Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp để dạy tốt môn Âm nhạc Lớp 3

doc 19 trang sangkienlop3 29/11/2023 1973
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp để dạy tốt môn Âm nhạc Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp để dạy tốt môn Âm nhạc Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp để dạy tốt môn Âm nhạc Lớp 3
 UBND HUYỆN KINH MÔN
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
"Một số phương pháp để dạy tốt môn Âm nhạc lớp 3"
 Năm học 2015 - 2016
 1 TÓM TẮT SÁNG KIẾN 
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
 1.1. Âm nhạc là nghệ thuật phối hợp âm thanh theo một trình tự quy luật để 
diễn tả tư tưởng, tình cảm của con người hay diễn tả những hiện tượng trong tự 
nhiên. Bởi lẽ Âm nhạc là một hoạt động hấp dẫn lôi cuốn mọi lứa tuổi, nhất là đối 
với học sinh cấp tiểu học. Môn Âm nhạc là một trong những bộ môn nghệ thuật, 
góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh trong trường tiểu học, Âm nhạc còn là 
một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ, trẻ em tham gia ca hát là được hoạt 
động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Những hình tượng âm 
thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em, giúp cho việc phát 
triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức...rất tốt. 
Qua các bài học, các em được nghe hát, nghe nhạc được tập hát, được biết một số 
kiến thức phổ thông về âm nhạc...Tất cả những điều đó tạo nên một trình độ văn 
hoá âm nhạc tối thiểu để góp phần cùng những môn học khác giáo dục nhân cách 
làm cho các nội dung học tập ở trường phổ thông có tính toàn diện, làm thăng 
bằng, hài hoà các hoạt động học tập của trẻ.
 1.2.Ở lớp 3 các em bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới, ngoài học hát các 
em còn được nghe hát, nghe nhạc, được biết một số kiến thức phổ thông về âm 
nhạc như nhận biết tên nốt nhạc, hình nốt nhạc trên khuông nhạc và một số ký hiệu 
ghi nhạc...Tất cả những điều đó tạo nên một trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu để 
góp phần cùng những môn học khác giáo dục nhân cách làm cho các nội dung học 
tập ở trường phổ thông có tính toàn diện, làm thăng bằng, hài hoà các hoạt động 
học tập của trẻ.
 1.3. Bản thân là một giáo viên chuyên trách về phân môn âm nhạc bậc tiểu học, 
trong quá trình trực tiếp giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nổ lực 
học hỏi của mình tôi nhận thấy các em rất yêu thích môn học này nhưng kết quả 
đạt được chưa cao, ít gây hứng thú cho các em trong việc học tập và tiếp thu kiến 
thức bộ môn. Từ thực tế đó tôi đã đúc rút được những kinh nghiệm trong công tác 
giảng dạy, tôi nhận thấy đa phận việc học tập và tiếp thu kiến thức của các em 
chưa cao. Tính tự giác thấp do đó ảnh hưởng rất nhiều đến bài dạy của cô ở trên 
 3 viên luôn tham khảo chương trình Âm nhạc trước khi lên lớp, điều chỉnh chương 
trình cho phù hợp từng đối tượng học sinh các lớp áp dụng phương pháp dạy học 
tích cực gây được hứng thú cho học sinh. Học sinh rất yêu 
thích bộ môn Âm nhạc thích hát thích được biểu diễn. Khi lên lớp có đầy đủ nhạc 
cụ như đàn, thanh phách, song loan, mõ, trống con, băng nhạc máy nghe.
Các trường học thuộc vùng nông thôn nên đa số phụ huynh phải vất vả suốt ngày 
nơi đồng án các nhà máy xí nghiệp ít có thời gian quan tâm con cái, chưa đánh giá 
tầm quan trọng đối với các hoạt động nghệ thuật trong sự phát triển của học sinh. 
Hoạt động Âm nhạc còn thực hiện trên lớp chưa có điều kiện có phòng học Âm 
nhạc riêng. Một số học sinh chưa nắm chắc về lý thuyết Âm nhạc, hát chưa đúng 
cao độ, trường độ, hát rõ lời, gọn tiếng, vận động phụ họa còn cứng, biểu diễn bài 
hát còn chưa tự nhiên.
 3.2. Số liệu thống kê đầu năm. 
 Lớp Số học Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn 
 sinh thành 
 3A 28 5HS = 17,9 % 23HS = 82,1 %
 3B 25 5 HS = 20 % 20 HS = 80 % 
 3C 30 6 HS = 20 % 24HS = 80 %
 3D 29 6 HS = 20,7 % 23 HS = 79,3 %
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
 4.1. Để có một tiết học Âm nhạc hiệu quả gây được hứng thú cho học sinh trước 
tiên người giáo viên phải nắm vững phương pháp và các bước trong giảng dạy để 
truyền thụ lại cho các em kiến thức của bài học cũng như phát triển các kỹ năng đã 
có của các em học sinh một cách tốt nhất.
 4.2. Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh nắm rõ về lý thuyết Âm nhạc và 
thực hiện đúng quy trình 1 tiết ôn tập bài hát, hướng dẫn cho HS hát đúng cao độ, 
trường độ, hát rõ lời, gọn tiếng kết hợp vận động phụ họa, biểu diễn bài hát tự 
 5 MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
 1.1. Môn Âm nhạc là một trong những bộ môn nghệ thuật, góp phần giáo dục 
toàn diện cho học sinh trong trường tiểu học, làm thăng bằng, hài hoà các hoạt 
động của trẻ em. Âm nhạc là một hoạt động hấp dẫn lôi cuốn mọi lứa tuổi, nhất là 
đối với học sinh cÊp tiểu học
 Âm nhạc ngày nay đã trở thành một trong những môn học chính thức của
chương trình đào tạo ở phổ thông bắt đầu từ các lớp tiểu học.
 Âm nhạc còn là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ, trẻ em tham gia 
ca hát là được hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. 
Những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các 
em, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình 
cảm, đạo đức...rất tốt.
 Qua các bài học, các em được nghe hát, nghe nhạc được tập hát, được biết một 
số kiến thức phổ thông về âm nhạc...Tất cả những điều đó tạo nên một trình độ văn 
hoá âm nhạc tối thiểu để góp phần cùng những môn học khác giáo dục nhân cách 
làm cho các nội dung học tập ở trường phổ thông có tính toàn diện, làm thăng 
bằng, hài hoà các hoạt động học tập của trẻ.
 Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn chính thức về việc giảm tải 
dạy và học. Vì vậy đội ngũ giáo viên đã và đang có những cố gắng đổi mới phương 
pháp dạy học để đảm bảo nâng cao chất lượng 1 giờ lên lớp nhưng vẫn không làm 
các em quá sức. Các em vừa được lĩnh hội tri thức đồng thời vẫn được hoạt động 
vui chơi.
 Để làm được như vậy, người giáo viên cần phải say mê âm nhạc, yêu mến trẻ, 
có những kiến thức âm nhạc cần thiết và phương pháp giáo dục âm nhạc ở tiểu học 
nói chung và ở lớp 3 nói riêng. Chính vì thể, đòi hỏi giáo viên phải biết tìm tòi học 
hỏi và có sự quan tâm nghiên cứu "Phương pháp để dạy tốt môn Âm nhạc lớp 3". 
Và đấy cũng là lí do mà tôi chọn đề tài này.
2. Cơ sở lí luận của vấn đề.
1.1. Âm nhạc là môn học mang tính nghệ thuật cao. Âm nhạc có tầm quan trọng 
 7 2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
 - Sách âm nhạc lớp 3, sách giáo viên.
 - Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học.
 - Tư liệu tham khảo.
 - Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 3 năm học 2015 - 2016.
3. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp phân tích.
 - Phương pháp tổng hợp.
 - Phương pháp thử nghiệm.
4. Kế hoạch nghiên cứu.
 - Thời gian nghiên cứu từ tháng 09 năm 2015 đến tháng 12 năm 2015.
5. Giải quyết thực trạng còn tồn tại.
 5.1. Đối với học sinh.
 - Cần xây dựng nề nếp học tập ngay từ buổi đầu với buổi học đầu tiên.
 - Tạo cho các em có được thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc.
 - Quan sát nghe, cảm nhận cách phát âm, lấy hơi đúng nhưng thoải mái, giúp 
các em có được sự tự tin đứng trước đám bạn bè trong lớp để biểu diễn bài học.
 5.2. Đối với giáo viên.
 Nhiều người nghĩ đơn giản dạy hát cho học sinh tiểu học chỉ cần thuộc bài hát 
và dạy cho các em hát bằng phương pháp truyền khẩu thế là xong. Thực ra khi âm 
nhạc trở thành một môn học hát có vị trí quan trọng thì dạy hát phải có quy trình. 
Mỗi bước trong quy trình điều có yêu cầu cụ thể. Việc dạy hát như vậy khác với 
những buổi sinh hoạt đoàn đội, khác với cách dạy ở đài. Công việc đầu tiên của bài 
hát là cách lấy hơi, giữ hơi để luyện thanh. Giáo viên dùng đàn đánh từng nốt từ 
thấp lên cao rồi từ cao xuống thấp, múc đích giúp học sinh bảo vệ giọng, bảo vệ 
thanh đới đối với học sinh lớp 3-5.
 Cách thức dạy một bài nhạc có rất nhiều phương pháp nhưng đối với tôi để giúp 
học sinh dễ tiếp thu bài học nhất đó là phương pháp vừa đàn giai điệu kết hợp với 
việc truyền miệng. Trước tiên giáo viên giới thiệu nội dung của bài học nhằm giúp 
 9 được tập luyện cho thành thạo hơn. Để từ đó các em có thể biểu diễn trước đông 
người và tham gia các trò chơi âm nhạc vui thích.
 Tóm lại, các nội dung ở tiết học này bổ sung, hỗ trợ cho nhau làm cho các em 
được luyện tập, thực hành bài hát dưới nhiều hình thức, nhiều khía cạnh, làm cho 
tiết học sinh động, nhẹ nhàng và hiệu quả.
 B.Sự chuẩn bị của giáo viên:
 Sự chuẩn bị của giáo viên là một bước rất quan trọng góp phần đáng kể tạo nên 
sự thành công của một tiết học. Ở bài này tôi chuẩn bị như sau:
 1.Về phần ôn tập bài hát "Bài ca đi học":
 Để giúp học sinh gợi nhớ bài hát, tôi dùng tranh vẽ minh hoạ cảnh các em học 
sinh đang đi tới trường, bảng phụ chép lời ca bài hát, giúp học sinh quan sát tranh 
và dễ ghi nhớ lời bài hát hơn.
 Ngoài ra, tôi còn chuẩn bị 1 số nhạc cụ gõ như thanh phách, song loan, trống 
con, mõ (100% học sinh có nhạc cụ gõ riêng của mình).
 Đàn Oóc-gan điện tử là một nhạc cụ cần thiết. Nó được sử dụng trong suốt cả 
tiết học. Để đôi tay có thể làm động tác phụ hoạ hoặc chỉ huy học sinh hát tôi ghi 
âm giai điệu bài hát vào bộ nhớ của đàn.
 2.Về phần ôn tập bài hát "Đếm sao".
 Tương tự như bài hát trên, tôi đã dùng bảng phụ chép lời ca bài hát trên bảng 
phụ cho học sinh dễ nhìn và ghi nhớ bài hát hơn.
 3.Về phần ôn tập bài hát "Gà gáy".
 Cũng như bài hát bài ca đi học, ở bài này tôi cũng chuẩn bị một bức tranh vẽ 
minh hoạ và bảng phụ chép lời ca.
 Để phục vụ cho phần trò chơi, tôi còn chuẩn bị một bảng thi đua, 3 hình bông 
hoa to mặt trước đề số 1, mặt sau đề số 2 và 15 bông hoa nhỏ có gắn nam châm để 
gắn lên bảng thi đua. (Mỗi tổ một màu hoa khác nhau)
 Phương pháp dạy môn hát - nhạc cho học sinh tiểu học nói chung và môn Âm 
nhạc cho học sinh lớp 3 nói riêng là một khoa học sư phạm. Để giảng dạy tốt bộ 
môn Âm nhạc này, giáo viên cần có những kiến thức âm nhạc vững vàng, và biết 
 11 Học sinh 3 trả lời: câu hát 3
 Học sinh 4 trả lời: câu hát 4
 Tất cả 4 em đều trả lời đúng vì tiết tấu của 4 câu hát này giống nhau.
 Đây là một hình thức giúp các em khắc sâu tiết tấu của bài hát hơn.
 2.Ôn tập bài hát: Đếm sao.
 Để gợi ý cho học sinh, tôi đánh trên đàn giai điệu câu hát bất kì của bài hát 
"Đếm sao" và đố học sinh đó là giai điệu một câu hát trong bài hát nào mà các em 
đã được học? Em hãy hát lại giai điệu câu hát đó.
 (Học sinh trả lời: Thưa cô, Bài hát Đếm sao ạ và hát câu hát đó lên).
 Sau đó, tôi đánh đàn cho học sinh hát bài hát Đếm sao.
 Ở các tiết học trước, các em đã được tập hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp 3/4. Ở 
tiết học này tôi cho các em hát ôn lại bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3/4 (sử dụng 
nhạc cụ gõ).
 Tôi yêu cầu cả lớp đứng lên vừa hát vừa nhún chân theo nhạc nhịp nhàng kết 
hợp gõ đệm theo nhịp 3/4 (sử dụng nhạc cụ gõ).
 Sau đó, tôi yêu cầu từng tổ hát + gõ đệm theo nhịp 3/4 (sử dụng nhạc cụ gõ).
 Để luyện tập, tôi mời từng tốp hoặc cá nhân lên biểu diễn trước lớp kết hợp vận 
động phụ họa có sáng tạo và gọi các bạn nhận xét. Giáo viên nhận xét, đáng giá.
 Ở bài hát này, tôi cho các em chơi trò chơi hát bài hát bằng các nguyên âm 
AUI.(Giáo viên ra hiệu bằng tay cho học sinh hát bài hát 1 – 2 lần). 
 Đây là hình thức giúp học sinh được luyện tập bài hát dưới nhiều hình thức 
khác nhau để các em không bị nhàm chán, các em vừa học lại vừa được chơi, giúp 
các em ghi nhớ bài học một cách nhẹ nhàng và thoải mái.
 3.Ôn tập bài hát: Gà gáy.
 Tôi gõ tiết tấu câu hát đầu tiên của bài Gà gáy và cho học sinh trả lời tên bài hát. 
Khi học sinh trả lời đúng giáo viên treo bức tranh lên và tóm tắt nội dung bức 
tranh. Tôi nhắc học sinh hát bài hát với tính chất vui và linh hoạt.
 - Tôi đánh đàn cho học sinh hát bài hát (1 lần).
 - Lần 2 các em sẽ hát kết hợp gõ đệm theo phách (sử dụng nhạc cụ gõ).
 13 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_de_day_tot_mon_am_n.doc