Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú cho học sinh Lớp 3 khi học trực tuyến
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú cho học sinh Lớp 3 khi học trực tuyến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú cho học sinh Lớp 3 khi học trực tuyến

1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết, trong nhiều năm gần đậy Việt Nam đã có nhiều đổi mới trong Giáo dục, đặc biệt là các đột phá mới trong sử dụng CNTT đối với việc thiết kế giảng dạy và học tập. Có thể nhận định rằng: Ngành Giáo dục của nước ta đã không ngừng học hỏi, không ngừng phát triển và đổi mới, tiến bộ. Đó là những bước ngoặt quan trọng đóng góp to lớn trong việc đưa Giáo dục nước nhà xứng danh, ngang tầm với các nước phát triển trên Thế giới. Sự bùng nổ Công nghệ thông tin đã tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế, xã hội và con người Việt Nam. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và Công nghệ thông tin, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng Công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới nói chung. Cùng với tình hình dịch bệnh COVID diễn biến phức tạp, học sinh không thể đến trường học trực tiếp nhưng không dừng việc học tập thì việc dạy học trực tuyến là một lựa chọn phù hợp cho ngành GD nói chung và cho các trường Trung hoc, Tiểu học nói riêng. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay vẫn là sự day dứt, sự quan tâm của đội ngũ nhà giáo ngành giáo dục rằng: Làm thế nào để dạy học trực tuyến mang lại hiệu quả nhất . Đó là vấn đề khiến các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, cha mẹ và học sinh vô cùng lo lắng,....Bản thân tôi cũng nhận thức được trách nhiệm của mình. Là giáo viên giảng dạy lớp 3, một khối lớp mới hoàn thành chương trình học tập ở lớp 2 và đã từng phải trải qua một thời gian dài học trực tuyến... do vậy sự ghi nhớ kiến thức còn hạn chế nhiều. Nếu cứ tiếp tục dừng việc học tập trên lớp các em sẽ khó có thể theo kịp chương trình khi quay trở lại học. Hơn nữa sự kiên tri, chú ý của học sinh lớp 3 còn ít khi học trực tuyến, do vậy năm học này tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy trực tuyến nhằm khơi dây tính ham học, sự đam mê, tạo hứng thú học tập cho học sinh tiểu học khi tham gia lớp học trực tuyến.. Với mong muốn giúp các em có những tiết học trực tuyến nhẹ nhàng, không đè nặng áp lực, tâm thế vui vẻ, thoải mái, không còn ức chế, mệt mỏi khi phải ngồi cả buổi trước màn hình máy tính, điện thoại và dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn. Chính vì những lí do nêu trên tôi lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú cho học sinh khi học trực tuyến” 2. Mục đích nghiên cứu: - Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất những biện pháp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú cho học sinh khi học trực tuyến trong khi dịch bệnh Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy học ở trường Tiểu học. 3. Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú cho học sinh khi học trực tuyếnTổng hợp bởi: Hoatieu.vn 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận: 1.1. Căn cứ vào mục tiêu của giáo dục Tiểu học : - Trong Điều 23 Mục 2 của Luật Giáo dục có quy định mục tiêu của giáo dục Tiểu học như sau: “Giáo dục Tiểu học nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở.” 1.2. Căn cứ vào vai trò, nhiệm vụ của giáo dục Tiểu học : Trường tiểu học là cơ sở giáo dục của bậc tiểu học – một nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Do đó, giáo dục tiểu học có vai trò và nhiệm vụ quan trọng để hoàn thành tốt những nhiệm vụ của ngành giáo dục đã đề ra cho hệ thống giáo dục Việt Nam.Nếu như giáo dục tiểu học đảm bảo thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ của mình thì nó sẽ là bước đà cho sự phát triển của ngành giáo dục cấp cao hơn. Học sinh được giáo dục đúng hướng từ nhân cách đến kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, giáo dục tiểu học còn là nơi để phát hiện ra những tiềm năng của học sinh, từ đó phát huy tích cực những tiềm năng đó để các em được thể hiện những thế mạnh của mình ngay từ khi còn nhỏ. 1.3. Căn cứ vào nội dung chương trình giáo dục Tiểu học : - Chương trình giáo dục Tiểu học đào tạo toàn diện, mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lôgic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm mỹ, hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Lựa chọn một hình thức đào tạo chất lượng để học sinh học tập là việc làm quan trọng đầu tiên mà mỗi giáo viên nên làm khi theo đuổi ngành này. Học sinh Tiểu học vốn hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, hiếu động, tò mò, thích hoạt động, khám phá thường độc lập, tự lực làm việc theo hứng thú của mình. Sự phát triển nhân cách, sự trau dồi và tích lũy tri thức của học sinh Tiểu học phụ thuộc phần lớn vào quá trình dạy học và giáo dục của thầy cô trong nhà trường. Nhân cách học sinh Tiểu học có phát triển đúng đắn, tri thức có đong đầy hay không phụ thuộc vào quá trình giáo dục của người thầy mà trong đó việc làm chủ phương tiện dạy học, có phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học, phù hợp với sự phát triển tiến bộ của khoa học công nghệ, tình hình xã hội, đáp ứng như cầu ham hiểu biết của học sinh Tiểu học . 2. Thực trạng giảng dạy trực tuyến ở Trường Tiểu học 2.1. Đặc điểm chung của trường nơi tôi công tác a. Thuận lợi: Tuy là một trường Tiểu học thuộc huyện miền núi: Ba Vì , Thành phố Hà Nội nhưng trang thiết bị dạy học của trường tôi tương đối đầy đủ, đáp ứng cho nhu cầu dạy học, sinh hoạt chuyên đề, tập huấn công tác chuyên môn và các hoạt động giáo dục toàn diện. Đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn, công nghệ thông tin vững vàng, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao. Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan Nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú cho học sinh khi học trực tuyếnTổng hợp bởi: Hoatieu.vn 5 * Kết quả khảo sát vào cuối tháng 9 tại lớp 3A1 do tôi giảng dạy cụ thể về thực trạng học trực tuyến như sau: Môn học Tổng Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành KS số HS SL % SL % SL % Toán 41 8 19,5 19 48,3 14 34,2 Tiếng Việt 41 7 17,1 20 48,7 14 34,2 Qua bảng số liệu tôi nhận thấy khả năng học tập và tiếp nhận kiến thức của các em còn rất thấp, tỷ lệ các em chưa hoàn thành còn nhiều, vậy làm sao để vừa duy trì việc dạy học trực tuyến vừa đảm bảo chất lượng học tập của các em thì điều cấp bách và cần thiết là cần khẩn trương có những biện pháp Ưu Việt khắc phục để nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Và các biện pháp Tôi thực hiện sẽ được nêu rõ ràng dưới đây: 3.Các biện pháp đã thực hiện: Biện pháp 1: Lựa chọn phần mềm giảng dạy phù hợp Có thể nói ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trục tuyến là một phương pháp thể hiện cao tính sáng tạo về khoa học. Trước kia khi đến lớp giảng dạy bằng phương pháp truyền thống, người giáo viên phải chuẩn bị lỉnh kỉnh rất nhiều đồ dùng trực quan, có đồ dùng chỉ dùng được một lần rồi bỏ đi. Vào tiết dạy, giáo viên vừa giảng bài vừa phải sắp đặt đồ dùng để treo lên bảng, thời gian tháo gắn đồ dùng cũng không ít, chưa nói đến những tranh sử dụng quá nhỏ, màu sắc không rõ ràng, phần nào đã làm giảm sự tập trung ở các em. Còn với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học thì khác hẵn. Để đối phó tình hình dịch bệnh covid hầu như các cơ quan giáo dục và các nhà trường buộc phải chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến, bước đầu muôn vàn khó khăn và thách thức nhưng lại là cơ hội để những giáo viên có tâm huyết như chúng tôi thêm phần nhiệt huyết, quyết tâm. Nó như mở ra một cái nhìn mới cho cả giáo viên và học trò Các em học sinh, được tiếp xúc với phương tiện hiện đại tầm nhìn của các em được mở rộng hơn, bài giảng không còn trở nên khó hiểu với các em nữa vì những hình ảnh minh họa cho lời nói của giáo viên giờ đây sinh động, hiện thực, phong phú. Giáo viên có nhiều thời gian truyền thụ kiến thức cho học sinh, học sinh hiểu bài sâu hơn, vận dụng kiến thức đã học vào thực hành tốt hơn.Nhưng để lụa chọn được một phần mềm tối ưu nhất, dễ sử dụng nhất lại là một việc không dễ. Qua tìm hiểu tôi thấy việc dạy học trực tuyến với ứng dụng ZOOM trong các phần mềm ứng dụng dạy học trực tuyến được tập huấn và tiếp cận là phù hợp nhất. ZOOM là một công cụ hội thoại trực tuyến, gần giống như Skype không cần phải vào các nhóm chat mới gọi điện được nên dễ dùng hơn cả. Tất cả những cần là một đường link ZOOM hoặc một mã ZOOM để tham gia vào cuộc họp online. Khi mà dịch COVID-19 vẫn còn căng thẳng thì họp hành, thậm chí tổ chức lớp học online qua ZOOM là giải pháp rất tốt. Mang lại nhiều lợi ích kinh tế và tiết kiệm được thời gian tiền bạc. Phù hợp với xu thế đổi mới ứng dụng CNTT trong nhà trường và trong Giáo dục. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn ứng dụng ZOOM và giảng dạy trực tuyến đối với học sinh lớp tôi. Sau khi lụa chọn được ứng dụng tôi thông báo đến toàn thể phụ Nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú cho học sinh khi học trực tuyếnTổng hợp bởi: Hoatieu.vn 7 So với việc dạy học trên lớp, việc biên soạn kế hoạch bài dạy khi thực hiện dạy học trực tuyến đòi hỏi một cách tiếp cận mới và công phu hơn mới đạt hiệu quả. Tôi tăng cường đổi mới về phương pháp dạy học, biên soạn tiến trình dạy học phù hợp theo Công văn 12345 của Bộ giáo dục. Tùy theo từng bài học mà có những thiết kế bài dạy khác nhau, làm sao để bài dạy hay nhất, có chiều sâu nhất, học sinh vừa dễ tiếp nhận kiến thức lại hào hứng học tập phát huy hết năng lực phẩm chất của bản thân • Chẳng hạn, tăng cường chỉ dẫn để học sinh sử dụng có hiệu quả SGK và môi trường xung quanh học sinh tại gia đình sống • Chẳng hạn, chuyển thể một số kiến thức cốt lõi của bài học thành PowerPoint; dùng điện thoại hoặc phần mềm quay màn hình máy tính để ghi hình trước một số nội dung cần giảng); ghi chú lại những chỉ dẫn cần thiết cho HS. Giúp các em dễ hiểu bài hơn, ghi nhớ lâu hơn, biết vận dụng vào thực tế cuộc sống. Ví dụ: Khi học bài Đạo đức lớp 3:Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước tôi tiến hành thực hiện thiết kế bài giảng trên PowerPoint trong đó có một số hình ảnh, video sáng tạo để dẫn dắt học sinh vào bài và khắc sâu kiến thức bài học như sau: Nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú cho học sinh khi học trực tuyếnTổng hợp bởi: Hoatieu.vn 9 • Mục đích: (1) Đánh giá thái độ học tập của HS có nghiêm túc hay không (nội dung hỏi nằm trong video bài giảng, SGK và tài liệu mà GV đã giao nhiệm vụ); (2) Kiểm tra mức độ hiểu bài của HS; (3) Tích luỹ điểm số để đánh giá quá trình. • Ví dụ, đối với mỗi buổi học, tôi biên soạn một số câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức liên quan; sử dụng các phần mềm online để soạn nội dung kiểm tra, đánh giá và gửi yêu cầu cho HS Giao cho HS một số bài tập tự luận để luyện tập, vận dụng và củng cố kiến thức sau mỗi bài học. • Chẳng hạn, hướng dẫn học sinh làm bài vào vở, chụp kết quả bài làm và nộp bài (qua LMS, Zalo, Email hoặc những công cụ thay thế khác mà nhà trường đang sử dụng). * Tổ chức tiến trình dạy học trực tuyến. - Trước khi kết nối trực tiếp. Tôi giao nhiệm vụ cho HS trên Zalo hoặc gửi đường link bài học cho HS thông qua công cụ mạng xã hội (Zalo, Facebook, ...) để HS có thể thực hiện trước. -Kết nối trực tiếp. Tôi và HS kết nối qua nền tảng truyền tải hình ảnh thời gian thực để bắt đầu thực hiện tiến trình dạy học. Về cơ bản, việc tổ chức thực hiện giai đoạn này có thể tiến hành như đã gợi ý ở trên. Tuy nhiên, tuỳ vào nội dung bài học và thời lượng, tôi linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Chẳng hạn, sau khi báo cáo, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ đã giao, tôi có thể dành một khoảng thời gian (không quá dài) của đầu buổi học để giảng bài, nhấn mạnh nội dung cốt lõi, hướng dẫn HS xem video và sử dụng SGK, ... để thực hiện nhiệm vụ tiếp theo.Sau khi được hướng dẫn và nhận nhiệm vụ, HS tự chủ thực hiện với tư liệu đã được cung cấp. GV “quan sát”, hỗ trợ: - Nhận cuộc gọi qua Zalo của HS để trợ giúp (đối với HS chủ động); Gọi kiểm tra xác suất việc thực hiện hoạt động tự chủ của HS (thường là những HS chưa thực sự tích cực, hoặc xoay vòng kiểm tra, ); Xem thông tin phản hồi kết quả học tập của HS qua bài trắc nghiệm nhanh kiến thức (nếu có). Qua đó, tôi nắm được thông tin, tổng hợp lại những điểm mấu chốt cần thảo luận và kết luận cho HS ở cuối giờ học. Tiếp tục dùng nền tảng truyền tải hình ảnh thời gian thực Zoom để kết nối lại lớp học. Tổ chức hoạt động: Báo cáo và thảo luận; đánh giá và chốt kiến thức; giao nhiệm vụ về nhà. Thực hiện tiến trình dạy học qua mạng đòi hỏi tôi cần có sự trau dồi về kĩ năng CNTT, nhất là ở giai đoạn đầu áp dụng. Kết quả học tập của HS phụ thuộc rất nhiều vào cách thức tổ chức tiến trình dạy học. Biện pháp 3: Tăng cường tương tác giữa hoạt động dạy của giáo viên và sự lĩnh hội tri thức của học sinh một cách tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm Nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú cho học sinh khi học trực tuyếnTổng hợp bởi: Hoatieu.vn
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day_hoc_tao_hung_t.doc