Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết đúng, đẹp cho học sinh Lớp 3

doc 33 trang sangkienlop3 29/11/2023 3030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết đúng, đẹp cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết đúng, đẹp cho học sinh Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết đúng, đẹp cho học sinh Lớp 3
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH XUÂN – HÀ NỘI
 TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN TRUNG
 -----------------------------------------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN CHỮ VIẾT ĐÚNG, VIẾT ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 3
 MÔN: TIẾNG VIỆT
 Tác giả : Nguyễn Thị Quynh
 Chức vụ : Giáo viên Tiểu học 
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung
 (Tài liệu kèm theo đĩa CD)
 NĂM HỌC 2011 - 2012 cuộc sống và ghi truyền lại cho đời sau những di sản văn hóa, khoa học  có giá trị. 
Trong nhà trường đọc, viết nói chung hay đọc đúng, đọc hay, viết đúng và viết đẹp nói 
riêng là cơ sở tốt để học sinh tiếp thu kiến thức ở các môn học khác. Vì vậy ngay từ 
lớp 3 học sinh phải được hình thành 4 kĩ năng cơ bản của môn Tiếng Việt là: nghe, 
nói, đọc, viết. Đồng thời rèn chữ viết cho học sinh cũng chính là rèn luyện những 
phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tính kỉ luật và khiếu thẩm mĩ cho các em.
 Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói:” Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết 
người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho 
học sinh tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy 
và bạn mình”. Chữ viết và dạy viết được cả xã hội quan tâm. Nhiều thế hệ thầy cô giáo 
đã trăn trở, góp công, góp sức để cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp 
dạy học chữ viết để ngày một nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh. Tuy vậy 
nhiều học sinh vẫn viết sai, viết xấu, viết chậm điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới các 
môn học khác. Chính vì vậy mà việc rèn chữ viết đúng, viết đẹp cho các em học sinh 
ngay từ lớp đầu cấp là việc làm vô cùng quan trọng.
1.2. Lý do chủ quan:
 Thực tế hiện nay các em học sinh Tiểu học có nhiều em chưa viết đẹp, chưa viết 
đúng mẫu, sự liên kết giữa các nét chữ hoặc liên kết giữa các chữ cái chưa chuẩn, tốc 
độ viết còn chậm, cách rê bút, lia tay chưa đúng, thiếu khoa học, các em chưa cẩn thận 
khi viết dẫn đến kết quả học tập không cao. Ảnh hưởng đến nhiều nhất là kết quả môn 
tập viết, luyện chữ, chính tả, tập làm văn  Nếu ở lớp 3 các em rèn luyện chữ viết 
không tích cực thường viết sai, viết xấu thì các em học lên lớp trên chữ viết đã quen 
tay rất khó sửa và để sửa được cho đúng, cho đẹp sẽ phải mất rất nhiều thời gian và 
công sức của thầy cô cũng như của chính các em. Có những em vừa tập viết đã mỏi, đã 
chán không hứng thú, kiên trì trong khi tập viết. Có hiện tượng đó nên chất lượng chữ 
viết của các em không cao. Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học giúp học 
sinh hứng thú học tập, ham muốn viết chữ đẹp, viết chữ đúng, tự trọng, cẩn thận khi 
viết là một việc làm vô cùng quan trọng.
 Lúc sinh thời Bác kính yêu đã dạy:
 “ Vì lợi ích mười năm trồng cây
 Vì lợi ích trăm năm trồng người”
 2 • Viết bản thảo
 • Viết bản chính văn
 ➢ Nghiên cứu thực tiễn
 • Điều tra bằng bài kiểm tra
 • Phỏng vấn
 • Quan sát thực tế tình hình học tập viết của học sinh
 • Dự giờ, ghi chép tổng hợp
 • Thực nghiệm
 • Ghi chép kết quả thực nghiệm
 ➢ Nhóm phương pháp nghiên cứu bổ trợ
 • Bảng, biểu đồ
 • Thống kê toán học
3.3. Đối tượng khảo sát:
 Với mục đích nghiên cứu của Sáng kiến kinh nghiệm tôi tiến hành khảo sát chữ 
viết của các em học sinh lớp 3A6 tại trường Tiểu học Thanh Xuân Trung nơi tôi đang 
công tác. Từ đó tôi đi sâu nghiên cứu thực trạng tình hình học tập môn tập viết và môn 
chính tả của các em và tìm những ưu điểm, nhược điểm của cách viết, từng con chữ, 
tiếng, từ của các em. Trên cơ sở đó tôi suy nghĩ tìm biện pháp khắc phục cả về phương 
pháp giảng dạy của giáo viên và giáo dục ý thức học tập của học sinh nhằm nâng cao 
chất lượng chữ viết cho các em ngay trong từng tiết học. Để mong muốn cuối cùng là 
các em viết đúng, viết đẹp.
4. Nhiệm vụ, phạm vi và thời gian thực hiện:
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
 ▪ Phân tích, xác định cơ sở khoa học của việc rèn chữ viết cho các em học sinh 
 tiểu học nhất là các em học sinh lớp 3.
 ▪ Đánh giá thực trạng dạy và học môn tập viết lớp 3 ở trường nơi tôi đang công 
 tác.
 ▪ Tìm ra nguyên nhân dẫn đến học sinh viết chữ xấu, chưa đúng mẫu và sai chính 
 tả.
 ▪ Đề xuất, lí giải và thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chữ viết 
 cho học sinh.
 4 B. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1. Cơ sở lí luận:
 Dạy viết là dạy một kĩ năng mới đối với trẻ em nên giáo viên cần đặc biệt quan 
tâm đến việc xây dựng cho trẻ những nề nếp tốt. Để đảm bảo chất lượng chữ viết cho 
học sinh, giáo viên cần phải nắm vững những cơ sở khoa học của dạy học viết chữ.
 Học viết là một quá trình phức tạp. Mỗi chữ viết đối với các em là một sự cố 
gắng lớn. Muốn viết được các chữ các em phải vận dụng trí óc quan sát, sự chú ý của 
mình để phân tích các đường nét cấu tạo thành chữ cái, cách nối các con chữ trong một 
tiếng hay một từ, cách sắp xếp các từ trong câu. Ở đây việc học đọc và học viết gắn 
liền với nhau. Một học sinh đọc kém thì khó có thể viết đúng và nhanh được.
 Vì chữ viết là một kí hiệu như kiểu một hình vẽ nên khi viết các em phải phối 
hợp tay và mắt để ghi lại trên mặt phẳng kí hiệu bằng một công cụ, viết những đường 
nét đã thu nhận qua mắt mình. Do đó, muốn dạy viết tốt cần nghiên cứu lần lượt những 
đặc thù của mỗi bộ phận cơ thể có liên quan đến hoạt động viết của trẻ.
 Viết là một hoạt động đặc biệt, phải vận động rèn luyện trong thời gian dài mới 
thành kĩ sảo được. Để có thói quen viết chữ nhẹ nhàng thoải mái, trước hết học sinh 
cần biết kĩ thuật cầm bút. Động tác cầm bút đúng tạo điều kiện cho các em vận động 
viết thoải mái, dễ dàng. Cầm bút phải thật tự nhiên, nếu cầm chặt quá sẽ khó vận động, 
còn nếu lỏng quá sẽ không điều khiển được bút.
 Đặc biệt trẻ em ban đầu chưa có khả năng phân hóa các vận động nên nếu một 
bộ phận bị tác động thì các bộ phận khác cũng bị kéo theo một cách không cần thiết. 
Hiện tượng khi mới tập viết các em đập chân tay, uốn miệng theo động tác tay cũng có 
thể giải thích được từ góc độ này. Trong quá trình tri giác hình thành nét chữ, các em 
phải ghi nhớ đầy đủ các đường nét thì mới tái hiện lại nó một cách chính xác. Ở đây 
yếu tố tinh thần cũng đóng một vai trò quan trọng. Nếu trẻ viết trong tư thế thoải mái 
tâm trạng phấn khởi thì dễ có một kết quả tốt. Ngược lại nếu trẻ có buồn phiền thì chữ 
viết cũng bị ảnh hưởng. Sự phân tích trên cho thấy, rõ ràng trong quá trình học viết ở 
trẻcó sự phối họp chặt chẽ giữa tâm lý, sinh lý. Hướng dẫn trẻ em học viết giáo viên 
cần có những hiểu biết về sinh lý, tâm lý của trẻ làm cơ sở thì việc dạy viết mới có kết 
quả cao.
 6 1.2. Cơ sở thực tiễn:
 Là một giáo viên dạy lớp 3, tôi nhận thấy khả năng tiếp thu kiến thức của các 
em còn nhiều hạn chế. Có những em tiếp thu được bài, đọc thông, viết thạo, viết đúng 
nhưng bên cạnh đó có nhiều em học sinh chữ viết còn xấu, sai nhiều lỗi chính tả, lại 
chưa đúng mẫu chữ, cỡ chữ. Thậm chí có những em còn chưa xác định được ô li. Có 
những em do tính cẩu thả, viết ngoáy đã thành thói quen xấu khi viết, nên kết quả chữ 
viết không cao. 
 Việc tập viết có quan hệ đồng thời đến nhiều bộ phận trong cơ thể học sinh như 
tay, mắt, cột sống có thể để lại các di chứng như: mắt cận thị do nhìn quá sát xuống 
vở, cột sống bị vẹo do ngồi viết không đúng tư thế. Vì vậy trong việc rèn chữ viết 
đúng, viết đẹp cho học sinh cần chú ý đảm bảo sức khỏe cho các em trong quá trình 
dạy học.
 Tâm lý các em học sinh Tiểu học rất hiếu động, hay bắt chước. Các em luôn coi 
hành vi và việc làm của giáo viên là đúng, là thần tượng. Các em vâng lời thầy cô, 
nghe thầy, làm theo thầy hơn là nghe bố mẹ. Nếu lớp học nào giáo viên viết mẫu 
chuẩn, viết chữ đẹp, nhiệt tình trong dạy tập viết cho học sinh thì 80% học sinh lớp đó 
viết đẹp giống thầy. Còn ngược lại nếu thầy viết chữ xấu, không chú trọng môn tập 
viết cho các em thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chữ viết của các em. Do vậy muốn rèn 
chữ viết đúng viết đẹp cho học sinh lớp 3 thì cơ bản chữ viết của thầy phải đẹp, thẳng 
dòng, đều nét, có nét thanh, nét đậm để học sinh coi đó là chuẩn mực, là đẹp để bắt 
chước và thi đua với các bạn.
 Hiện nay xã hội ngày một phát triển. Công tác Giáo dục Đào tạo được cả xã hội 
quan tâm các cuộc thi “Vở sạch chữ đẹp” cấp trường, cấp quận, cấp Thành phố được 
tổ chức thường xuyên hàng năm ở các khối lớp. Chính vì vậy việc rèn học sinh viết 
đúng, viết đẹp chính là giáo dục các em giữ vở sạch chữ đẹp thi đua với bạn.
2. Thực trạng vấn đề chữ viết của học sinh lớp 3
2.1. Đặc điểm chung về tình hình nhà trường:
 Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung là một ngôi trường khang trang sạch đẹp. 
Với đội ngũ giáo viên trẻ đầy nhiệt tình tâm huyết và sự lãnh đạo khéo léo, thông minh 
của Ban giám hiệu Trường cùng với hơn 800 học sinh thân yêu. Khối lớp 3 lại là khối 
lớp rất vinh dự được là lớp học sinh đầu tiên mà nhà trường đón nhận khi trường vừa 
thành lập. Bởi vậy rèn nét chữ luyện nết người cho học sinh lớp 3 là một việc làm đầy 
 8 Sau thời gian đầu giảng dạy lớp mình, qua theo dõi tôi nhận thấy chữ viết của 
các em còn rất xấu, sai, nhầm lẫn giữa các âm, vần  Tôi tiến hành tìm nguyên nhân 
của vấn đề.
 Bằng kinh nghiệm của nghề nghiệp và qua điều tra thực tế tôi đã rút ra được 
nguyên nhân chủ yếu sau: 
 - Ở tuổi này các em vẫn còn mải chơi, mải đùa nghịch và hiếu động nên chưa ý 
thức cao trong học tập. 
 - Sự tập trung chưa liền mạch.
 - Nguyên nhân nữa là do tính cẩu thả không chú ý trong khi giáo viên hướng 
dẫn viết. 
 - Có những em chậm tiếp thu cần phải có thời gian để rèn luyện. 
 - Một số em tự ti dẫn đến việc tập viết kém, chậm chạp không theo kịp các bạn. 
 - Một số em còn chưa nhận biết được ô li và tên gọi các đường kẻ dẫn đến viết 
không đúng độ cao chưa rộng của các con chữ, các chữ viết không đều, nét thấp nét 
cao, chữ to chữ bé 
 - Có những em chưa nắm vững được kĩ năng viết chữ.
 - Về phía giáo viên đã nhiệt tình trong giảng dạy xong việc giảng dạy còn phụ 
thuộc vào giáo án chưa đổi mới phương pháp dạy học.
 Khi đã nghiên cứu thực trạng việc viết chữ đúng, đẹp của lớp và nguyên nhân 
dẫn đến tình trạng viết chữ chưa đúng, chưa đẹp của các em tôi bắt tay vào nghiên cứu 
tìm giải pháp thực hiện.
3. Những giải pháp được đề ra.
3.1. Mục đích yêu cầu
 - Qua từng tiết học giáo viên cần truyền đạt để học sinh từng bước nắm chắc và 
thực hiện tốt các kĩ năng tập viết.
 - Giúp HS viết đúng, viết đều, viết đẹp ở tất các môn học:
3.2. Nội dung các cách tiến hành:
 Sau khi tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân tôi đã tiến hành một số biện pháp 
sau:
 a. Kỹ thuật viết và cách trình bày
 * Cách cầm bút:
 10 định hướng. Quy trình viết đúng được thực hiện lần lượt bởi các thao tác mà hành trình 
ngòi bút đi qua các tọa độ các chữ. 
 Xác định điểm đặt bút và điểm dừng bút :
 Điểm đặt bút: là điểm bắt đầu khi viết 1 nét trong một chữ cái .Điểm đặt bút có 
thể nằm trên đường kẻ ngang , hoặc không nằm trên đường kẻ ngang .
 Điểm dừng bút :là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái .Điểm dừng bút 
có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ : 
 + Viết liền mạch:là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng 
trước tới điểm bắt đầu của nét chữ tiếp theo sau .
 Thao tác viết liền mạch giữa điểm kết thúc của nét khuyết trên với điểm bắt đầu 
của nét vòng ở trên trong chữ cái b.
 + Kĩ thuật “lia bút “ :Giáo viên cần giúp học sinh nắm được kĩ thuật lia bút . Để 
đảm bảo tốc độ viết trong quá trình viết một chữ cái hay nối các chữ cái với nhau, nét 
bút được thể hiện liên tục nhưng dụng cụ viết ( đầu ngòi bút, phấn) không chạm vào 
mặt phẳng viết (giấy, bảng ) thao tác đưa bút lên trên không gọi là lia bút.
 + Kĩ thuật “rê bút”: Đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét 
chữ vừa viết .Ở đây xảy ra trường hợp dụng cụ viết (đầu ngòi bút, phấn ) chạy nhẹ 
từ điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau.
 * Kĩ thuật viết nối các chữ cái:
 Khi viết một chữ cái (ghi vần ,ghi tiếng ) gồm từ 2 chữ cái nối lại với nhau, để 
đảm bảo tốc độ viết, người ta không thểviết rời từng chữ cái, mà phải di chuyển dụng 
cụ viết đưa nét bút liên tục theo kĩ thuật viết liền mạch. Viết xong chữ cái đứng trước, 
viết tiếp chữ cái đứng sau (không nhấc bút khi viết).
 Trường hợp viết nối thuận lợi: Đây là trường hợp các chữ cái đứng trước và sau 
đều có nét liên kết (gọi là liên kết 2 đầu). Khi viết,cần hướng dẫn các em chỉ cần đưa 
nét bút từ điểm dừng bút của chữ cái đứng trước nối sang điểm đặt bút của chữ cá cái 
đứng sau một cách thuận lợi theo hướng dịch chuyển của nét bút từ trái sang phải. 
 Trường hợp viết nối không thuận lợi: Trong việc viết chữ ghi âm tiếng Việt còn 
có nhiều trường hợp viết không thuận lợi. Đó là những trường hợp nối các chữ cái mà 
ở vị trí liên kết không thể viết các nét nối từ cuối chữ cái đứng trước với điểm bắt đầu 
của chữ cái đứng sau.
 12

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_chu_viet_dung_dep_cho_hoc_sinh_lop.doc