Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 3
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 3

I.MỞ ĐẦU Bác Hồ đã từng nói: Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người. Để thực hiện đúng mục tiêu Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt thì mỗi giáo viên có nhiệm vụ phải đào tạo nên những con người có đức, có tài cho xã hội. Bởi thế, nhiệm vụ của mỗi giáo viên không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức về tự nhiên, xã hội mà còn phải xây dựng và hình thành cho các em ý thức tự chủ, tinh thần trách nhiệm cao ngay từ nhỏ... Nói cách khác, giáo viên vừa dạy chữ, vừa dạy cách làm người cho các em. Phó giáo sư - Tiến sĩ Đặng Quốc Bảo - Học viện quản lý giáo dục từng cho rằng: “Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học là nhà quản lí không có dấu đỏ! ” Theo đó, giáo viên chủ nhiệm ở bậc Tiểu học có thể coi chính là linh hồn của lớp học, là người quản lí với các nhiệm vụ: lãnh đạo lớp học, điều khiển lớp học, tổ chức lớp học, giáo dục đạo đức cho học sinh, là cầu nối giữa phụ huynh và nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo học sinh theo mục đích giáo dục toàn diện. Giáo viên vừa là thầy, vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học. Trong tất cả các mặt giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng vì chủ tịch Hồ Chủ Tịch đã nêu: “Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lân đức. Đức là đạo đức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức Cách mạng thì có tài cũng vô dung.” Chính vì lẽ đó, giáo dục đạo đức cho học sinh luôn luôn được xem trọng trong nhà trường, đặc biệt là môi trường Tiểu học - bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hơn nữa, nếu thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối liên hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác. Và để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng này thì giáo viên chủ - Giáo viên: Bản thân giáo viên chưa gần gũi với học sinh từ đầu năm, chưa có mối quan hệ mật thiết với giáo viên bộ môn và phụ huynh nhiều, chưa có điều kiện tạo ra nhiều sân chơi bổ ích cho học sinh một cách thiết thực. Giáo viên chưa khen thưởng, tuyên dương học sinh kịp thời. - Phụ huynh: Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học và giáo dục đạo đức cho các em do còn phải đi làm ăn xa. a. Kết quả đạt được: Qua quá trình thực hiện các biện pháp nêu trên vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường tôi thấy các em học sinh có chuyển biến rõ rệt, có ý thức cao trong học tập và rèn luyện, biểu hiện cụ thể như sau: + Lễ phép với thầy cô giáo, cán bộ và nhân viên trong trường, lễ phép với ông bà, cha mẹ, biết giúp đỡ thầy cô, ông bà, cha mẹ bằng những việc làm phù hợp với bản thân; xưng hô phù hợp; đi thưa về gửi, tôn trọng bạn bè,... + Tham gia đầy đủ và thực hiện tốt các buổi lao động, hoạt động tập thể. Có ý thức thực hành tiết kiệm, quý trọng và bảo vệ tài sản của nhà trường, của lớp học. + Có những hành động thiết thực thể hiện lòng biết ơn của mình đối với các anh hùng, liệt sĩ như: tham gia phong trào kế hoạch nhỏ để xây dựng và thắp nến tri ân, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ hàng năm (Năm học 2020 - 2021: lớp nộp được 41,5 kg giấy vụn và 534 vỏ lon bia). + Biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè và người khác bằng những việc làm cụ thể như: biết giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, tham gia phong trào Nuôi heo đất để giúp các bạn học sinh nghèo đón Tết (Năm học 20120 - 2021: lớp ủng hộ được 293000 đồng), tham gia giúp đỡ các bạn học sinh nghèo vùng bão lũ (tiền. áo quần. dụng cụ học tập). + Xác định được mục đích học tập, chuyên cần, ham học, trung thực trong học tập, biết xưng hô đúng mực với bạn bè, thầy cô, ông bà, cha mẹ,... và đạt kết quả tốt phẩm chất đạo đức cuối năm nhiều em đạt loại tốt so với đầu năm học. Luôn khiêm tốn và giúp đỡ nhau cùng học tập tiến bộ; mạnh dạn đấu tranh thói lười biếng, ỷ lại, thiếu trung thực trong học tập. Phẩm chất cuối năm: - Giáo viên chủ nhiệm lớp cần mềm dẻo và cứng rắn đúng lúc để học sinh vừa quý vừa phục mình. - Giáo viên chủ nhiệm không nên nóng vội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh bởi vì đây là quá trình lâu dài, chưa thể cho thấy ngay được kết quả. Bên cạnh đó, giáo viên cần giáo dục học sinh thường xuyên và kiểm tra kết quả của việc rèn luyện đó. - Giáo viên chủ nhiệm tuyệt đối không bao giờ đưa ra hình thức trách phạt học sinh của mình trong trạng thái tức giận. Giáo viên chủ nhiệm cũng nên áp dụng phương pháp kỉ luật tích cực đối với học sinh. - Nhà trường tạo cơ hội học sinh được học tập, vui chơi. - Giáo viên có sự phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh,giáo vên bộ môn và nhà trường. - Giáo viên chủ nhiệm lớp cần tham khảo thêm các đồng nghiệp các cách giáo dục đạo đức có hiệu quả khác. Bên cạnh đó, giáo viên cũng nên tìm hiểu thêm sách báo, cập nhật thông tin để nắm thêm một số phương pháp giáo dục đạo đức hay để áp dụng. * Nguyên nhân hạn chế: - Do một số phụ huynh đi làm ăn xa nên không gần gũi được các em nên giao phó cho ông bà ở nhà và chỉ quan tâm đến kết quả học tập chứ chưa quan tâm được hết các hoạt động của các em nên việc giáo dục toàn diện các em này cũng gặp nhiều khó khăn. mọi hoàn cảnh. * Phương pháp: + Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học. + Phương pháp điều tra : Điều tra thực trạng đạo đức của học sinh trong lớp, công tác giáo dục đạo đức, lấy ý kiến của giáo viên để thu thập thêm thông tin. + Phương pháp quan sát: Quan sát cử chỉ hành động biểu hiện phẩm chất đạo đức của học sinh thông qua các hành vi của các giờ học, dự giờ đồng nghiệp, ngoài giờ học các hoạt động vui chơi, giải trí... b. Giải pháp thực hiện: b.1 Điều tra, rà soát tình hình học sinh vào đầu năm học: Khi ban giám hiệu phân công tôi chủ nhiệm lớp 3D. Ngay đầu năm học khi tiếp nhận lớp và tiến hành cập nhật thông tin học sinh. Đầu năm tôi xem thông tin về học sinh qua sổ chủ nhiệm, học bạ và tìm hiểu thêm thông qua các bậc phụ huynh để nắm được phần nào gia đình và học lực của học sinh qua bạn bè, người thân hoặc người hàng xóm của các em. Cách tìm hiểu này theo tôi thì đạt hiệu quả rất tốt. Ngoài ra, tôi còn tìm hiểu học sinh qua từng thói quen, hoạt động của các em ở lớp như: sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt lớp, giờ ra chơi, những buổi lao động, sinh hoạt sao, sinh hoạt ngoại khóa... Qua trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp 2D và qua điều tra trao đổi với phụ huynh bản thân tôi đã thu thập được một số thông tin cơ bản sau: Sĩ số học sinh : Tổng số: 37 em, Nữ: 17 em, Nam: 20 em. Trong đó số học sinh có hoàn cảnh khó khăn: 5em, mồ côi cha: 2 em, ở nhà với ông bà: 3 em. Về học tập: Biết tự phục vụ, tự quản: 12em; Biết hợp tác: 12 em; Biết tự học và giải quyết vấn đề 17 em. Về phẩm chất: Chăm học, chăm làm: 17 em; Tự tin, trách nhiệm: 20 em; Trung thực, kỉ luật: 20 em; Đoàn kết yêu thương: 25 em. Sau khi tìm hiểu và trao đổi với giáo viên chủ nhiệm cũ bản thân tôi nắm bắt được Trao đổi với phụ huynh và em Đỗ Thị Tường Vy b.2. Phối hợp giáo viên bộ môn, gia đình, nhà trường và xã hội. Sự thành công trong công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, các giáo viên bộ môn. Do đó, giáo viên chủ nhiệm lớp cần giữ mối liên hệ chặt chẽ, thường xuyên với các lực lượng này để họ cùng tham gia vào công tác giáo dục đạo đức cho các em. Để giáo dục tốt cho học sinh cần có sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội. Vì thế, gia đình chính là một nhân tố đóng vai trò cốt lõi trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên, vì một số lí do khách quan mà các em thiếu đi sự quan tâm từ phía gia đình: cha mẹ vì quá bận rộn không có điều kiện thời gian để chăm sóc con cái; không khí gia đình cũng ảnh hưởng rất lớn đến các em như cha mẹ bỏ nhau, cha mẹ không hòa thuận khiến các em thiếu thốn tình yêu thương,... Bên cạnh đó, một số em có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện vật chất đầy đủ như các bạn bè khác trong lớp mà không vượt lên được hoàn cảnh nên sinh ra tự ti, co mình lại,. khiến các em trở thành những học sinh cá biệt. Vì thế, là một giáo viên chủ nhiệm lớp thì trước hết ngay từ đầu năm học tôi đã tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình của các em để từ đó có kế hoạch cụ thể để giáo dục. Thông qua nhiều hình thức như: qua sổ liên lạc, qua các cuộc họp phụ huynh, trao đổi trực tiếp với phụ huynh, tạo nhóm zalo lớp để tiện trao đổi với phụ huynh,... để cùng giáo dục các em, đặc biệt là những học sinh cá biệt. Khi gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với phụ huynh, giáo viên cần Hình: Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn để giáo dục các em. Vì vậy, muốn giáo dục kịp thời, chấn chỉnh những sai lệch cho các em trong cuộc sống, học tập hàng ngày tôi tiến hành thực hiện như sau: Đầu năm học mời phụ huynh học sinh họp, nêu lý do, tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức kịp thời những hành vi ứng xử cho học sinh, nắm được số điện thoại cụ thể của từng phụ huynh. Từ đó giáo viên cùng phụ huynh ký bản thoả ước, cùng phối hợp thực hiện giáo dục các em ở nhà, trao đổi thường xuyên, kịp thời những thông tin về hành vi đạo đức của các em giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh. Vào đầu năm học giáo viên chuẩn bị mỗi em 1 cuốn sổ liên lạc để ghi chép và trao đổi những điều giáo viên cùng phụ huynh học sinh. Ngoài ra khi có việc cần trao đổi thì giáo viên hoặc phụ huynh điện thoại trực tiếp để trao đổi. Qua thực hiện tôi đã nhận được thông tin phản hồi của phụ huynh học sinh hàng tuần. Như vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua việc phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, gia đình, nhà trường và xã hội luôn được xem là cầu nối để giáo dục các em trở thành con người hoàn thiện nhất mà chúng ta luôn hướng tới. b.3. Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh thông qua các hình thức học tập: b.3.1. Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phim ảnh, truyện đọc: Bản thân tôi luôn quan niệm rằng giáo dục đạo đức cho học sinh là một việc làm thường xuyên và diễn ra trong mọi hoàn cảnh. Là giáo viên chủ nhiệm lớp nên tôi lại giới thiệu cho các em những bộ phim hay có tính giáo dục hay cung cấp những đường link về những trang Web truyện đọc bổ ích để các em có thể ở nhà tự xem và đọc. Trên cơ sở đó giúp các em tập luyện trong đời sống thực tế, hình thành các hành vi, tập quán hành vi lành mạnh, góp phần tạo nên lối sống phù hợp với các chuẩn mực đạo đức văn hóa. Hình: Học sinh tham gia đọc truyện tại lớp và thư viện của trường. b.3.2 Giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh: Giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức, hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức cho các em. Với học sinh Tiểu học thì các em cần phải biết và nắm được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam như: yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa,... Do đó, trong các tiết sinh hoạt lớp chủ yếu là các tiết sinh hoạt lớp ở tháng tôi đưa thêm nội dung giáo dục truyền thống lịch sử vào, cụ thể: * Tháng 9: Chủ điểm : Mái trường mến yêu * Tháng 10: Chủ điểm : Mẹ và cô giáo * Tháng 11: Chủ điểm : Nhớ ơn thầy cô * Tháng 12: Chủ điểm “Chúng cháu yêu quý chú bộ đội” Hình: Giáo dục truyền thống lịch sử, yêu nước qua buổi tham quan thực tế. b.3.3 Giáo dục học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp Trong các buổi sinh hoạt tập thể tôi luôn lồng ghép những nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh như kể chuyện về gương “Người tốt - việc tốt”, tuyên dương những học sinh ngoan, lễ phép với người lớn, thầy cô. Đối với tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tôi thường cho học sinh đóng vai, xử lý tình huống. Hoạt động ngoài giờ lên lớp thường tổ chức toàn trường nên các em được giao lưu, học hỏi các kiến thức cũng như kỉ năng. Từ đó các em mạnh dạn hơn và biết giúp đỡ nhau hơn trong các hoạt động. Trong các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp các hoạt động tổ chức mang tính giáo dục lòng nhân ái như tham gia các chương trình văn nghệ vì người nghèo, những người khuyết tật, giúp bạn vượt khó,... Hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao nhằm chào mừng các ngày lễ lớn trong năm như: Mừng Đảng mừng xuân, nhớ ơn Bác Hồ, chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam ngày 20 - 11, vui trung thu,.... nhằm gây quỹ để giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn hay giúp những bạn gặp khó khăn trong vùng bão lũ. Thông qua các hoạt động này giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn, biết giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giao_duc_dao_duc_ch.docx