Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp giúp học sinh Lớp 3 tăng cường kỹ năng vẽ tranh trong phần mềm Paint

doc 22 trang sangkienlop3 18/02/2024 4210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp giúp học sinh Lớp 3 tăng cường kỹ năng vẽ tranh trong phần mềm Paint", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp giúp học sinh Lớp 3 tăng cường kỹ năng vẽ tranh trong phần mềm Paint

Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp giúp học sinh Lớp 3 tăng cường kỹ năng vẽ tranh trong phần mềm Paint
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG Trang
PHẤN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Phạm vi nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
PHẦN 2: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI- CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 3
1. Các khái niệm cơ bản 3
1.1 Phần mềm máy tính 3
1.2 Phần mềm Paint 3
2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 3
2.1 Cơ sở lí luận 3
2.2 Cơ sở thực tiễn 4
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
Một vài nét về việc dạy vẽ tranh trong phần mềm Paint cho học sinh lớp 3. 5
1. Cơ sở vật chất 5
2. Đặc điểm chương trình môn Tin học lớp 3 chủ đề “Em tập vẽ” như sau: 5
3.Thực trạng dạy vẽ tranh trong phần mềm Paint cho học sinh lớp 3 6
CHƯƠNG 3. NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 TĂNG 
 8
CƯỠNG KÝ NĂNG VẼ TRANH TRONG PHẦN MỀM PAINT
3.1 Biện pháp 1. Chuẩn bị giáo án dạy học vẽ qua phần mềm Paint 8
3.2 Biện pháp 2. Rèn luyện học sinh sử dụng chuột máy tính thành thạo 10
3.3 Biện pháp 3: Củng cố lại các công cụ vẽ trong phần mềm Paint và cung 
 11
cấp kiến thức mới vềkỹ thuật vẽ trong Paint
3.4 Biện pháp 4. Rèn luyện học sinh phương pháp quan sát 13
3.5 Biện pháp 5. Cung cấp cho học sinh một số kỹ thuật vẽ tranh nhanh 
 14
trên phần mềm Paint.
3.6 Biện pháp 6: Rèn luyện học sinh tô màu hoàn thiện tranh vẽ và lưu tệp 
 14
hình vẽ một cách khoa học.
 Những kết quả đạt được khi dạy vẽ trong phần mềm Paint cho học sinh lớp 3 16
PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 18
 0/35 2
dạy Tin học, tôi luôn quan tâm, chú ý tới việc: làm thế nào để các em có thể vẽ 
tốt hơn, thể hiện tốt hơn ý tưởng của mình khi vẽ tranh trong phần mềm Paint. 
 Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Những biện pháp giúp học 
sinh lớp 3 tăng cường kỹ năng vẽ tranh trong phần mềm Paint”.
2. Mục đích nghiên cứu:
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của chuyên đề.
 - Đề ra một số biện pháp tăng cường kỹ năng vẽ tranh trong phần mềm 
Paint cho học sinh lớp 3 khi học Tin học trong bậc tiểu học.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 - Môn Tin học lớp 3, chủ đề “Em học vẽ”. 
 - Học sinh khối lớp 3 trường Tiểu học nơi tôi công tác, giảng dạy.
4. Phạm vi nghiên cứu:
 - Thời gian 1 năm: 2020 - 2021
5. Phương pháp nghiên cứu:
 Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp 
chủ yếu sau:
 - Phương pháp điều tra:
 + Điều tra, khảo sát tình hình thực tế học sinh khối 3 trong trường tôi về 
khả năng thực hành Tin học, khả năng vẽ tranh trên phần mềm Paint.
 + Điều tra kết quả học tập của học sinh ở những năm học trước và phân 
thành nhóm các đối tượng học sinh theo các lớp. 
 - Phương pháp quan sát: Thông qua các giờ học Tin học để thấy được 
những mặt còn hạn chế của các em và có hướng bồi dưỡng phù hợp.
 - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Đọc và nghiên cứu tài liệu sau đó quan 
sát thực tế hoạt động học và thực hành của học sinh để điều chỉnh cho phù hợp.
 - Phương pháp đối thoại: Thông qua các buổi trực tiếp trò chuyện, tọa 
đàm cùng các em ở mỗi nhóm, giáo viên biết được các em học sinh còn hạn chế 
ở những điểm nào, thấy được những suy nghĩ tâm tư tình cảm, nguyện vọng 
cũng như những vướng mắc khó khăn trong học tập hay với công việc được 
giao Tìm ra những giải pháp hữu hiệu tích cực để cùng các em có hướng tháo 
gỡ kịp thời. Định hướng cho các em cách học tập và rèn luyện khoa học đem lại 
chất lượng cao. Qua đó người giáo viên có thêm kinh nghiệm để dạy vẽ cho học 
sinh trên phần mềm Paint.
 - Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, thống kê, xử lý các số 
liệu thu thập được. Thu thập tài liệu, đọc sách và các tài liệu tham khảo.
 - Phương pháp đối chiếu so sánh: Đối chiếu kết quả cũ với kết quả mới 
sau khi đã tiến hành nghiên cứu. 4
 • Biết vạch kế hoạch hành động và lôi cuốn, tổ chức mọi người cùng tham 
 gia thực hiện kế hoạch đề ra;
 • Có xu thế mời chào mọi người dùng sản phẩm, kết quả lao động do mình làm ra;
 • Quan tâm đến những vấn đề bức thiết của xã hội.
 • Tin học là môn học mang tính khoa học và cộng nghệ, tốc độ phát triển và 
 thay đổi rất nhanh. Căn cứ vào đặc trưng của Tin học, dạy học Tin học 
 cần coi trọng thực hành và phát triển kĩ năng, đặc biệt là đối với học sinh 
 ở các bậc, cấp học dưới mà điển hình là học sinh tiểu học.
 • Môn Tin học góp phần chuẩn bị cho thế hệ trẻ Việt Nam về mặt kiến thức 
 và kĩ năng, về năng lực trí tuệ, về chính trị tư tưởng và phẩm chất để họ 
 dần thích ứng được với xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ của khoa 
 học kĩ thuật, với kỉ nguyên thông tin và xã hội tự động hoá.
2.2 Cơ sở thực tiễn:
 Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam đã 
đưa Tin học và sử dụng máy tính điện tử vào nhà trường theo 2 hướng:
 • Một là sử dụng máy tính điện tử như một công cụ dạy học.
 • Hai là đưa Tin học vào dạy học.
 Đối với Môn Tin học, đặc biệt ở lớp 3, yêu cầu học tập vẽ là yêu cầu cần 
thiết, nội dung dạy vẽ có ở một phần của nội dung chương trình Tin học của lớp 
3 trong chủ đề “Em tập vẽ”. 
 Đối tượng học sinh lớp 3 là những học sinh còn nhỏ tuổi, độ tập trung chú ý 
chưa cao, các em đã được học vẽ trong môn Mĩ thuật và học vẽ trong phần mềm 
Paint ở lớp 3 và lớp 4. Đây là một yêu cầu mà đối với đại đa số học sinh của lớp 
3 là khó khăn, bởi bản thân việc vẽ tranh cũng đòi hỏi có năng khiếu nhất định.
 Để nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học trong trường tiểu học, đáp 
ứng nhu cầu ngày càng cao trong việc cảm thụ cái đẹp, thể hiện cái đẹp thông 
qua học tập vẽ trong phần mềm Paint. Căn cứ vào số lượng học sinh từng lớp 3 
trong nhà trường: Toàn khối 3, trong đó mỗi lớp từ 50 đến 55 học sinh.
 Căn cứ vào tình hình thực tế cơ sở vật chất của nhà trường: Phòng Vi tính 
của nhà trường với số lượng từ 22 - 25 máy tính, đáp ứng cho học sinh thực 
hành theo nhóm nhỏ.
 Xuất phát từ các yêu cầu trên, yêu cầu thực hiện chương trình và sách giáo 
khoa Tin học mới, cuốn Hướng dẫn học Tin học 3 và yêu cầu đổi mới phương 
pháp dạy học, trong bài viết này, tôi xin mạnh dạn trình bày với các bạn đồng 
nghiệp:
“Những biện pháp giúp học sinh lớp 3 tăng cường kỹ năng vẽ tranh trong phần mềm Paint ” 6
 •Về kĩ năng:
 - Yêu cầu học sinh có kỹ năng sử dụng các công cụ cơ bản của Paint.
 - Rèn luyện khả năng phân tích hình mẫu, đề xuất quy trình và lựa chọn công cụ 
hợp lí để vẽ tranh theo mẫu được dễ dàng, nhanh chóng và chính xác cao.
 - Bước đầu có kĩ năng về xử lí hình vẽ bằng phần mềm đồ họa.
3.Thực trạng dạy vẽ tranh trong phần mềm Paint cho học sinh lớp 3
 Thứ nhất: Hoạt động học vẽ là một trong những hoạt động chủ đạo của Tin 
học tiểu học, nhưng thời gian dành cho mỗi tiết học còn hạn chế, như đã trình 
bày trên.
 Thứ hai: Trong một tiết học bài lí thuyết, giáo viên vừa truyền đạt các bước 
thực hiện, vừa làm mẫu cho học sinh và các em được thực hành theo mẫu và là 
hoạt động nhóm nên đối với mỗi học sinh thì thời gian các em được làm là rất ít. 
Cũng như vậy, giờ thực hành phần em học vẽ, do học nhóm 2, 3 em một nhóm, 
học sinh cũng chưa được làm nhiều nên việc vẽ của các em tỏ ra còn rất lúng 
túng, khó hoàn thành một bài vẽ tranh trên máy theo mẫu cho trước cũng như 
vẽ tranh theo đề tài. Lúc này, bên cạnh việc người giáo viên phải khéo léo lựa 
chọn bài vẽ mẫu điển hình gợi hứng thú yêu thích vẽ tranh sao cho phù hợp thời 
gian của giờ học thì giáo viên cũng cần hướng dẫn cho học sinh những kĩ thuật 
vẽ tranh trong máy tính như: cần vẽ kín hình, nên sử dụng chủ yếu công cụ vẽ 
tự do để tranh vẽ được mềm mại, có tính gợi hình cao
 Thứ ba: Có em do sử dụng chuột máy tính chưa thành thạo ở thao tác kéo thả 
chuột nên khi vẽ tranh trên máy tính, đường nét còn gãy khúc làm cho tranh vẽ 
đôi khi không thể tô được màu theo ý muốn.
 Thứ tư: Đa số học sinh chưa sử dụng các bước của một bài vẽ một cách rõ 
ràng làm cho các hình vẽ thiếu cân đối.
 Thứ năm: Màu sắc trong tranh các em vẽ chủ yếu sử dụng hộp màu mặc 
định của phần mềm Paint, nên tranh vẽ chưa sinh động, chưa hấp dẫn. Màu sắc 
là một phần quan trọng nhất của một bài vẽ. Bức tranh có khỏe khoắn, sinh động 
hay buồn tẻ thì cần biết thể hiện màu sắc đậm, nhạt trên tranh. Cách pha màu 
đậm nhạt trong phần mềm Paint không được sách giáo khoa hướng dẫn cụ thể 
mà đòi hỏi giáo viên sáng tạo giới thiệu khi cần thiết cho học sinh. 
 Căn cứ vào thực trạng như vậy tôi đã thực hiện công tác điều tra, khảo sát 
khối lớp 3 thông qua giờ dạy lí thuyết, dạy thực hành, thông qua kiểm tra bài cũ.
 Khi tổng hợp kết quả thu được: 8
 CHƯƠNG 3
 NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 TĂNG CƯỜNG
 KỸ NĂNG VẼ TRANH TRONG PHẦN MỀM PAINT
 Để học sinh lớp 3 có thể vẽ tranh trên máy tính và cho sản phẩm là những 
hình theo mẫu được giống mẫu điều quan trọng là các em vẽ tương đối nhanh thì 
giáo viên phải đầu tư công sức và thời gian. Trong bài viết này tôi xin mạnh dạn 
nêu lên một số biện pháp mà cá nhân tôi đã thực hiện trong quá trình dạy vẽ cho 
học sinh lớp 3 ở trường tôi nhằm giúp các em học sinh lớp 3 tăng cường kỹ năng 
vẽ tranh trong phần mềm Paint, cụ thể như sau:
3.1 Biện pháp 1: Chuẩn bị giáo án dạy học vẽ qua phần mềm Paint
 Để có được giờ dạy vẽ cho học sinh đạt được yêu cầu đề ra và có hiệu quả 
cao, người giáo viên cần đầu tư công sức và thời gian trong khâu soạn giáo án 
dạy học vẽ. Trong đó, chúng ta cần thay đổi quan niệm về soạn bài, đó là:
• Những dự kiến của giáo viên phải tập trung vào các hoạt động của học sinh.
Ví dụ: 
Khi dạy học bài 2: Vẽ hình từ hình mẫu có sẵn. Chọn độ dày, màu nét vẽ. Ở 
hoạt động thực hành, bài tập 2 (trang 43): Vẽ hình theo mẫu sau rồi trao đổi với 
bạn cách vẽ chiếc đèn ông sao với nét vẽ dày hơn.
 Giáo viên dự kiến được học sinh sẽ phân tích các hình mẫu được kết hợp bởi 
các hình có sẵn trong bảng Shapes: Ô tô gồm phàn thân có hình chữ nhật, bánh 
xe có hình tròn, cabin được vẽ từ các đoạn thẳng.
 Khi thực hành trên lớp, giáo viên cũng hướng dẫn học sinh quan sát các hình 
mẫu này để học sinh nêu rõ đặc điểm mỗi hình mẫu làm cho đề bài trở nên dễ 
dàng hơn và phù hợp hoạt động thực hành của toàn lớp. 
• Giáo viên phải suy nghĩ về những khả năng diễn biến các hoạt động đề ra 
 cho học sinh, dự kiến những giải pháp điều chỉnh.
• Bài học được xây dựng từ những đóng góp của học sinh thông qua những 
 hoạt động do giáo viên tổ chức. 10
 3.1.2 Xác định mục tiêu bài dạy 
 Một là rèn luyện cho học sinh kĩ năng vẽ hình dựa trên cơ sở nội dung kiến 
thức lí thuyết trong bài và của tiết trước thông qua việc tìm chọn bài tập thực 
hành vẽ phù hợp với trình độ tiếp thu của đại đa số học sinh của lớp học.
 Hai là thông qua phương pháp và nội dung của bài học, rèn luyện cho học 
sinh thói quen làm việc khoa học, học tập tích cực, chủ động và sáng tạo, 
phương pháp tư duy và các thao tác tư duy cần thiết.
 Ba là thông qua phương pháp và nội dung của bài học, rèn luyện cho học sinh 
thói quen làm việc khoa học, học tập tích cực, chủ động và sáng tạo, phương 
pháp tư duy và các thao tác tư duy cần thiết.
 Tuy nhiên, cần nhớ rằng, tùy theo yêu cầu cụ thể của từng bài trong phần 
“Em tập vẽ” của Tin học lớp 3 mà nêu lên yêu cầu trọng tâm.
 Nói tóm lại, tùy theo yêu cầu cụ thể của từng tiết học mà ta đưa ra yêu cầu 
nào trọng tâm, yêu cầu nào chủ yếu và mức độ cụ thể của từng yêu cầu.
 3.2 Biện pháp 2: Rèn luyện học sinh sử dụng chuột máy tính thành thạo 
 Trên thực tế, sử dụng chuột máy tính được dạy khi học sinh mới bắt đầu làm 
quen với máy tính ở lớp 3. Có 5 thao tác với chuột máy tính đó là: Nháy chuột, 
nháy phải chuột, nháy đúp chuột, di chuyển chuột và kéo thả chuột. Việc sử 
dụng thành thạo các thao tác với chuột máy tính có lợi rất nhiều trong việc hoàn 
thành một bức tranh theo mẫu hoặc theo đề tài. 
Ví dụ: 
 Để vẽ được thì bước đầu ta phải chọn công cụ vẽ, vậy phải thành thạo thao 
tác nháy chuột. Để vẽ ra hình, phải thành thạo thao tác kéo thả chuột. Để tô màu 
cho tranh, phải thành thạo thao tác di chuyển chuột, nháy chuột vào ô màu Color 1 rồi 
chọn màu vẽ, nháy chuột vào ô màu Color 2 rồi nháy vào ô màu để chọn màu nền... 
 Tôi nhận thấy việc rèn luyện cho học sinh sử dụng chuột máy tính thành thạo 
là rất cần thiết, rất có lợi cho việc nâng cao chất lượng vẽ tranh của học sinh. Tôi 
đã tìm kiếm và bổ sung một số phần mềm cài đặt trong máy tính của nhà trường 
một số trò chơi bổ ích cho việc tập luyện sử dụng chuột máy tính như: Ngoài 
phần mềm trò chơi luyện tập sử dụng chuột theo yêu cầu của chương trình học, 
phần mềm trò chơi nông trại vui vẻ, trò chơi trang phục đến trường, phần mềm 
trò chơi Việt game của School net, trò chơi bút chì thông minh... 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nhung_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_ta.doc