Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 3
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 3

I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Giáo dục - Đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. “Nguồn tài nguyên và sự giàu có của một quốc gia không phải nằm trong lòng đất mà chính là nằm trong bản thân con người, trí tuệ con người”. Xã hội càng phát triển, con người càng phải hoàn thiện, một con người hoàn thiện là một con người không chỉ có tài mà còn phải có đức. Nhân cách đạo đức của một con người được xây dựng và phát triển bắt đầu từ khi ngồi trên ghế nhà trường, đặc biệt là trường Tiểu học, bởi người Việt Nam ta có câu: “Tre non dễ uốn”. Cũng chính vì lí do trên mà làm tốt công tác chủ nhiệm lớp là vô cùng quan trọng, mà người thực hiện được điều này thì chỉ có giáo viên chủ nhiệm mà thôi. Thực trạng hiện nay trên khắp mọi miền đất nước, ở hầu hết các trường học, giáo viên chúng ta chỉ chú trọng dạy kiến thức cho các em, mà quên rằng còn một thứ quan trọng hơn cần phải dạy, dạy ngay từ khi các em vừa bước vào Tiểu học - đó là “dạy” đạo đức cho các em. Thế hệ của các em – tương lai của đất nước phải là những con người có đầy đủ cả đức và tài. Có vậy các em mới có thể ghé vai gánh vác trọng trách lớn lao này. Là một giáo viên và ít nhiều tôi cũng ảnh hưởng từ cô giáo của mình - không ít đồng nghiệp đã nhận xét về tôi như vậy. Tôi đã hiểu ra rằng, tư cách của tôi ảnh hưởng không nhỏ đến những thế hệ sau. Với lòng yêu nghề, mến trẻ, tôi muốn giành cho các em tất cả bầu nhiệt huyết của mình. Tôi mong muốn đem những điều tốt đẹp nhất đến cho các em. Bởi vậy, với tôi công tác chủ nhiệm luôn là vấn đề quan trọng, luôn được đặt lên hàng đầu. Xuất phát từ nhiều lí do trên tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: a. Mục tiêu: 1 đồng nghiệp, được sự chỉ đạo sâu sát của ban giám hiệu nhà trường, bản thân tôi càng ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm và nhiệm vụ cao cả của giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp, biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 3A6 trường Tiểu học Quang Trung năm học 2019 - 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích của đề tài đặt ra, tôi mạnh dạn nghiên cứu, học hỏi tìm tòi, áp dụng những phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận (đọc tài liệu) - Phương pháp quan sát. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp xử lí thông tin. - Phương pháp tổng hợp, rút kinh nghiệm. II.PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận. Giáo dục là quá trình toàn vẹn nhằm hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Khi bàn về vai trò yếu tố giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác Hồ đã viết trong bài thơ “Nửa đêm” (trích trong Nhật ký trong tù) “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Theo quan niệm của Hồ Chí Minh con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, nhưng chỉ sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Câu nói của người xưa trong Tam Tự Kinh: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” 3 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu - Năm học 2019 – 2020 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3A6. Đầu năm học tôi được nhận bàn giao lớp với tổng số học sinh 31 em có 14 em nữ, 17 em nam. Đa số các em đều ngoan. - Ban giám hiệu luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học. - Các ban ngành, đoàn thể luôn tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tình về mọi mặt. - Cơ sở vật chất của trường đảm bảo cho việc dạy và học. - Học sinh có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. - Ngay từ đầu năm học trường đã tổ chức được cuộc họp phụ huynh để giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh cùng nhau chấn chỉnh nề nếp học tập của các em sau khi các em nghỉ hè xong . - Các em học sinh có cùng một độ tuổi, ham hiểu biết, ham học hỏi, tò mò và thích sáng tạo. Phần lớn phụ huynh quan tâm đến con, em mình. Học sinh tương đối ngoan, đi học tương đối chuyên cần, vệ sinh sạch sẽ, đồ dùng học tập tương đối đầy đủ.. - Bản thân tôi đã làm công tác chủ nhiệm trong nhiều năm, luôn nhiệt tình trong công tác, luôn yêu nghề, mến trẻ, luôn học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để đưa chất lượng dạy học ngày được nâng cao, có kĩ năng làm công tác chủ nhiệm tốt, hết lòng vì học sinh thân yêu. - Chất lượng học tập của học sinh không đồng đều. - Địa bàn dân cư khá rộng, một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập, và các hoạt động của con em mình ở trường nên ảnh hưởng không nhỏ tới việc giáo dục cho các em. Những công việc tôi làm đều bắt nguồn từ tinh thần trách nhiệm của một giáo viên đứng lớp, từ tình yêu đối với học trò của mình. Thành công tôi đạt được phần lớn do sự tìm tòi học hỏi của bản thân. Nhưng bên cạnh đó, tôi cũng luôn nhận được sự động viên khích lệ của ban giám hiệu nhà trường, sự chia sẻ góp ý kiến của anh chị em đồng nghiệp. Tôi đã áp dụng những giải pháp, biện pháp này và 5 - Các hoạt động ngoại khóa như văn nghệ, thể dục, thể thao, hoạt động đội, chưa được chú trọng đúng mức nhằm phát huy hết hiệu quả của nó trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. - Một số em chưa xác định động cơ học tập đúng đắn, chưa nắm được phương pháp học tập. - Một vài em còn ngại tham gia hoạt động các phong trào của trường, của đội tổ chức. - Một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình. - Chất lượng dạy học của giáo viên và học sinh luôn được ban giám hiệu nhà trường quan tâm và đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, công tác chủ nhiệm lớp cũng không kém phần quan trọng và luôn được ban giám hiệu động viên khuyến khích những giáo viên có những ý tưởng hay, những sáng tạo mới, những biện pháp tốt để đưa vào công tác giáo dục học sinh toàn diện hơn. Đây cũng chính là động lực để tôi nghiên cứu áp dụng đề tài này. Kinh nghiệm này đã được áp dụng nhiều năm và cho thấy kết quả rõ rệt. Kinh nghiệm chưa được áp dụng rộng rãi ở trường Tiểu học Quang Trung nói riêng và trong ngành giáo dục nói chung. Bản thân tôi có năng lực và tâm huyết với nghề. Bản thân chưa thực sự mạnh dạn và tự tin nêu kinh nghiệm của mình trước tập thể. Ngành Giáo dục đã tổ chức cuộc thi “Giáo vên chủ nhiệm giỏi”. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp: a. Mục tiêu: Tạo môi trường thân thiện trong giáo dục. Làm tốt công tác giáo dục học sinh. Nâng dần kết quả các mặt giáo dục. b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp: 7 đầu óc tư duy sự việc để làm nòng cốt, là chỗ dựa vững chắc, là cánh tay đắc lực giúp giáo viện chủ nhiệm trong quá trình giảng dạy và giáo dục đạo đức, thúc đẩy phong trào học tập và các mặt hoạt động khác. Chính vì thế, khi mới nhận lớp chủ nhiệm, tôi đã theo dõi các em về lực học, về ý thức và chọn học sinh làm lớp trưởng, làm lớp phó phụ trách học tập, lao động, văn thể phù hợp với khả năng của từng em. Sắp xếp chỗ ngồi: Sau khi nhận lớp, nhận phòng học tôi tiến hành sắp xếp chỗ ngồi. Tôi đọc theo danh sách lớp cứ hai em vào ngồi một bàn từ trên xuống dưới cho đến hết. Làm như vậy để học sinh không thắc mắc ngồi bàn đầu hay cuối. Cứ sau một tháng học, tôi luân chuyển chỗ ngồi cho học sinh. Ba dãy bàn chia làm ba tổ, mỗi tổ đều có cán sự lớp ngồi theo ba dãy để tiện theo dõi và quản lý lớp. Em Nguyễn Trần Khánh Chi là một bé gái ngoan, hiền, ít nói. Lúc đầu tôi xếp cho em ngồi bàn 3, dãy 1, sát tường( tính từ ngoài cửa vào). Sau một thời gian, tôi thấy em ngồi học hay nằm trên bàn có vẻ mệt mỏi, ít nói có biểu hiện tính tự kỷ, kết quả học tập sút hẳn. Tôi đã gặp mẹ em trao đổi, mẹ em cho biết: từ ngày bố em bỏ đi em buồn và ít nói chuyện. Biết được nguyên nhân, tôi đã lên kế hoạch để giúp đỡ em bằng cách phải luôn gần gũi em. Để thuận tiện, tôi đổi chỗ ngồi cho em lên bàn 1, chỗ ngồi thứ 2 . Trong các tiết học, tôi luôn chú ý đến em, gọi em làm bài, động viên em học tập thật tốt để bố được vui. Và kết quả là em vui vẻ hẳn lên, nói cười cùng bạn bè, nắm bài tốt, tích cực xây dựng bài. Hướng dẫn cán sự lớp làm việc: Họp ban cán sự lớp. Đánh giá tình hình lớp đầu năm học, rút ra kinh nghiệm trong việc quản lý lớp. Tự bản thân các em đánh giá, nhận xét, nêu những tồn tại của lớp, mỗi em tự đánh giá, khẳng định mình. Sau đó, tôi góp ý bình đẳng như là một cán sự lớp, phác thảo kế hoạch chuẩn bị cho buổi họp đầu năm của lớp. Vạch kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động, giao cho từng cán sự lớp chịu trách nhiệm về việc được giao. Xây dựng đội ngũ học sinh tích cực: Trước hết giáo viên cần tìm hiểu để phát hiện ra những em học sinh chấp hành tốt nội quy của lớp, của trường, được các bạn tin tưởng, quý mến. Sau đó, tôi giao cho các em những nhiệm vụ riêng, 9 - Trong giờ học: Để làm tốt công tác giáo dục, tôi không bao giờ lơ là hoặc xem nhẹ môn học nào. Ở từng bài, từng tiết học, tôi luôn làm chậm, làm kĩ từng việc, giúp học sinh hiểu kĩ vấn đề các em cần học. Và quan trọng hơn cả là tôi luôn cho các em đóng vai trải nghiệm trong các tình huống để các em có thể vận dụng bài học một cách hiệu quả nhất. Trong tất cả các giờ học, tôi luôn nhắc nhở uốn nắn các em vào một khuôn khổ nhất định. Tất cả các năng lực, phẩm chất kể trên các em đều phải nắm kĩ như tập trung, chú ý lắng nghe, tích cực phát biểu ý kiến, sẵn sàng giúp đỡ bạn, Nhưng không phải lúc nào cũng gò bó, cứng nhắc, bởi các em đang ở lứa tuổi chơi mà học, học mà chơi, nên không khí lớp học luôn được tôi tạo ra vui tươi, sôi nổi, hào hứng, gần gũi để phát huy tối đa sự phát triển của mỗi học sinh. - Trong giờ chơi: Đây là khoảng thời gian mà những bản năng đạo đức của các em được bộc lộ rõ nét nhất. Tôi luôn gần gũi, theo sát, hướng dẫn thêm một số trò chơi dân gian và cùng chơi với học sinh để biết được em nào tự tin, mạnh dạn; em nào còn nhút nhát trước bạn bè đều được tôi nhắc nhở, uốn nắn kịp thời. - Hoạt động ngoại khóa: Khi tham gia các hoạt động ngoại khóa như: lao động vệ sinh, sinh hoạt chủ điểm, tôi luôn gần gũi, hướng dẫn và cùng làm với các em. Hướng dẫn các em cách cầm chổi để quét, quét thế nào cho sạch, cách hốt rác...(Bởi trong con mắt ngây thơ của các em, cô giáo là một bề trên và đôi khi lời nói có hiệu lực hơn cả của bố mẹ các em ở nhà.) - Phối hợp với các tổ chức giáo dục khác: Ban giám hiệu nhà trường: Trong công tác giáo dục không chỉ riêng tôi mà bất cứ ai cũng cần sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ Ban giám hiệu nhà trường, và kết quả giáo dục học sinh của tôi cũng cần có Ban giám hiệu nhà trường công nhận và phê duyệt. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh: 11 + Tất cả các em tự tin, mạnh dạn trong các hoạt động học tập cũng như các hoạt động giáo dục khác. + Ý thức tự giác học tập cao. + Kết quả học tập luôn dẫn đầu trong khối. + Các phong trào như vở sạch chữ đẹp, quyên góp ủng hộ lớp luôn dẫn đầu. Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi đã áp dụng các biện pháp nêu trên và đã thấy đạt kết quả cao. Đặc biệt trong năm học 2018-2019 và học kì I năm học này với những đổi mới trong công tác giáo dục, tôi đã áp dụng đúng các biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp của mình đối với các đối tượng tôi đã khảo sát và kết quả đạt được như sau: * Năm học 2018-2019 +Tổng số học sinh: 35 em. Nữ 18 em. + Công tác duy trì và phát triển số lượng học sinh đạt 100%. Không có học sinh thất học, bỏ học. +Chất lượng học tập của học sinh: 1.Môn học và các hoạt động giáo dục: Môn học Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Tiếng việt 20 14 01 Toán 31 4 0 Tự nhiên- xã hội 29 6 0 Tiếng anh 22 13 0 Đạo đức 29 6 0 Âm nhạc 21 14 0 Mĩ thuật 20 15 0 Thủ công 29 6 0 Thể dục 29 6 0 13
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_lam_tot_cong_tac_ch.doc