Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp nâng cao hiệu quả trải nghiệm thực tế cho học sinh Lớp 3
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp nâng cao hiệu quả trải nghiệm thực tế cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp nâng cao hiệu quả trải nghiệm thực tế cho học sinh Lớp 3
Một số kinh nghiệm giúp nâng cao hiệu quả trải nghiệm thực tế cho học sinh lớp 3. Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Như chúng ta đã biết, xu thế hiện nay thì hoạt động trải nghiệm thực tế vô cùng quan trọng. Đăc biệt đối với các em học sinh, nó giúp các em hình thành và phát triển đầy đủ các kỹ năng sống, đây cũng là cơ hội để giúp các em nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của việc học tập, sự số gắng phấn đấu và nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó hoạt động trải nghiệm còn giúp các em hứng thú khám phá những điều mới mẻ, kỳ diệu của thiên nhiên của cuộc sống, lao động và sáng tạo. Các em sẽ tham gia một cách chủ động, hứng khởi, nhiệt tình bởi thông qua hoạt động này các em có thể bắt đầu từ các khâu như chuẩn bị, thực hành, đánh giá kết quả, Cũng thông qua hoạt động trải nghiệm, các em được tự do trình bày ý tưởng, cách thực hiện và trực tiếp tham gia chính vì vậy sẽ tạo động lực, khơi gợi niềm đam mê, thích thú đối với các em. Sẽ hiệu quả hơn khi hoạt động trải nghiệm này song hành với các hoạt động dạy và học trên lớp, do đó ngay từ lứa tuổi đang cắp sách tới trường nếu các em được học tập và trải nghiệm thì chắc chắn sẽ trang bị cho các em sự tự tin, mạnh dạn và vững vàng trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Nhưng trên thực tế, việc thực hiện các hoạt động trải nghiệm cho học sinh đặc biệt là học sinh tiểu học còn gặp rất nhiều khó khăn. Như kinh phí tổ chức còn hạn hẹp, việc học văn hóa trên lớp chiếm thời lượng nhiều, lựa chọn không gian, địa điểm phù hợp cũng là một vấn đề cần đặt ra, lứa tuổi các em còn nhỏ nên việc tổ chức một số hoạt động còn gặp khó khăn để đảm bảo an toàn, cách thức hướng dẫn các em thực hiện để có hiệu quả, . Việc lựa chọn nội dung, hình thức, địa điểm và thời gian thực hiện cũng vô cùng khó khăn cho giáo viên và học sinh. Chính từ thực trạng đó mà các hoạt động trải nghiệm ở một số trường học chưa được khai thác triệt để và đạt hiệu quả. Trước tình hình đó là một giáo viên đang ngày ngày đứng lớp, bản thân tôi luôn trăn trở và suy nghĩ để làm sao có những giải pháp giúp học sinh được tham gia thực hành trải nghiệm thực tế một cách thường xuyên và đạt hiệu quả cao nhất nhằm giúp các em trở thành những con người sống tích cực, tự tin, sáng tạo, xử lí tốt trong mọi tình huống để mai sau khi đã trưởng thành các em sẽ vững vàng, nhạy bén, sáng tạo trong công việc và cuộc sống, để trở thành những con người có ích cho gia đình nói riêng và và xã hội nói chung trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là lí do để tôi thực hiện đề tài “Một số kinh nghiệm giúp nâng cao hiệu quả trải nghiệm thực tế cho học sinh lớp 3.” II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu này nhằm đưa ra những giải pháp, biện pháp phù hợp giúp cho việc thực hiện các hoạt động trải nghiệm của học sinh đạt hiệu quả với mục đích hướng tới là tạo cơ hội cho học sinh huy động, tổng hợp tất cả các kiến thức các em đã được học trong các môn học và đã được giáo dục trong các hoạt động để trải nghiệm thực tế nhằm giúp các em phát huy hết khả năng, sự tự tin, sáng tạo, tích cực, chủ động trong mọi tình huống nhằm phát triển một cách đúng đắn và toàn diện về năng lực, phẩm chất cho học sinh. Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hẳng Trường TH Krông Ana 1 Một số kinh nghiệm giúp nâng cao hiệu quả trải nghiệm thực tế cho học sinh lớp 3. nghiệm đó là thời gian, hình thức tổ chức, địa điểm để phù hợp với lứa tuổi tiểu học của các em. Chính vì điều đó mà các hoạt động trải nghiệm vẫn chưa được tổ chức một cách thường xuyên. Cũng chính từ những khó khăn đó mà học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm chưa nhiều và chỉ nằm trong phạm vi đơn giản, dễ thực hiện. Chính vì điều đó mà kĩ năng sống của học sinh vẫn còn hạn chế. Cụ thể trong các năm học trực tiếp giảng dạy các em, tôi thấy các em thực hiện các hoạt động trải nghiệm còn hời hợt, chưa thật sự chủ động, cách làm việc của các em chưa chắc chắn, thiếu sự chuyên nghiệp nên kết quả chưa đạt như mong muốn của giáo viên, nội dung trải nghiệm chưa phong phú, Từ đó người giáo viên cần có một kế hoạch trải nghiệm với nội dung và hình thức phong phú nhằm cải thiện tình hình trên. Và sau đây là một số giải pháp cụ thể. III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. III.1. Nắm bắt đặc điểm tình hình học sinh Như chúng ta đã biết trong một lớp học, mỗi học sinh có một tính cách đặc điểm và sở thích khác nhau, mỗi học sinh có khả năng đặc biệt khác nhau và đặc biệt mỗi em đều có hoàn cảnh gia đình và cách chăm sóc, dạy dỗ khác nhau. Chính vì điều đó người giáo viên muốn có một kết quả giáo dục tốt ở trên lớp thì điều đầu tiên cần phải tìm hiểu đặc điểm, tình hình học sinh. Đối với việc giúp học sinh có một kết quả tốt về trải nghiệm thực tế cũng vậy, đòi hỏi người giáo viên phải nắm bắt được đặc điểm tình hình riêng của mỗi em. Đối với bản thân tôi cũng vậy, trước khi có kế hoạch tổ chức cho học sinh các hoạt động trải nghiệm, tôi đã tìm hiểu về học sinh đầu tiên là tìm hiểu qua cha mẹ học sinh về tính cách, sở trường, sở thích, khả năng làm việc phù hợp với lứa tuổi khi ở nhà. Sau khi tìm hiểu thông qua phụ huynh tôi sẽ tìm hiểu thông qua trò chuyện với các em, vào một tiết sinh hoạt lớp chẳng hạn, tôi sẽ dành một khoảng thời gian cho các em giao lưu với cô giáo để nói về sở trường và sở thích của mình, kể những việc mình có thể làm để giúp đỡ bố mẹ ở nhà, tôi khuyến khích học sinh kể thật, kể thoải mái. Bước tiếp theo tôi sẽ tiến hành kiểm tra trực tiếp bởi vì tìm hiểu học sinh có những nội dung mình có thể kiểm tra trực tiếp bằng những việc làm của các em. Ví dụ như: Muốn biết khả năng thực hành, thao tác của các em nhanh hay chậm, chắc chắn hay không tôi sẽ kiểm tra thông qua những việc làm như lau bảng, rửa li, quét nhà, tiến hành cho các em làm theo tổ và sẽ quan sát theo dõi. Những học sinh nào đã từng làm việc hoặc những học sinh nào chưa bao giờ phải làm những việc như thế này thì tôi sẽ nhận biết và phân loại khả năng của học sinh để có những kế hoạch tiếp theo. Ngoài ra tôi còn tìm hiểu về kĩ năng giao tiếp của các em thông qua cách xử lí một tình huống hoặc hóa thân thành một nhân vật trong một câu chuyện nào đó, để nắm được khả năng của các em đến đâu từ đó sẽ có hướng giúp các em phát huy cũng như giúp các em cải thiện về kĩ năng giao tiếp của mình. Tìm hiểu thông qua các giáo viên bộ môn, tôi thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn về đặc điểm của các em trên lớp, vì một lớp học có khoảng 5-6 giáo viên dạy cùng nên mỗi giáo viên họ cũng sẽ nắm được một số đặc điểm tình hình của các em và việc tìm hiểu thông qua nhiều giáo viên sẽ giúp tôi nắm bắt chính xác về đặc điểm tình hình của từng em. Tìm hiểu thông qua một phép thử, để biết được khả năng thực hành trong cuộc sống của các em như thế nào tôi có thể đưa ra một phép thử như sau: “Hôm nay cái khăn trải bàn của lớp mình hơi bẩn, bạn nào biết giặt khăn thì có thể giặt giúp lớp cái khăn bàn này.” Với những bạn đã từng làm những việc giặt đồ cho bản thân khi ở nhà thì việc giăt cái khăn trải bàn là vô cùng đơn giản và các em rất tự tin để nhận nhiệm vụ này. Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hẳng Trường TH Krông Ana 3 Một số kinh nghiệm giúp nâng cao hiệu quả trải nghiệm thực tế cho học sinh lớp 3. từng tháng gắn với các nội dung trải nghiệm. Một năm học sẽ có 9 tháng và tùy theo từng nội dung trải nghiệm tôi sẽ tiến hành cho học sinh trải nghiệm mỗi tháng một nội dung hoặc những nội dung trải nghiệm cần có thời gian thì có thể 2 đến 3 tháng 1 nội dung. Thời gian cụ thể để tiến hành trải nghiệm trong mỗi tháng đó là tiết Sinh hoạt tập thể đầu tuần, cuối tuần, giờ ra chơi, 10 phút đầu giờ, có thể là buổi nghỉ học trong tuần phù hợp. Ví dụ: Kế hoạch trải nghiệm trồng và chăm sóc công trình Măng non Thời gian Nội dung Địa điểm Học sinh Tháng 9: Tuần 1/Chiều thứ 6 Trồng cây xanh ở công trình Bồn hoa lớp Tổ 1, 2 Tuần 2/Chiều thứ 6 Măng non 3B Tuần 3: 10 phút đầu giờ Trồng cây xanh ở công trình nt Tổ 3, 4 Măng non Tuần 4 : 10 phút đầu giờ Chăm sóc công trình Măng non Tháng 10: (tưới nước, nhặt rác) Tổ 1 Tuần 1: nt Chăm sóc công trình Măng non Tổ 2 Tuần 2 (tưới nước, nhặt rác) nt .. Chăm sóc công trình Măng non Tổ 3 (tưới nước, nhổ cỏ) Tổ 4 Chăm sóc công trình Măng non (tưới nước, nhổ cỏ) nt nt Tương tự những nội dung trải nghiệm tiếp theo tôi cũng sẽ lên kế hoạch cụ thể theo tháng tương tự, tuy nhiên tùy vào điều kiện cụ thể của từng tháng mà tôi có thể linh hoạt thay đổi thời gian, nội dung công việc và học sinh cụ thể trong từng tuần. Riêng Chăm sóc công trình măng non thì tiến hành cả năm nên những tháng tiếp theo học sinh vẫn tiếp tục chăm sóc song song với những hoạt động trải nghiệm khác. III.4. Nội dung trải nghiệm cho học sinh * Công trình Măng non * Trang trí lớp học Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hẳng Trường TH Krông Ana 5 Một số kinh nghiệm giúp nâng cao hiệu quả trải nghiệm thực tế cho học sinh lớp 3. * Trang trí lớp học thân thiện Trang trí lớp học thân thiện không phải là một việc làm mới mà quan trọng là cách làm nào phù hợp, cách làm nào phát huy sự sáng tạo của học sinh, cách làm nào học sinh là người chủ động thực hành, giáo viên chỉ là người gợi ý hướng dẫn chứ không phải giáo viên là người đưa ra kế hoạch, lựa chọn nội dung và thực hiện luôn việc trang trí. Bước 1: Nêu ý nghĩa của trang trí lớp học thân thiện Trang trí lớp học thân thiện nhằm tạo ra một không gian lớp học thoáng mát, đẹp, thân thiện trong môi trường giáo dục của chúng ta. Bước 2: Tổ chức cho học sinh trình bày ý tưởng Ở phần này học sinh được thoải mái trình bày ý tưởng về bố cục trang trí cũng như nội dung trang trí như: Góc nghệ thuật, Nét chữ nết người, Góc thiên nhiên, Chủ đề năm học, Góc khen thưởng. Nếu học sinh còn lúng túng hoặc trình bày ý tưởng chưa được phù hợp thì tôi sẽ gợi ý thêm cho các em về các mảng trang trí như: Trang trí xung quanh tường, đưa thiên nhiên vào lớp học, tủ sách dùng chung, Các em sẽ lựa chọn mảng trang trí nào phù hợp với khả năng của các em và phù hợp với không gian lớp học. Với nội dung này sẽ giúp các em phát huy được sự sáng tạo của mình Bước 3: Tạo các sản phẩm trang trí Sau khi thống nhất bố cục, tôi yêu cầu các em chuẩn bị các sản phẩm trang trí và nội dung này các em có thể chuẩn bị vào giờ giải lao, 10 phút đầu giờ hoặc dành 15 phút vào giờ sinh hoạt lớp, làm và sưu tầm thêm ở nhà ... Nếu là góc nghệ thuật thì đòi hỏi những sản phẩm sẽ là những sản phẩm nghệ thuật đó là những bông hoa, lá, cành, những sản phẩm cắt dán các em đã được học ở môn Thủ công, Mĩ thuật. Tất cá những gì các em đã được học trên lí thuyết thì giờ đây các em sẽ thực hành tạo ra các sản phẩm đẹp mắt để trang trí góp phần làm cho góc lớp của mình trở nên sinh động hơn. Với nhiệm vụ này tôi đã phân công như sau: Tổ 1 chuẩn bị cắt hoa, gấp các sản phẩm đã học ở môn Thủ công; Tổ 2 chuẩn bị sưu tầm những hình ảnh về các loài vật đã học ở môn Tự nhiên và Xã hội, Tổ 3 chuẩn bị một số cây xanh để trang trí xung quanh cửa sổ. Tổ 4 vẽ tranh . Đồng thời tôi quy định thời gian một tuần, yêu cầu các em phải chuẩn bị đầy đủ các sản phẩm. Đối với góc Nét chữ nết người thì tiến hành trong cả năm học để các em rèn chữ viết. Ví dụ tháng đầu tiên có bao nhiêu bài viết đẹp sẽ được trang trí, những bạn viết chưa đẹp thì tiếp tục luyện ở những tháng tiếp theo, khi nào nét chữ đạt yêu cầu sẽ được gắn bảng trang trí để các bạn cùng học tập, rèn luyện. Nhờ sự chịu khó, sự sáng tạo trong quá trình luyện viết, nhiều em đã có những bài viết rất đẹp, nét chữ sáng tạo và mềm mại, góp phần vào một góc trang trí của lớp học thân thiện. Bước 4: Tiến hành trang trí Sau khi đã chuẩn bị xong sản phẩm thì tôi phân công cho các em trang trí theo tổ của mình với những nội dung đã được chuẩn bị. Tổ nào có sản phẩm thuộc mảng trang trí của mình thì các em sẽ tiến hành trang trí có thể vào tiết sinh hoạt lớp cuối tuần hoặc tranh thủ những buổi nghỉ học để việc trang trí được thoải mái và làm chu đáo hơn. Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hẳng Trường TH Krông Ana 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_nang_cao_hieu.doc