Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh học và thực hành trên phần mềm Paint Khối 3, 4, 5
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh học và thực hành trên phần mềm Paint Khối 3, 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh học và thực hành trên phần mềm Paint Khối 3, 4, 5

Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh học và thực hành trên phần mềm Paint tại trường Tiểu học Tây Phong I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chương trình Giáo dục Phổ thông được ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo quy định chương trình và chuẩn kiến thức, kĩ năng của các môn học và hoạt động giáo dục trong trường phổ thông. Theo Chương trình này, môn Tin học được đưa vào dạy bắt buộc ở cấp Trung học phổ thông và tự chọn ở các cấp Tiểu học, Trung học cơ sở. Môn Tin học ở trường phổ thông trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về CNTT và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Ở cấp Tiểu học, môn Tin học giúp học sinh: Có hiểu biết ban đầu về tin học và ứng dụng của tin học trong đời sống và học tập; Có khả năng sử dụng máy tính trong việc học những môn khác, trong hoạt động vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và tạo điều kiện để trẻ em thích ứng với đời sống xã hội hiện đại; Bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng công cụ tin học. Trong nội dung chương trình Tin học Tiểu học có nhiều phần mềm ứng dụng tương đối dễ sử dụng và phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học. Trong đó có phần mềm Paint giúp học sinh học vẽ trên máy tính. Đây là một phần mềm hay có sẵn trong hệ điều hành Microsoft Windows XP. Để sử dụng tốt phần mềm này học sinh phải vận dụng tốt các kĩ năng sử dụng chuột và bàn phím máy tính. Trong quá trình học và thực hành của học sinh trường Tiểu học Tây Phong, nhiều học sinh đã biết sử dụng các công cụ có trong phần mềm, kĩ năng thao tác với chuột máy tính khá tốt. Tuy nhiên, kiến thức về lý thuyết các em chưa nhớ được nhiều. Nhiều học sinh, đặc biệt là học sinh khối 3 kĩ năng ghi nhớ lý thuyết chưa tốt, thao tác với chuột máy tính chưa nhanh và chưa chính xác nên các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa các em vẫn chưa thể hoàn thành hết. Ngoài ra, hầu hết các em chưa thành thạo các thao tác cơ bản trên phần mềm, vẫn còn phải nhờ đến sự hỗ trợ nhiều từ giáo viên... Qua quá trình quan sát, phân tích thực trạng học và thực hành của học sinh để tìm ra giải pháp nhằm phát huy được hết khả năng của học sinh trong các năm học, bản thân tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh học và thực hành trên phần mềm Paint tại trường Tiểu học Tây Phong”. Người thực hiện: Dương Thị Hải Yến – Trường Tiểu học Tây Phong 1 Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh học và thực hành trên phần mềm Paint tại trường Tiểu học Tây Phong 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp quan sát. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận CNTT luôn được đề cao trong công cuộc đổi mới giáo dục. Môn Tin học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức đưa vào chương trình phân ban cho khối THPT, bắt đầu từ năm học 2006 - 2007. Việc triển khai môn học này sẽ trở thành bắt buộc trên phạm vi toàn quốc. Trong Nghị quyết số 40/2000/NQ-QH10 do Quốc hội ban hành ngày 09/12/2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Quốc hội đã xây dựng đề án giảng dạy, học tập ngoại ngữ, tin học ở nhà trường phổ thông. Chỉ thị 14/2001/CT-TTg thực hiện hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 11/6/2011 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện nghị quyết số 40/2000/NQ-QH10 của Quốc hội. Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng một đề án tổng thể đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trình Chính phủ phê duyệt trong tháng 7 năm 2001; trong đó bao gồm cả vấn đề cải tiến tổ chức giảng dạy và học tập ngoại ngữ, tin học trong nhà trường phổ thông; những định hướng về việc thiết kế mục tiêu, chương trình giáo dục, chuẩn kiến thức và kế hoạch dạy học cho trường trung học phổ thông kỹ thuật. Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định chương trình và chuẩn kiến thức, kĩ năng của các môn học và hoạt động giáo dục trong trường phổ thông. Theo Chương trình này, môn Tin học ở trường phổ thông trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Môn học này giúp học sinh bước đầu làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống. Cũng theo Người thực hiện: Dương Thị Hải Yến – Trường Tiểu học Tây Phong 3 Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh học và thực hành trên phần mềm Paint tại trường Tiểu học Tây Phong Học sinh cơ bản đã biết sử dụng chuột và bàn phím máy tính trước khi học phần mềm Paint. * Khó khăn Tin học là một môn học mới chưa có nhiều kinh nghiệm và về lý luận cũng như thực tế cho việc giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Một vài em tiếp thu các kiến thức về môn Tin học còn chậm, các thao tác với chuột và bàn phím chưa nhanh nên khi thao tác với phần mềm chưa đạt hiệu quả cao. Học sinh còn chưa biết tự tìm hiểu trong sách giáo khoa. 2.2. Thành công - Hạn chế * Thành công Học sinh luôn có hứng thú học tập, phát huy được tính độc lập và sáng tạo của bản thân. Số đông học sinh tương tác với phần mềm tốt, đã vẽ được các hình mẫu theo yêu cầu của sách giáo khoa. Nhiều học sinh đã biết linh hoạt ứng dụng các công cụ trong phần mềm Paint, kết hợp với năng khiếu thẩm mĩ của mình để tạo ra các sản phẩm đẹp, sáng tạo. * Hạn chế Một số em có khả năng tiếp thu kiến thức còn hạn chế, tương tác với phần mềm còn chậm và chưa linh hoạt khi sử dụng các công cụ vẽ (thường gặp ở đối tượng học sinh lớp 3). 2.3. Mặt mạnh - Mặt yếu * Mặt mạnh Cơ sở vật chất phục vụ học môn Tin học tương đối đầy đủ. Học sinh có thể thực hành ngay sau khi học lý thuyết. Paint là một phần mềm đơn giản, dễ sử dụng, rất thích hợp với đối tượng học sinh tiểu học. * Mặt yếu Trong phần mềm Paint có nhiều lệnh, thao tác nên trong quá trình sử dụng còn nhiều học sinh chưa nhớ và chưa thực hiện được hết các lệnh, thao tác đó. Người thực hiện: Dương Thị Hải Yến – Trường Tiểu học Tây Phong 5 Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh học và thực hành trên phần mềm Paint tại trường Tiểu học Tây Phong lớp ghép, 3 tiết/ tuần để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đến trường của học sinh. Do điều kiện chưa cho phép, trường chỉ có một phòng tin học đặt tại trường chính nên chỉ có học sinh trường chính và phân hiệu buôn K62 được học tin học, học sinh ở phân hiệu buôn Cuê ở khá xa trường chính nên chưa thể tạo điều kiện cho các em được học môn Tin học. Các em được học lý thuyết và thực hành trực tiếp nên chất lượng học tập của các em được đảm bảo hơn. Giáo viên dạy Tin học của trường được đào tạo về chuyên ngành công nghệ thông tin nên hiểu rõ về các kiến thức, ứng dụng tốt các phần mềm được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào áp dụng trong chương trình Tin học Tiểu học. Tuy nhiên, kiến thức môn tin học gắn liền với công nghệ và thay đổi rất nhanh trên thế giới. Không giống như các môn học khác trong trường Tiểu học, môn Tin học là môn học khó giảng dạy nhất và đòi hỏi giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ cá nhân của mình để bắt kịp với tốc độ phát triển của CNTT. Bản thân tôi luôn tìm tòi, học hỏi trau dồi thêm kiến thức chuyên môn; tìm ra các phương pháp, hình thức dạy học hay, phù hợp với đối tượng học sinh. Khi môn Tin học được đưa vào giảng dạy tại trường, bản thân tôi là giáo viên mới ra trường nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động dạy học. Tôi thường áp dụng các phương pháp dạy học từ sự quan sát, học hỏi từ đồng nghiệp qua các môn học khác vào dạy môn Tin học nên chưa phát huy được nhiều hiệu quả, chưa phát huy được hết khả năng của học sinh. Đối với chủ đề Sử dụng phần mềm đồ họa, khi học về phần mềm Paint, trước khi áp dụng các giải pháp tôi thường hướng dẫn học sinh cách sử dụng các công cụ vẽ có trong phần mềm theo từng nhóm hoặc hướng dẫn qua phần mềm quản lý học sinh và ít chú trọng về lý thuyết (vì học sinh chưa được trang bị đầy đủ sách giáo khoa). Tôi chỉ hướng dẫn cho học sinh các thao tác cơ bản trên phần mềm nếu học sinh đó có nhu cầu (cách lấy lại hộp công cụ, hộp màu, hộp phông chữ,). Tôi cũng chưa có ý tưởng tổ chức các buổi thi vẽ theo chủ đề trong lớp mà chủ yếu dành thời gian cho học sinh thực hành để sử dụng phần mềm thành thạo hơn và rèn thêm kĩ năng thao tác với chuột máy tính cho các em. Kết quả đạt được là hầu như học sinh thực hành khá tốt nhưng chưa thực sự linh động khi thao tác trên phần mềm. Về lý thuyết các em chưa thực sự nhớ và nắm rõ. Người thực hiện: Dương Thị Hải Yến – Trường Tiểu học Tây Phong 7 Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh học và thực hành trên phần mềm Paint tại trường Tiểu học Tây Phong khi tương tác với phần mềm, linh hoạt trong khi sử dụng các công cụ vẽ của phần mềm tại trường Tiểu học Tây Phong như sau: Giải pháp 1: Giáo viên phải nắm rõ vai trò và cách sử dụng phần mềm đồ họa Paint. Khi sử dụng phần mềm Paint, học sinh được học về các công cụ vẽ và một số thao tác cơ bản khi thực hiện trên phần mềm. Các công cụ vẽ có các bước thực hiện gần như tương tự nhau, chỉ khác nhau ở phần thao tác với chuột. Giáo viên phải nắm chắc được tất cả các bước thực hiện của các công cụ vẽ và linh hoạt khi sử dụng các công cụ vẽ đó. Tuy nhiên, có một số công cụ vẽ khi sử dụng giáo viên cần phải nắm được và hướng dẫn cụ thể cho học sinh. Những kiến thức đó trong sách giáo khoa không nhắc đến nhưng trong quá trình thực hành học sinh sẽ luôn gặp phải những vấn đề này. Dưới đây là một vài chú ý giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh khi sử dụng một số công cụ vẽ của phần mềm Paint. - Công cụ Chọn/ Chọn một phần hình vẽ (Select/Free-Form Select) Hai công cụ này dùng để chọn phần hình ảnh bất kì của hình vẽ bằng cách dùng chuột khoanh vùng phần hình ảnh đó. Trong đó, công cụ Chọn dùng để khoanh vùng hình ảnh theo hình tứ giác (hình chữ nhật, hình vuông). Còn đối với công cụ Chọn tự do, khi sử dụng công cụ để khoanh vùng thì cần phải khoanh hết một vòng quanh phần hình ảnh được chọn, để khi di chuyển hoặc sao chép được tất cả phần hình ảnh đó. Nếu sử dụng công cụ Chọn tự do, khi khoanh hết một vòng quanh phần hình vẽ sẽ được kết quả như sau: Nếu không khoanh hết 1 vòng thì kết quả sẽ không di chuyển và sao chép được toàn bộ phần hình ảnh được chọn như hình dưới đây: Người thực hiện: Dương Thị Hải Yến – Trường Tiểu học Tây Phong 9 Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh học và thực hành trên phần mềm Paint tại trường Tiểu học Tây Phong Việc nắm được cách sử dụng phần mềm đối với giáo viên, chính là đã “mở rộng đôi cánh” để quá trình mang tri thức ngôn ngữ đến học sinh dễ dàng hơn rất nhiều. Giải pháp 2: Giáo viên phải nắm chắc chuẩn kiến thức, kĩ năng của chủ đề Sử dụng phần mềm đồ họa, qua đó để đánh giá đúng đối tượng học sinh, có hướng giải quyết đúng đối với những học sinh còn hạn chế. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun). Đối với môn Tin học Tiểu học, chuẩn kiến thức, kĩ năng không được cụ thể như các môn học khác mà được chia thành các module tương đối độc lập với nhau. Phần mềm Paint được xếp vào modul Sử dụng phần mềm đồ họa với khung chuẩn kiến thức kĩ năng như sau: Chương trình Mức độ cần đạt Ghi chú Kiến thức: - Biết khởi động/ ra khỏi một phần mềm đồ họa đã được lựa chọn. Hình mẫu và - Biết tô màu theo mẫu, chọn màu đúng với hình cần tô Tin học lớp 3 màu mẫu. được cho sẵn - Biết mở một trang vẽ mới. trên cùng một - Nhận biết các công cụ vẽ hình đơn giản. trang vẽ. Kĩ năng: - Vẽ được các đồ vật đơn giản Kiến thức: - Biết phối hợp các nét vẽ hình cơ bản và Cho học sinh Tin học lớp 4 cách chọn, pha màu để vẽ tranh. tùy chọn chủ Kĩ năng: điểm vẽ. - Vẽ được tranh theo mẫu, vẽ tranh tự do, vẽ Người thực hiện: Dương Thị Hải Yến – Trường Tiểu học Tây Phong 11
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh.doc