Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 3 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 3 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 3 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn
2 MỤC LỤC Ký hiệu NỘI DUNG Trang đề mục I Đặt vấn đề 1 Lý do chọn đề tài 1.1 Lý do khách quan 1.2 Lý do chủ quan 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn 2.1 Cơ sở lý luận 2.2 Cơ sở thực tiễn 3 Mục đích để tài 4 Lịch sử đề tài 5 Phương pháp nghiên cứu 6 Phạm vi đề tài II Nội dung công việc đã làm 1 Thực trạng đề tài 1.1 Kết quả khảo sát 1.2 Nhận xét kết quả 1.3 Nguyên nhân những hạn chế 2 Nội dung cần giải quyết 3 Biện pháp giài quyết 4 Kết quả chuyển biến của đối tượng III Kết luận 1 Tóm lược giải pháp 2 Đối tượng phạm vi áp dụng 3 Kiến nghị IV Phụ lục 4 Dạy Tập làm văn có nhiệm vụ trang bị cho HS một hệ thống khái niệm, sự hiểu biết về cấu trúc ngôn ngữ và những quy luật của nó. Những kĩ năng mà HS cần đạt trong giờ Tập làm văn là biết dùng từ, dùng câu trong nói và viết, nói đúng, dễ hiểu và sử dụng các câu văn hay, nhận ra những từ, câu nhằm giúp HS nhận diện, phân biệt từ loại đúng (chính xác); câu văn sáng nghĩa (câu văn hay). Từ đó HS vận dụng vào giao tiếp như nói, viết, Phân môn Tập làm văn còn rèn cho HS khả năng tư duy lôgíc cao và khả năng thẩm mĩ. Tìm hiểu những phương pháp phù hợp tâm lí lứa tuổi và đối tượng HS Tiểu học nhằm góp phần giáo dục các em thành những con người phát triển toàn diện. 1.2 Lý do chủ quan Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân. Được chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp những việc mình đã làm và đã thành công trong việc tổ chức dạy học phân môn Tập làm văn. Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ Ban giám hiệu nhà trường và từ bạn bè đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn. Rèn luyện tính năng động, giữ lửa lòng say mê, sáng tạo, cố gắng học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của xã hội. 2. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn: 2.1. Cơ sở lý luận: Trong trường Tiểu học, môn Tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với học sinh (HS) bởi nó là môn học cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết trong giao tiếp hằng ngày. Nó giúp các em phát triển toàn diện, hình thành ở các em những cơ sở của thế giới khoa học, góp phần rèn luyện trí thông minh, hình thành tình cảm, thói quen đạo đức tốt đẹp của con người mới. Dạy học Tiếng Việt giúp các em hình thành 4 kĩ năng cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt hội đủ 4 kĩ năng trên. Đối với HS lớp 3 thì đây là phân môn khó và viết đoạn văn ngắn là dạng bài nòng cốt trong phân môn Tập làm văn. Nó đòi hỏi ở người HS vốn sống hằng ngày, vốn từ phong phú, đôi mắt quan sát tinh tường, óc tưởng tượng sáng tạo nghệ thuật. Bởi vậy, khi dạy dạng bài này giáo viên (GV) cần nắm rõ tâm lý 6 Qua các tiết dạy mẫu, các cuộc thi, chuyên đề đã có nhiều GV thành công khi dạy Tập làm văn. Qua phương tiện thông tin đại chúng, ti vi, đài, sách, báo, GV tiếp cận với phương pháp đổi mới khi dạy Tập làm văn thường xuyên hơn. * Đối với học sinh Môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng có nội dung phong phú, hài hước, dí dỏm, sách giáo khoa trình bày với kênh hình đẹp, hấp dẫn HS, phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em. b. Khó khăn. Các em từ lớp 2 lên, bước đầu làm quen với phân môn học mới, do hạn chế về vốn sống, môi trường giao tiếp nên ảnh hưởng đến việc học Tập làm văn. Các em còn đọc viết chưa rõ ràng, còn nhút nhát, thiếu tự tin và thụ động trong học tập, khả năng chú ý chưa cao, một số em còn ham chơi. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em. 3. Mục đích đề tài: Mục đích của đề tài là tìm ra nhiều hình thức, phương pháp giảng dạy tốt nhằm giúp học sinh đạt được yêu cầu cơ bản về viết tập làm văn. Học sinh không còn viết câu gãy, câu không có nghĩa, có khái niệm viết tốt những bài viết sắp tới. Song song đó còn giúp các em sử dụng được chính xác tiếng Việt khi học các môn học khác trong chương trình bậc tiểu học. 4. Lịch sử đề tài: Thông qua thực tế giảng dạy môn tiếng Việt trong nhiều năm và qua nghiên cứu về đổi mới phương pháp trong cách dạy học mới hiện nay, tôi đã tích lũy một số kinh nghiệm cho bản thân. Trong năm học này là năm học đầu tiên thực hiện chương trình GDPT mới nên tôi đã chọn đề tài này để tập trung nghiên cứu và đưa vào giảng dạy ở lớp 3, nhằm nâng cao chất lượng dạy– học môn tiếng Việt cho các em học sinh lớp Ba/3 - Trường tiểu học Dương Xuân Hội 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp gợi mở. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp kiểm tra, đánh giá. - Phương pháp động não. - Phương pháp điều tra, khảo sát. 8 - Quan sát trên lớp theo gợi ý. - GV cần cung cấp giúp các em sự lựa chọn. - GV nên tập cho HS trả lời thành câu đủ ý. - Hướng dẫn HS hình thành đoạn văn. - Giúp HS nắm được trình tự các bước. - Nhận xét, sửa bài. 3. Biện pháp giải quyết: a. Hướng dẫn kĩ năng quan sát cho HS khi viết văn. Quan sát trên lớp theo gợi ý, hướng dẫn của GV hoặc tự quan sát khi chuẩn bị bài ở nhà. GV cần khai thác kĩ tranh ảnh, hình ảnh, tập trung quan sát đặc điểm nổi bật của đối tượng, mục đích là giúp HS tránh được kiểu kể liệt kê. Bên cạnh đó, tôi cũng hướng dẫn HS cách quan sát bằng các giác quan để cảm nhận một cách có cảm xúc về sự vật. - Thông qua phương pháp quan sát, GV rèn cho HS kĩ năng nói, trình bày miệng, trước khi làm bài viết. Trên cơ sở đó, GV điều chỉnh giúp HS hoàn thiện bài viết. Với phương pháp này, tôi thường tổ chức cho HS luyện nói cá nhân, luyện nói trong nhóm. (HS có thể kết nhóm theo ý thích, để có sự thoái mái, tự nhiên, tự tin khi tham gia làm việc trong nhóm). - Khuyến khích HS diễn đạt tự do, suy nghĩ chân thật, thể hiện thoái mái. Sau đó mới dần dần uốn nắn cách hành văn của các em mới tự nhiên. Ví dụ: Khi các em nói về hoạt động của chú gà trống như sau: “Nó đập cánh và gáy to lắm”. Ta có thể khuyến khích các em là tả đúng rồi nhưng nếu em sứ dụng một số từ gợi tả thì chắc chắn câu văn của em sẽ hay hơn nhiều như: “ Nó vỗ cánh và rướn cổ gáy vang”. Ví dụ: Dựa vào mẫu câu các em được học ở phần luyện n tập: “Ai – là gì?”; “Ai – làm gì?”; “Ai – thế nào?” GV hướng dẫn HS nhận biết những vấn đề sai. - Câu văn viết ra của em đã đủ hai bộ phận chưa? Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? (hoặc cái gì?/con gì?) ? Bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì? (hoặc làm gì?/ như thế nào?) b. GV cần cung cấp giúp các em sự lựa chọn, phân tích để sử dụng từ ngữ cho hợp lí. Bên cạnh đó, GV cũng cần giới thiệu, cung cấp thêm các từ đồng nghĩa phù hợp với bài văn Ví dụ: Khi viết về cảnh biển buổi sáng có thể dùng các từ đồng nghĩa như: bình minh, hừng đông, sớm mai. Viết về gia đình có các từ như: đoàn tụ, 10 - Nhận xét, sửa chữa những câu trả lời chưa đúng, chưa hay, GV cần cung cấp và gợi ý để các em có thể chọn từ đồng nghĩa thay thể cho từ cũ, có thể hướng dẫn mẫu các câu văn có hình ảnh nhân hóa hoặc so sánh để bài văn sinh động hơn. - Hướng dẫn HS sắp xếp các câu trả lời theo một trình tự hợp lý để hoàn chỉnh bài làm miệng. - Cho một số HS làm miệng cả bài. Sau đó hướng dẫn HS viết liền mạch các câu trả lời thành một đoạn văn ngắn. - Từ đó các em đã nắm được đặc điểm của đồ vật cần tả mà phát triển thành một đoạn văn. Hoặc ta có thể cho các em hình thành một đoạn văn qua trò chơi “Tiếp sức”. - GV yêu cầu HS tạo thành câu, cứ thể nối tiếp nhau thành lập đoạn văn. Trong lúc đó, GV có thể ghi lại trên bảng, để các em có thể sửa chữa. - Trong phần giới thiệu, ta có thể gặp trường hợp sau: Ví dụ: Nhà em có cái tủ lạnh (Trong bếp, em thích nhất là chiếc tủ lạnh). Tủ có 2 cửa đựng đá và đựng rau củ (Tủ nhà em có hai ngăn là ngăn đá và ngăn mát). Ngăn đá nhỏ, để làm đá, kem, và cất thịt cá dùng lâu ngày.. - Trong phần nội dung (phần quan trọng nhất) GV luôn nhắc nhở HS rằng nội dung thường có hai phần đó là: Tả hình dáng và tả hoạt động của đồ vật. Đây chính là lúc GV phải khai thác triệt để vốn sống của HS, đồng thời gợi mở để HS lĩnh hội kiến thức mới. - Đưa một số trò chơi như: Viết tiếp sức một đoạn văn, sắm vai người thân, Để tạo sự hứng thú trong học tập cho HS. Đồng thời tiếp thu kiến thức một cách tự giác. Thông qua trò chơi, HS còn phát triển cả về thể lực và nhân cách, giúp cho HS học Tiếng Việt một cách nhẹ nhàng hơn và tạo sự thân thiết giữa thầy và trò. Trò chơi về chú gà đã phần nào nói lên đặc điểm của chú gà mà các em cần vận dụng để tạo thành đoạn văn ngắn. Khuyến kích HS lồng cảm xúc vào bài làm của mình. e. Giúp HS nắm được trình tự các bước khi viết một đoạn văn. - Nắm vững quy tắc bàn tay: + Viết về gì? (Em chuẩn bị đi khai giảng) + Tìm ý. (Tự giới thiệu tên, tuổi, lớp. Em chuẩn bị đi khai giảng: sách, vở, quần áo, cảm xúc vui mừng, hồi hộp..) + Sắp xếp ý. (theo suy nghĩ) + Viết đoạn văn. (viết theo ý đã sắp xếp) 12 - Hình dáng con vật ấy có đặc điểm gì nổi bật? - Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu? 4. Kết quả chuyển biến của đối tượng: Sau khi sử dụng các giải pháp trên, tôi tiến hành khảo sát HS viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về người thân. Tôi nhận thấy kết quả học tập phân môn Tập làm văn học kì I năm học 2022-2023 như sau: Kết quả bảng thống kê Lớp 3/3 Hoàn thành Tỉ lệ % Chưa hoàn Tỉ lệ % thành Khi chưa 28 em 84,8% 5 em 15,2 % thực hiện đề tài Sau khi thực 31 em 93,9% 02 em 6,1 % hiện đề tài Qua bảng thống kê số liệu cho ta thấy tác dụng không nhỏ đến tinh thần, thái độ học tập của HS (từ 15,2% giảm còn 6,1% số học sinh chưa hoàn thành). Đa số HS nắm chắc kiến thức bài học, chủ động, tích cực học tập. Giờ đây các em rất hứng thú học tập, khả năng nói, diễn đạt ý rõ ràng hơn. Một số em bước đầu đã biết lựa chọn những từ ngữ giàu hình ảnh nghệ thuật vào nói, viết bước đầu bộc lộ những nét riêng của mình. Những em trước đây còn nhút nhát, thụ động khi tham gia các hoạt động học tập, nay đã có nhiều tiến bộ, học tập tích cực hơn, không khí lớp học sôi nổi, tự nhiên hơn, các em thích học phân môn này hơn. Tôi tin rằng đến giữa học kỳ 2, các em sẽ nắm vững cách viết bài và không còn em nào chưa hoàn thành bài viết. 14 3. Kiến nghị: GV luôn dự giờ thăm lớp, sinh hoạt chuyên môn thường kì để thống nhất phương pháp giảng dạy cho từng phân môn, coi buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần là một chuyên đề nhỏ để học tập lẫn nhau. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của nhà quản lí chuyên môn, Ban giám hiệu nhà trường cùng các bạn đồng nghiệp để giải pháp này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Châu Thành, ngày 20 tháng 3 năm 2023 Người viết Võ Hồng Quân PHỤ LỤC 1/ Tâm lý học tiểu học và Tâm lý học sư phạm tiểu học. Dự án PTGVTH, NXB Giáo dục. 2/ Tâm lý học giáo dục. NXB Đại học Sư phạm TP.HCM. 3/ Tâm lí học tiểu học và Tâm lí học giáo dục tiểu học. NXB Giáo dục. 4/ Tâm lí học tiểu học – NXB ĐHSP – Hà Nội, 2008 - Tác giả Bùi Văn Huệ, Phan Thị Hạnh Mai; 5/ Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo; 6/ Tài liệu tập huấn Module 2 môn Tiếng Việt cấp Tiểu học; 7/ Hướng dẫn cán cán bộ quản lí trường học và giáo viên viết SKKN NXB tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2005 – TS Bùi Văn Sơn. 8/ Sách giáo viên 3 Cánh Diều - Nhà xuất bản Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_3.doc