Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh Lớp 3 qua công tác chủ nhiệm

docx 15 trang sangkienlop3 09/03/2024 3260
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh Lớp 3 qua công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh Lớp 3 qua công tác chủ nhiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh Lớp 3 qua công tác chủ nhiệm
 I. PHẦN MỞ ĐẦU.
 1. Lý do chọn đề tài:
 Như chúng ta đã biết, song song với việc dạy học văn hoá theo hướng hiện đại, 
tăng cường tính chủ động sáng tạo và phát triển phẩm chất năng lực của học sinh thì 
việc đoi mới giáo dục nhân cách học sinh theo hướng đó cũng được đặt ra cấp thiết. Bởi 
sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có 
đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Nhận thức được tầm quan trọng của việc 
giáo dục toàn diện học sinh ban giám hiệu nhà trường luôn đề cao vai trò của người giáo 
viên làm chủ nhiệm lớp.
 Vì bên cạnh việc truyền đạt kiến thức cho học sinh thì mỗi giáo viên chủ nhiệm 
có một trọng trách cao cả là: “Dạy các em làm người”. Tôi nhận thấy rằng: giáo viên 
chủ nhiệm là người cha, người mẹ, người thầy, là người anh, người chị, ... và cũng có 
những lúc cần là người bạn... Như vậy có nghĩa là cùng một lúc giáo viên chủ nhiệm có 
nhiều “vai diễn” và vai nào cũng đòi hỏi phải hoàn thành xuất sắc... Hơn nữa trong công 
tác chủ nhiệm đòi hỏi người giáo viên phải thực sự tâm huyết yêu nghề, yêu người và 
có tình người coi học trò như người thân yêu của mình.
 Học sinh tiểu học như một tờ giấy trắng dễ vẽ nên một bức tranh đẹp nhưng cũng 
dễ bị vấy bẩn. Chính vì thế, là một giáo viên dạy tiểu học công việc không đơn giản chút 
nào. Chúng ta không đơn thuần chỉ là dạy học, truyền đạt kiến thức từ sách vở đến học 
sinh mà chúng ta phải giáo dục, uốn nắn đạo đức, rèn cho các em từng hành vi đạo đức 
đơn giản nhất, để từ đó giúp các em hình thành một nhân cách, phẩm chất tốt đẹp.
 Là một giáo viên chủ nhiệm lớp 3 tôi rất mong muốn học trò của mình là những 
con ngoan, trò giỏi, tài đức vẹn toàn để sau này lớn lên các em tự tin, năng động, bản 
lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Chính vì vậy mà 
ngay từ đầu năm học, vừa nhận xong lớp, tôi đã bắt tay ngay vào việc xây dựng kế hoạch 
chủ nhiệm, một công việc hết sức quan trọng và cần tiết. Đầu tiên, để có kế hoạch chủ 
nhiệm tốt, phù hợp với đặc thù của lớp, tôi đã tìm hiểu trên nhiều lĩnh vực như tìm hiểu 
kinh nhgiệm từ đồng nghiệp, tìm hiểu từ gia đình học sinh và từ các tài liệu liên quan để 
mong sao có một năm học thành công với vai trò giáo viên chủ nhiệm của mình. Do đó 
tôi quyết định chọn đề tài: “Nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh lớp 3 qua 
công tác chủ nhiệm” làm nội dung nghiên cứu
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài.
 a. Mục tiêu đề tài:
 Giúp học sinh lớp 3 nâng cao phẩm chất, năng lực qua công tác chủ nhiệm. Qua 
đó giáo dục giúp các em hoàn thiện nhân cách để trở thành con ngoan, trò giỏi.'
 b. Nhiệm vụ của đề tài:
 Đề tài: “Nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh lớp 3 qua công tác chủ 
nhiệm” tập trung chủ yếu vào một số nhiệm vụ sau:
 - Nghiên cứu các loại tài liệu về phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, lượng và đánh giá được. Dạy học để biết cách làm việc và giải quyết vấn đề.
 Đặc điểm về nội dung dạy học: Nội dung được lựa chọn nhằm đạt được các mục 
tiêu năng lực đầu ra. Chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng vào thực tiễn. Nội dung 
chương trình dạy học có tính mở tạo điều kiện để người dạy và người học dễ cập nhật 
tri thức mới.
 Đặc điểm về phương pháp tổ chức:
 Người dạy chủ yếu đóng vai trò là người tổ chức, cố vấn, hỗ trợ người học chiếm 
lĩnh tri thức; chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề.
 Đẩy mạnh tổ chức dưới dạng các hoạt động, người học chủ động tham gia các 
hoạt động nhằm tìm tòi khám phá, tiếp nhận tri thức mới.
 Giáo án được thiết kế có sự phân hóa theo trình độ và năng lực của người học
 Người học có nhiều cơ hội được bày tỏ ý kiến, quan điểm và tham gia phản biện.
 Đặc điểm về không gian dạy học: Không gian dạy học có tính linh hoạt, tạo không 
khí cởi mở, thân thiện trong lớp học. Lớp học có thể tron phòng hoặc ở ngoài trời, trong 
công viên, bảo tàng... nhằm dễ dàng tổ chức các hoạt động nhóm
 Đặc điểm về đánh giá: Tiêu chí đánh giá dựa vào kết quả “đầu ra”, quan tâm tới 
sự tiến bộ của người học. Chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. 
Ngoài ra 1 đặc điểm quan trọng trong đánh gia đó là: người học được tham gia vào quá 
trình đánh giá, nâng cao năng lực phản biện, một phẩm chất quan trọng của con người 
thời kỳ hiện đại.
 Đặc điểm về sản phẩm giáo dục:
 Tri thức người học có được là khả năng áp dụng vào thực tiễn. Phát huy khá năng 
tự tìm tòi, khám phá vừ ứng dụng nên người học không bị phụ thuộc vào học liệu
 Người học trở thành những con người tự tin năng động và có năng lực.
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
 1.1. Thuận lợi
 Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi là đơn vị đóng trên địa bàn trung tâm thị trấn 
Krông Năng, trường luôn được các cấp chính quyền cũng như ban giám hiệu nhà trường, 
cha mẹ học sinh quan tâm nên cơ sở vật chất trong lớp cũng như cảnh quan luôn được 
đầu tư, mua sắm đầy đủ. Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên 
và học sinh thực hiện tốt công tác dạy và học.
 Đội ngũ giáo viên khỏe, trẻ và rất nhiệt tình trong công tác, luôn chú trọng đến 
chất lượng giáo dục học sinh từ đạo đức đến kiến thức văn hóa. Giáo viên luôn tìm tòi, 
học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, ứng dụng công nghệ thông tin 
trong dạy học để đáp ứng yêu cầu đoi mới hiện nay của ngành giáo dục.
 Đa số gia đình học sinh trong lớp đều là con em có hoàn cảnh khá giả, nên được 
trang bị đầy đủ sách vở và các thiết bị phụ vụ học tập tốt hơn. Bố mẹ luôn quan tâm con 
cái, thường xuyên trao đổi và kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để có sự giáo dục con em 
ở ngoài trường học một cách chu đáo và an toàn.
 2. Khó khăn
 Ớ lớp 3 các em còn nhỏ, ý thức chủ định phát triển chưa bền vững, tâm sinh lý 
thường bị tác động của các yếu tố bên ngoài nên nhiều khi còn lơ là chểnh mảng đến Hai là: Đoàn kết, yêu thương, biết chia sẻ cùng bạn.
 Ba là : Nhanh nhẹn hoạt bát, xử lí nhanh, kịp thời những hoạt động của lớp.
 Bốn là: Có ngôn ngữ giao tiếp thuyết phục.
 Cách tiến hành: Tôi tổ chức buổi sinh hoạt lớp cuối tuần. Sau khi nêu tiêu chí trên 
bảng lớp, tôi tiến hành cho các em thảo luận, ứng cử, đề cử. Sau đó tôi phân tích bổ sung 
để những em được giới thiệu nhưng không được chọn (có thể do các bạn đề cử theo cảm 
tính,...). Cuối cùng chốt danh sách hội đồng gồm: Chủ tịch hội đồng, phó chủ tịch hội 
đồng và các thành viên.
 (Hội đồng tự quản lớp 3E)
 * Bước 2: Phân công nhiệm vụ ban tự quản lớp:
 Để giúp ban tự quản lớp hiểu biết về nhiệm vụ của mình và có những chỉ đạo cho 
lớp hoạt động hiệu quả thì trước hết tôi to chức tập huấn cho các em về chức năng nhiệm 
vụ của ban tự quản. Nội dung tập huấn bao gồm những nhiệm vụ của ban tự quản (Nhiệm 
vụ của Chủ tịch hội đồng tự quản, Phó Chủ tịch hội đồng tự quản phụ trách học tập, Phó 
Chủ tịch hội đồng tự quản phụ trách văn thể mỹ, các tổ trưởng).
 Ngoài việc hướng dẫn các em thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thì tôi còn 
chia sẻ với các em về những cư xử văn hóa, lịch sự của người cán bộ lớp để các thành 
viên trong lớp vừa nghe lời vừa yêu mến. Cán bộ lớp phải là tấm gương cho các bạn học 
tập, là cầu nối của các mối quan hệ trong lớp, là nơi xây dựng mối đoàn kết nội bộ....
 Sau khi các em hiểu được nhiệm vụ của mình thì tôi tiến hành phân công nhiệm 
vụ cho từng em. Và yêu cầu ban tự quản bắt tay vào việc, từng bước thay giáo viên chủ 
nhiệm quản lý lớp học một cách khoa học, tiến bộ và đoàn kết. Khi khen ngợi tôi luôn chú ý.
 + Khen phải có chừng mực không nên tập chung vào một học sinh vì làm như thế 
trẻ chỉ quen với những lời khen, do vậy khi có thiếu sót trẻ khó tiếp thu sự uốn nắn.
 + Khen ngợi phải đúng, kịp thời: Mức độ cố gắng của học sinh đến đâu thì khen 
các em đến đó tránh khen ngợi tràn lan, chung chung. Đặc biệt đối với trẻ nhút nhát cần 
khuyến khích những tiến bộ dù là rất nhỏ. Khen phải chỉ rõ khen cái gì ? tại sao được 
khen?.
 + Các hình thức khen phải đa dạng: Nụ cười, cử chỉ, lời khuyến khích, một sự tin 
cậy, hoặc bằng hiện vật như: vở, bút, tay,...
 VD: Khi thấy trò mải nói chuyện riêng tôi đã đến gần và đưa ra câu hỏi đơn giản, 
dễ hiểu phù hợp với nội dung bài học. Nếu em đó đưa ra câu trả lời chưa đúng hết tôi sẽ 
nhận xét em: Câu trả lời của con gần đúng rồi, nhưng nếu con chú ý vào bài học thì cô 
chắc chắn con sẽ có câu trả lời tuyệt vời hơn đấy.
 * Bước 4: Xây dựng phong trào “Nói lời hay làm việc tốt”.
 Trước đây việc dạy cho các em nói lời hay làm việc tốt được to chức dạy ở môn 
Đạo đức. Nội dung bài học được chia thành 2 phần: phần nghe kể chuyện và phần thực 
hành. Đối với học sinh tiểu học, việc dạy học theo hướng phát triển pham chất năng lực 
là tương đối khó. Chứ chưa nói đến rèn kĩ năng sống hay nâng cao kĩ năng sống. Do đó, 
xây dựng các phong trào thi đua là một hình tức tổ chức khá hiệu quả trong việc nâng 
cao kĩ năng sống cho các em, trong đó xây dựng phong trào “Nói lời hay làm việc tốt” 
là một ví dụ. Để thực hiện được phong trào này, tôi đã tiến hành thực hiện theo các bước 
sau:
 Đầu tiên tôi tạo tình huống bất ngờ để giúp học sinh nhận thức vấn đề lời nói. Ví 
dụ khi vào lớp, tôi nghiêm nét mặt, gọi một học sinh lên hỏi về chuẩn bị bị đồ dùng học 
tập. Thế là học sinh im lặng, sợ sệt, trả lời nhỏ.
 Sau khi hỏi xong tôi mới nhẹ nhàng xuống lớp và nêu câu hỏi: “Cô nói như vậy 
các con có thích không?” (không ạ); “các con thích cô nói nhẹ nhàng không?” (có ạ).
 Bắt đầu từ đó tôi mới giải thích cho các em việc đặt lời nói khi giao tiếp các con 
phải nói với thái độ vui vẻ, giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thì người nghe mới hiểu và thích 
thái độ của các con. Cứ như vậy vào mỗi buổi học tôi thường nhắc lại vấn đề lời nói khi 
giao tiếp để các em hoàn thiện từng bước trong giao tiếp.
 Sau đó tôi lựa chọn một số nội dung, tình huống để tạo lời nói hay khi giao tiếp.
 Ớ trường hợp này này tôi thường lồng ghép vào trong mỗi bài học để học sinh tự 
vận dụng ngôn ngữ đã học. Bước này chỉ thực hiện sau khi tôi thực hiện bước 1 thành 
công, các em biết sử dụng những ngôn ngữ văn minh, nhẹ nhàng để giao tiếp như: bạn 
làm ơn., bạn vui lòng;, bạn ơi mình cho mình hỏi,. ”mình xin lỗi bạn”,. Cụ thể ở một số 
bàn học thích hợp tôi tạo tình huống và cho các em đóng vai để thể hiện lời nói của 
mình. Để tạo sợi dây liên kết với phụ huynh học sinh thì có nhiều cách thức khác nhau. 
Với thời đại công nghệ thông tin hiện nay thì hầu hết các bậc phụ huynh đều sử dụng 
thiết bị điện thoại thông minh tôi có thể thành lập nhóm zalo riêng cho lớp học để tiện 
trao đoi hoặc thông báo về tình hình học tập của các em học sinh. Ngoài ra để kiểm tra 
mức độ thực hiện những hành vi và thói quen tốt có được các em áp dụng và thực hiện 
thường xuyên tại nhà không thì tôi có thể lập một bảng thi đua cho các em thực hiện tại 
nhà được giao cho phụ huynh đánh giá như sau :
 NHỮNG BÔNG HOA CHĂM CHỈ
 Họ và tên :.....................................................................
 Lớp : ......................................................................................
 Đánh giá PHHS
 STT Những việc cần thực hiện
 Đạt Chưa đạt
 1. Biết chào hỏi người lớn tuổi một cách lễ phép
 2. Chăm chỉ làm việc nhà giúp đỡ ông bà cha mẹ những 
 công việc nhà.
 3. Tự tin và mạnh dạn trong giao tiếp.
 4. Không xem quá nhiều và chơi các trò chơi điện tử không 
 lành mạnh.
 5. Trang phục đầu tóc gọn gàng, biết giữ vệ sinh thân thể.
 6. Kính trên và biết nhường nhịn em nhỏ.
 7. Trung thực,biết nhận lỗi và sữa lỗi khi làm sai.
 Phụ huynh ký và ghi rõ họ tên
 Sau mỗi một tuần học tức là cuối một tuần học giáo viên sẽ thu lại các phiếu để 
đánh giá quá trình thực hiện của các em ở nhà. Còn vấn đề tồn tại sẽ được trao đoi với 
phụ huynh cùng tìm ra cách giải quyết. Từ đó phát huy và tuyên dương những học sinh 
thực hiện tốt và uốn nắn điều chỉnh các hành vi của học sinh .
 c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
 Nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh lớp 3 qua công tác chủ nhiệm là một 
phương pháp giáo dục tuy không phải là mới nhưng rất khó triển khai vì nhiều lý do 
khách quan khác nhau. Để tổ chức giáo dục học sinh nâng cao phẩm chất, năng lực nghĩa 
là học sinh tham gia một cách tự giác, vui vẻ và thân thiện để phát triển phẩm chất năng 
lực của mỗi em thì đòi hỏi phải có sự đồng thuận cao của người giáo viên với Ban giám 
hiện nhà trường và các tổ chức trong trường cùng với cha mẹ học sinh, nếu không có sự 
phối hợp chặt chẽ này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh. 
Còn nếu tổ chức một cách máy móc, rập khuôn thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến các vấn đề 
các trong quá trình giáo dục. Điều này có thể khẳng định việc tổ chức Nâng cao phẩm 
chất, năng lực cho học sinh lớp 3 qua công tác chủ nhiệm luôn là mối quan hệ chặt chẽ 
với các phương pháp dạy học khác. Người giáo viên phải linh động và sáng tạo thì công 
việc mới thực hiện đúng ý đồ. Mục tiêu bài dạy mới đạt được.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_pham_chat_nang_luc_cho_hoc_si.docx