Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 3
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 3
A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Giáo dục là nền tảng văn hóa của một đất nước, là sức mạnh trí tuệ của cả tương lai dân tộc nhằm sớm đạt cơ sở ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ Việt nam trong xu thế hội nhập với thế giới hiện nay. Trong lĩnh vực khoa học nói chung, giáo dục chiếm vị trí rất quan trọng. Giáo dục vừa cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tri thức khoa học tiến bộ của loài người đồng thời vừa hình thành nhân cách cho học sinh. Thế kỷ XXI là thế kỷ của sự phát triển công nghệ, của tri thức thì việc giáo dục đạo đức càng quan trọng hơn trong việc xây dựng con người mới XHCN, nhằm đáp ứng sự phát triển chung của toàn nhân loại, đào tạo các em trong tương lai trở thành những người có đủ cả đức và tài để xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhân cách của học sinh Tiểu học thể hiện trước hết qua bộ mặt đạo đức. Điều này thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, mọi người xung quanh, với thầy cô giáo và bạn bè trong lớp, ý thức học tập nghiêm túc, chấp hành đúng nội quy trường lớp, chấp hành đúng pháp luật, có lối sống lành mạnh, cách cư xử văn hóa, có nếp sống thanh lịch văn minh. Đó là cơ sở quan trọng của việc hình thành những nguyên tắc, những chuẩn mực hành vi đạo đức của học sinh Tiểu học. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Do đó, song song với việc giảng dạy kiến thức của các môn học thì việc giáo dục đạo đức cho các em ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường là vấn đề vô cùng quan trọng, đây cũng chính là thước đo để đánh giá một con người. Bởi vậy, trách nhiệm của người thầy phải thực sự là bến bờ che chở, là chỗ dựa của các em trước những tiêu cực của xã hội. Thầy cô phải khơi dậy ở các em những khát khao về niềm tin, về cái tốt, cái thiện. Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy và chủ nhiệm lớp 3 nhiều năm, gắn bó với nhiều học sinh khác nhau về năng lực nhận thức, về ý thức đạo đức, về hoàn cảnh sống.. .tôi luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao. Lớp tôi giảng dạy đều được đánh giá cao về ý thức đạo đức. Đó là lý do để tôi chọn viết sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3. ”Với mong muốn được chia sẻ những kinh nghiệm của mình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh và mong muốn nhận được những đóng góp chân tình từ các thầy giáo, cô giáo và các cấp lãnh đạo. II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI: Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn : đầu phải tư duy để tiếp thu những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thúc về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp của con người. Đây là giai đoạn rất quan trọng giúp các em có những kĩ năng sống tốt ngay từ ban đầu, từ đó giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống. Giai đoạn đầu các em phát triển tốt thì đó là nền móng vững chắc cho sự phát triển sau này. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Hiện nay, các nhà trường rất quan tâm tới việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhưng hiệu quả của công tác này chưa cao. Mặt trái của cuộc sống và môi trường xã hội với những tác động tiêu cực đã dẫn đến những sai phạm đáng tiếc của học sinh. Giáo dục đạo đức đang đứng trước những khó khăn thử thách. Sự xuống cấp của đạo đức có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về nhiều ngành, nhưng trước hết thuộc về nhà trường, nơi giáo dục con người từ khi cắp sách đi học đến lúc bước chân vào đời. Đặc biệt là giai đoạn học sinh Tiểu học- lứa tuổi mà các em bước đầu tiếp xúc với môi trường tập thể, tiếp xúc với bạn bè cùng tuổi. Lứa tuổi này, các em như trang giấy trắng để tiếp thu những kiến thức. Các em hay bắt chước các thói xấu của người khác như: nói tục, trộm cắp dụng cụ học tập của bạn bè, gây gổ, đánh nhau với bạn cùng lớp, cùng trường .. .Chính vì vậy việc giáo dục cho học sinh ở lứa tuổi tiểu học là một nhiệm vụ cấp bách trong nhà trường để thiết thực xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường học. Vì vậy giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là nhiệm vụ rất quan trọng đối với người giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp. 1. THUẬN LỢI: * Về phía nhà trường: Nhà trường luôn quan tâm đế quá trình công tác của giáo viên và việc học tập cũng như rèn luyện của học sinh. Động viên khen thưởng kịp thời để thầy và trò có động lực phấn đấu. * về phía học sinh: Phần lớn các em đều ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập. Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học và rèn luyện đạo đức của con em mình, thường xuyên liên lạc với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm trong công tác quản lý và giáo dục các em, chuẩn bị cho các em đầy đủ đồ dùng học tập. * về phía giáo viên: Đa số giáo viên yên tâm và nhiệt tình trong công tác giảng dạy. Luôn có tinh thần học hỏi đồng nghiệp để trau dồi kiến thức, năng lực sư phạm. Phần lớn giáo viên chủ nhiệm dạy lớp học sinh bán trú tại trường nên có nhiều thời bạn cùng tham gia giữ vệ sinh trường lớp. Tự tin, mạnh dạn. 35% Tự chịu trách nhiệm về những việc 45% mình đã làm. Có tinh thần đoàn kết. 75% Trung thực, thật thà. 65% Tôn trọng mọi người. 65% Cởi mở, thân thiện, giúp đỡ mọi người 50% III. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ: Qua thực tế giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học, tôi thấy: Việc giúp các em có lý tưởng sống đẹp, lối sống, phẩm chất đạo đức đúng mực để các em trở thành những người công dân có ích trong xã hội là một yêu cầu, một biện pháp vô cùng quan trọng. Các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thì rất nhiều, trong phạm vi sáng kiến , tôi chỉ đi sâu vào 6 biện pháp cơ bản sau đây: Biện pháp 1: Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên bộ môn trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Biện pháp 2: Nâng cao vai trò và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Biện pháp 3: Giáo dục đạo đức thông qua các môn học. Biện pháp 4: Khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Biện pháp 5: Giáo dục đạo đức cho học sinh qua tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Biện pháp 6: Phối hợp với các lực lượng xã hội, cha mẹ học sinh trong quản lí và giáo dục đạo đức cho học sinh. Sau đây là các biện pháp mà tôi đã tiến hành: Biên pháp 1: Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên bộ môn trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong những năm học qua, ban Giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện giáo dục như xây dựng tốt cơ sở vật chất, tài chính, quỹ thời gian, chỉ đạo thực hiện các kế hoạch giáo dục đạo đức. Ban Giám hiệu nhà trường phối hợp thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm và cô tổng phụ trách kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức: kiểm tra thường xuyên, đột xuất, trực tiếp hay gián tiếp để giúp học sinh hiểu rõ hơn về những hoạt động của mình, khẳng định được mình, từ đó hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu chung của xã hội. pháp thích hợp với từng khí chất đểviệc giáo dục đạo đức đem lại hiệu quả nhất. Tinh thần tự học, sáng tạo của người thầy là yếu tố hàng đầu đem lại hiệu quả nhất trong giáo dục. Để giáo dục học sinh có hiệu quả thì giáo viên chủ nhiệm phải hiểu sâu sắc về các em, từ đó mới có thể đặt ra được những tác động sư phạm thích hợp. Đúng như K.Đ Usinki đã nói rằng: “Muon giáo dục con người thì phải hiểu con người về mọi mặt””. Do đó tôi đã làm công việc đầu tiên là tìm hiểu học sinh lớp mình phụ trách. Để tìm hiểu học sinh, tôi tiến hành với các biện pháp như sau: - Nghiên cứu lý lịch học sinh (hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp của bố, mẹ, anh chị em, số con trong gia đình, thu nhập của gia đình, tình trạng sức khỏe ................) - Nghiên cứu hồ sơ của học sinh như: Sổ nhật kí, các bản tự kiểm điểm, các sản phẩm do chính học sinh làm ra....... - Trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, xu hướng, sở thích, thái độ trong quan hệ với tập thể lớp (thờ ơ hay hăng hái, nhanh nhẹn tháo vát hay chậm chạp). - Trao đổi với giáo viên dạy của năm học trước để nắm được tình hình chung của lớp cũng như tình hình học tập và rèn luyện của từng học sinh. - Trao đổi với các lượng giáo dục khác nếu như cần: Ban giám hiệu, Tổng phụ trách đội, Ban đại diện cha mẹ học sinh........ - Trao đổi với cha mẹ học sinh để có thêm những thông tin về đối tượng mình định nghiên cứu. Một trong những điều cần thiết mà giáo viên nào cũng cần có đó là thông tin hai chiều với cha mẹ học sinh. Bởi vây, ngay từ đầu năm học, tôi đã phát cho học sinh mẫu giấy sau để các em mang về cho bố mẹ điền thông tin vào: THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên học sinh:...................................................................................... Ngày tháng năm sinh:.................................................................................. Dân tộc: ...................................................................................................... Họ và tên bố: ............................................................................................... Số điện thoại:............................................................................................... Họ và tên mẹ: .............................................................................................. Số điện thoại: .............................................................................................. Địa chỉ gia đình: ......................................................................................... Chữ kí của bố Chữ kí của mẹ gặp phụ huynh học sinh để trao đổi, cùng nhau tìm biện pháp giáo dục học sinh. Bản thân tôi luôn chủ động thông báo tới phụ huynh học sinh các thông tin về mọi mặt của nhà trường và hoạt động của học sinh một cách thường xuyên, kịp thời và định kì và ngược lại, phụ huynh học sinh cũng cung cấp các thông tin, nhận xét về con em mình- Tôi luôn luôn đảm bảo thông tin hai chiều giữa giáo viên và phụ huynh, giữa nhà trường và phụ huynh: + Thông báo định kì: Gửi trong buổi họp phụ huynh cuối kì I và cuối năm học. Mẫu thông báo: KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN CỦA HỌC SINH Học kì: ............Năm học: ...................... Họ và tên học sinh:.........................................................................Lớp 3D Điểm các môn học Năng lực Phẩm chất Ngoại ngữ Tiếng Việt Toán Tin học Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm + Thông báo đột xuât: Gửi khi có sự kiện hay vấn đề đột xuất cần trao đổi cho gia đình biết để phối hợp giải quyết như khi học sinh có thành tích học tập xuất sắc nổi bật hay khi có các vi phạm kỉ luật như không hoàn thành nhiệm vụ học tập, vi phạm nội quy trường lớp. + Thông báo thường xuyên: Thông qua việc theo dõi thi đua hàng tuần trong tổ, tôi giao cho tổ trưởng sẽ quản lí sổ thi đua của từng em theo mẫu sau: THI ĐUA NĂM HỌC 2022 - 2023 Họ tên học sinh:..............................................................................Lớp 3D Mỗi tuần, trong tiết sinh hoạt, học sinh bình bầu trong tổ xem mỗi bạn sẽ được dán hoa gì vào tờ thi đua của mình. Màu hoa do giáo viên chủ nhiệm quy định: Hoa màu đỏ: Học sinh không vi phạm nội quy, ý thức tốt. Hoa màu xanh: Vi phạm nội quy từ 1 đến 2 lần. Hoa màu vàng: Vi phạm nội quy nhiều lần, bị nhắc nhở nhưng vẫn chưa sửa. Sau khi học sinh trong tổ nhận xét, mỗi học sinh sẽ tự dán hoa dưới sự giám sát của tổ trưởng và cô giáo. Sau đó, học sinh sẽ mang về cho bố mẹ xem và kí vào. Tổng kết tháng: Dựa vào số lượng màu hoa nào nhiều thì tháng đó học sinh sẽ được dán hoa đó. Như vậy, tôi vừa thực hiện được việc cho học sinh tham gia nhận xét, góp ý cho bạn, vừa thuận tiện cho phụ huynh theo dõi được con mình. Ngoài các giờ học trên lớp, tôi luôn gần gũi các em, trò chuyện với các em để nắm bắt được tâm tư tình cảm của các em. Tôi cùng các cô giáo bộ môn thường xuyên tổ chức cho các em tham gia các trò chơi dân gian trong các giờ ra chơi và các buổi sinh hoạt ngoại khóa như chơi ô ăn quan, nhảy dây, đập niêu đất, rồng rắn lên mây, kéo co,... (Minh chứng biện pháp 2 ) Khẩu hiệu: “Môi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo”, sức lan tỏa tấm gương sáng của thầy cô giáo đã có tác động ăn sâu vào đời sống của học sinh; làm chuyển biến cả trái tim, tình cảm của các em. “Một hành động gương mâu là bài thuyết giáo hay”. Ở lứa tuổi của học sinh Tiểu học, các em thường hay bắt chước, nhất là bắt chước cô giáo của mình. Là giáo viên chủ nhiệm gắn bó với rất nhiều thế hệ học sinh, tôi luôn coi trọng sự gương mẫu của bản thân trong mọi hành động, lời nói và việc làm. Sự gương mẫu của tôi thể hiện ở tác phong đi đứng nghiêm trang, mẫu mực trong lớp học hay ngay cả ngoài giờ học; mẫu mực trong truyền đạt kiến thức, trình bày bài giảng.. ..bởi lẽ các em sẽ học được những đức tính tốt qua những mẩu chuyện trong các bài Đạo đức, những bài văn, truyện kể ở môn Tiếng Việt và các môn học khác. Các em sẽ học được lòng yêu thương, sự đồng cảm chia sẻ nỗi đau của đồng bào bị thiên tai lũ lụt. Các em sẽ học được tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Đó là những bài học quý báu mang ý nghĩa sâu sắc để các em tự hoàn thiện mình. Biên pháp 3: Giáo dục đạo đức thông qua các môn học. Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học đã được lồng ghép trong các môn học được quy định từ lớp 1 đến lớp 5. Thực tế qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_giao_duc_dao_duc_c.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 3.pdf