 1 năm thực hiện đề tài và tôi đã thu được những kết quả sau:
Những kết quả đạt được:
Khi áp dụng biện pháp trên, tôi thấy học sinh ở lớp tôi đã tiến bộ rất nhiều, nề nếp 
lớp ổn định, các em có ý thức chấp hành tốt nội quy trường, lớp. Tích cực tham 
gia các phong trào, chất lượng học tập ngày càng được nâng lên.
 Kết quả đạt được trong năm học 2018-2019 cụ thể như sau:
 -Tổng số học sinh lớp 3/1 : 35/21 * Phẩm chất: Sĩ số: 30/12
 1. Chăm học, chăm làm:
 Mức đạt được SỐ lượng/ nữ T1 lệ
Tốt 32/19 91,4 %
Đạt 3/2 8,6 %
Cần cố gắng 0 0%
 2. Tự tin, trách nhiệm:
 Mức đạt được SỐ lượng/ nữ T1 lệ
Tốt 28/17 80 %
Đạt 7/4 20 %
Cần cố gắng 0 0%
 3. Trung thực, kỷ luật:
 Mức đạt được SỐ lượng/ nữ T1 lệ
Tốt 35/21 100 %
Đạt 0 0 %
Cần cố gắng 0 0 %
 4. Đoàn kết yêu thương:
 Mức đạt được SỐ lượng/ nữ T1 lệ
Tốt 35/21 100 %
Đạt 0 0 %
Cần cố gắng 0 0 %
 * Kết quả phong trào lớp và hội thi các cấp:
 -Tập thể lớp đạt danh hiệu: Tiên tiến hạng Nhất
 - Đạt giải Nhất phong trào làm lồng đèn trung thu.
 - Đạt giải Ba phong trào văn nghệ chào mừng 20/11.
 - Đạt giải Nhất Bảng trưng bày sản phẩm trong phong trào chào mừng 20/11.
 - Đạt giải Nhất kéo co trong phong trào chào mừng 20/11.
 - Đạt giải Nhì Hội thi Vở sạch chữ đẹp cấp trường.
 - Đạt giải Nhất phong trào quyên góp sách truyện cho thư viện đợt 3
 - Đạt giải Ba phong trào Ngày hội thiếu nhi vui khỏe Năm học 2018-2019.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_ne_nep_chu_n.docx