Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 3

docx 27 trang sangkienlop3 20/10/2023 1490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 3
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Giáo dục có vai trò vô cùng to lớn trong sự nghiệp “trồng người” như 
Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ mục tiêu của giáo dục và đào tạo trong 
giai đoạn tới, nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức 
khoẻ, năng lực, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, 
xã hội và Tổ quốc và “Chú trọng giáo dục phẩm chất, năng lực sáng tạo và 
các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân 
tộc, khơi dậy khát vọng phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Gắn giáo dục 
tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm 
vóc con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Trích 
Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng).
 Đặc biệt, trong thời đại 4.0 - thời đại khoa học và công nghệ phát triển 
như vũ bão hiện nay, vai trò của ngành Giáo dục càng được khẳng định rõ hơn 
trong sứ mệnh đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước. Đây là trách 
nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, 
và trực tiếp nhất chính là trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm lớp. 
 Bậc học Tiểu học là bậc học nền móng cho việc học tập suốt đời. Bởi vì, 
bậc học này tạo nền tảng vững chắc cho các em bước đến tương lai. Được đến 
trường đến lớp đó là vinh dự, là niềm vui lớn lao của mỗi trẻ thơ. Các con đến 
với một bầu trời bao la về tri thức và cả đón nhận sự dạy dỗ, chăm sóc, thương 
yêu và giáo dục tận tình của thầy cô thông qua công tác chủ nhiệm lớp.
 Qua 24 năm làm công tác chủ nhiệm, bản thân tôi nhận thấy công việc của 
một giáo viên chủ nhiệm có tác động rất lớn đến hiệu quả của hoạt động Giáo 
dục. Người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng tựa như một tướng lĩnh giỏi “biết 
điều binh, khiển tướng”, vừa có khả năng bao quát, có tầm nhìn xa, lại vừa 
phải có khả năng xử lý tình huống thông minh, nhanh nhạy. Nếu giáo viên chủ 
nhiệm quản lý lớp tốt, xây dựng tổ chức lớp hợp lý thì kết quả học tập, các 
hoạt động giáo dục sẽ có chất lượng tốt, hiệu quả sẽ được nâng cao và thực sự 
cuốn hút các em tới trường. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm 
làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 3A tại Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, thị 
trấn Quảng Phú, huyện CưM’gar, tỉnh Đắk Lắk”. 3
 Giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển 
đất nước. Đại hội XIII của Đảng xác định tiếp tục: “Đổi mới căn bản, toàn diện 
giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người”; 
tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo, như: thực hiện phổ 
cập giáo dục giáo dục tiểu học bắt buộc. Đưa vào chương trình giáo dục phổ thông 
nội dung kỹ năng số và ngoại ngữ tối thiểu, chú trọng xây dựng nền tảng kỹ năng 
nhận thức và hành vi cho học sinh phổ thông. Nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy 
và học. Giảm tỉ lệ mù chữ ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Tạo 
chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo. 
 Chính vì thế mà ngành Giáo dục cụ thể hoá đổi mới về cả chất và lượng với 
chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm giúp học sinh hình thành và phát 
triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và 
tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản 
thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và 
sinh hoạt.
 Cộng với đó là sự ra đời của Thông tư 27/2020/TT–BGDĐT đánh giá Học 
sinh Tiểu học là một thay đổi lớn, mới đây để phù hợp với Chương trình 2018. Để 
kịp thời thích ứng với những thay đổi đó, mỗi người giáo viên nói chung và giáo 
viên chủ nhiệm nói riêng phải không ngừng học tập, nâng cao kiến thức chuyên 
môn, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nhà giáo, tận tâm, tận lực với 
nghề, với trò để hoàn thành nhiệm vụ cao cả mà Đảng, Nhà nước, nhà trường và 
phụ huynh giao phó. 
 Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đặc biệt. Họ không những 
phải hoàn thành nhiệm vụ dạy học như các giáo viên khác, mà còn thực hiện nhiều 
trách nhiệm quan trọng khác nhau: là người xây dựng, tổ chức, quản lý và chịu 
trách nhiệm về chất lượng toàn diện trước nhà trường của một tập thể lớp; là chiếc 
cầu nối giữa nhà trường với học sinh và gia đình học sinh, giữa các giáo viên bộ 
môn với học sinh Bởi vậy giáo viên chủ nhiệm cần có trình độ chuyên môn 
vững vàng, đạo đức trong sáng, yêu nghề, gần gũi, thân thiện với học sinh, từ đó 5
 - Đa số học sinh là người kinh, ngoan ngoãn.
 - Học sinh trong lớp đều ở gần trường.
 - Giữa giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh và Ban giám hiệu luôn phối 
hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục.
 * Khó khăn
 - Do tình hình dịch bệnh phức tạp nên phải học trực tuyến, công tác chủ 
nhiệm qua trực tuyến khó khăn hơn.
 - Điều kiện cơ sở vật chất dành cho tiết sinh hoạt ngoại khóa trong nhà trường 
còn thiếu, chưa có nhà đa năng.
 - Một số thầy cô chưa nắm được tâm lý và thực lực của từng học sinh.
 - Một số học sinh thiếu thốn về mặt tình cảm, điều kiện gia đình có nhiều khó 
khăn như.
 - Một số phụ huynh chưa nhiệt tình phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo 
viên bộ môn.
 2. 1. Một số đặc điểm của Trường Tiểu học Nguyễn Trãi
 Trường Tiểu học Nguyễn Trãi được đóng trên vùng trung tâm thị trấn 
Quảng Phú, trường được thành lập vào tháng 8 năm 1995 với diện tích 7770 m 2. 
Hiện nay, trường rất thuận tiện là chỉ có một điểm trường, không có phân hiệu. 
Là một trường thuộc trung tâm thị trấn nên khá thuận lợi về mọi mặt. Trường có 
19 lớp. Học sinh biên chế lớp khá đông, học sinh chủ yếu là người Kinh nên các 
em rất năng động song bên cạnh đó cũng có một số học sinh là người Ê đê, các 
em rụt rè chưa mạnh dạn. Tuy ở vùng trung tâm thị trấn nhưng các bậc phụ huynh 
các em phần đa là làm nông nên còn mãi lo mưu sinh, còn có một số học sinh lại 
do có hoàn cảnh đặc biệt bố mẹ chia tay, không ai chịu trách nhiệm cho nên việc 
quan tâm đến việc học của con em mình còn nhiều hạn chế, phụ huynh chưa chú 
trọng đúng mức về các vấn đề học tập, đạo đức, lối sống và giao tiếp trong cuộc 
sống hàng ngày của con em mình, để từ đó đã dần hình thành nên thói chây lười, 
ỉ lại, ham chơi, không chú trọng việc học, nhất là về tính cách, lời ăn tiếng nói của 
học sinh không đúng mực, không vâng lời, lễ phép với người lớn, sống cẩu thả, 7
nhóm sáu bằng hình thức cho các em đố nhau hoặc hỏi đáp trong các tình huống. 
Đối với môn Tiếng Việt có các tình huống, hay câu đối thoại cho các em sắm vai, 
song chất lượng vẫn chưa cao. Vì vẫn có học sinh đọc chưa thông viết chưa thạo 
còn sai lỗi nhiều. Có thể kể đến là Phan Quốc Đạt, Trần Thị Yến Nhi. 
 Vẫn có học sinh lưu ban, vì vốn Tiếng Việt của các em còn hạn chế, tiếp thu 
kiến thức thụ động nên hay quên. Đặc biệt trong thời gian nghỉ hè các em quên 
khá nhiều kiến thức trong đó đặc biệt là môn Toán và Tiếng việt. 
 Kết quả khi chưa tác động ở đầu năm học là:
 Học lực Năng lực Phẩm chất
 Lớp S N HT H CH Tự Hợ Tự Chă Tự Trun Đoàn 
 S ữ T T T phụ p học, m tin, g kết,
 c tác GQV học, trách thực yêu 
 vụ, Đ chă nhiệ kỉ thươn
 tự m m luật g
 quả làm
 n
 3A 4 17 10 25 6
 1
 Tốt 20 25 21 15 15 25 24
 Đạt 15 11 10 20 20 13 10
 CC 6 5 10 6 6 3 7
 G
 • Một số nguyên nhân và hạn chế
 - Một số giáo viên dạy năm học trước chưa thật sự coi trọng công tác chủ 
nhiệm:
 + Chưa tự giác học tập, rèn luyện nâng cao chuyên môn – nghiệp vụ, đổi mới 
bản thân để theo kịp sự thay đổi của đất nước, phù hợp với môi trường dạy học.
 + Chưa cố gắng nỗ lực, gần gũi để tìm hiểu, nắm bắt thông tin và giúp đỡ 
học sinh trong các hoạt động dạy học và giáo dục dẫn đến tình trạng khi có vấn 
đề xảy ra mới tới nhà học sinh để tìm hiểu nguyên nhân. 
 + Chưa có những biện pháp cụ thể để quản lý lớp học: chưa xây dựng và phát 
huy được hiệu quả của Ban cán sự lớp: chưa giúp học sinh nắm rõ về những quy 9
dụng vào từng đối tượng học sinh của mình. Giúp các em rèn kỹ năng hoàn thiện 
bản thân hơn. 
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
 Với thực trạng mỗi lớp thì mỗi giáo viên có thể đưa ra những phương pháp 
khác nhau để khơi lửa cho các em, giúp các em nâng cao nhận thức để tiếp thu bài 
và thực hiện nhiệm vụ học tập tốt hơn. Bản thân thì tôi đã thực hiện những giải 
pháp sau:
 3. 1 Giáo viên chủ nhiệm cần không ngừng học tập và rèn luyện nâng 
cao chuyên môn và nghiệp vụ
 Đối với học sinh tiểu học, các con gắn bó nhiều nhất với giáo viên chủ nhiệm 
bởi hầu hết các em đến trường ngày 2 buổi và đây cũng chính là người trực tiếp 
quản lý các em, có nhiều thời gian tiếp xúc với các em nhất trong mọi hoạt động 
dạy học và giáo dục. Vậy giáo viên chủ nhiệm có thể trở thành người các em yêu 
mến và thần tượng?
 Tôi thiết nghĩ, để trở thành thần tượng của các em học sinh, giáo viên chủ 
nhiệm cần phải trở thành:
 + Người giáo viên chủ nhiệm nên là một người mẹ giàu tình yêu thương.
 Trong đôi mắt của các con trẻ, mẹ của chúng rất hiền từ, rất nghiêm khắc 
nhưng vô cùng bao dung, luôn yêu thương và che chở chúng khi chúng gặp khó 
khăn hoạn nạn... Chính vì vậy đối với học sinh tiểu học, nếu người giáo viên chủ 
nhiệm nào dành cho các em thái độ, tình cảm như của mẹ dành cho con, để các 
em cảm nhận được chúng thực sự có một người mẹ ân cần suốt thời gian ở trường 
thì hiệu quả công tác chủ nhiệm của giáo viên ấy sẽ lớn hơn rất nhiều so với giáo 
viên chủ nhiệm dành ít hơn sự quan tâm tới các em học sinh. 
 +Giáo viên chủ nhiệm nên gần gũi với học sinh như một người bạn
 - Tuy tâm lý của học sinh Tiểu học không phức tạp như tâm lý của các anh 
chị học cấp học trên nhưng học sinh tiểu học cũng có nhu cầu chia sẻ tâm tư, tình 
cảm, trao đổi phương pháp học tập... Có những chuyện các em chỉ chọn bạn để 
chia sẻ chứ không phải là bố mẹ hay thầy cô giáo bởi bố mẹ, thầy cô giáo luôn 11
viên chủ nhiệm cũng cần không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, 
bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để trở thành một giáo viên dạy giỏi, biết lôi cuốn 
học sinh say mê với các hoạt động học tập. Bản thân tôi ý thức được điều đó, chủ 
động tham gia tích cực các hoạt động như dạy chuyên đề trải nghiệm sáng tạo cấp 
trường, cụm trường; tham gia thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp, thi giáo viên 
dạy giỏi cấp huyện 3 lần, cấp tỉnh 1 lần. Qua các lần thi đều đạt thành tích cao.
 3. 2. Bầu ban cán sự lớp và xây dựng quy chế lớp học
 Trong những năm học gần đây, sự thay đổi về dạy học theo hướng phát triển 
năng lực và phẩm chất của học sinh đã thay đổi vai trò và chức trách của ban cán 
sự lớp. Một lớp học chỉ có thể vững mạnh khi tập thể đó chọn ra được Ban cán sự 
có năng lực, nhóm trưởng tháo vát. Để đạt được điều đó, GVCN cần xây dựng 
một kế hoạch cụ thể như sau:
 - Ngay từ những buổi học đầu tiên, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Ban 
cán sự của năm học trước tổ chức buổi tập huấn để mỗi học sinh hiểu rõ về nhiệm 
vụ của Ban cán sự và vai trò của từng vị trí:
 Lớp trưởng là người chịu trách nhiệm trước giáo viên chủ nhiệm về việc điều 
hành, quản lý tất cả các hoạt động của lớp và từng thành viên trong lớp. 
 Lớp phó học tập, lớp phó văn thể: Phối hợp cùng lớp trưởng phân công, theo 
dõi từng lĩnh vực mà mình phụ trách, hàng tuần có tổng hợp để đánh giá vào tiết 
hoạt động tập thể. 
 Tổ trưởng: Điều hành các hoạt động của Tổ, nhóm theo sự phân công của 
Lớp trưởng, lớp phó. 
 - Sau khi HS đã nắm rõ vai trò chức năng cuả từng vị trí, tôi để học sinh tiến 
hành bầu Ban cán sự mới. Tôi định hướng để các em chọn được những thành viên 
có năng lực, phù hợp với từng vị trí và cuộc bầu cử phải diễn ra một cách dân chủ 
và bình đẳng, khuyến khích sự ứng cử của các thành viên. 
 - Theo hướng dạy học phát triển năng lực, phẩm chất của người học tôi luôn 
đảm bảo tính “luân phiên”, tạo điều kiện để nhiều HS có cơ hội thể hiện khả năng 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_de_lam_tot_cong_tac.docx