Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm Lớp 3
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHĨA HƯNG TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ NGHĨA LỢI BÁO CÁO SÁNG KIẾN RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ĐỐI VỚI HỌC SINH LỚP 3. Lĩnh vực (mã)/cấp học: Chủ nhiệm (14)/ TH Tên tác giả : HOÀNG THỊ TRẦM Trình độ chuyên môn : Cao đẳng sư phạm Chức vụ : Giáo viên Nơi công tác : Trường Tiểu học xã Nghĩa Lợi Huyện Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định Nghĩa Lợi, tháng 6 năm 2020 1 RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ĐỐI VỚI HỌC SINH LỚP 3. I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: Đất nước ta đang tích cực tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, cùng với việc đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt chú trọng phát triển sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo. Giáo dục - Đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước. Như vậy giáo dục có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội mà nòng cốt, yếu tố quan trọng của sự phát triển ấy là nguồn nhân lực. “Muốn tiến hành công nghiệp hoá -hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững” (Nghị quyết TW2 khoá VIII). Một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục - đào tạo hiện nay là hình thành và phát triển nhân cách học sinh toàn diện theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Để tạo ra những con người có tài năng phẩm chất là trách nhiệm to lớn của hệ thống giáo dục nói chung và nhà trường phổ thông nói riêng. Muốn có một nền giáo dục tiên tiến phải có một cơ sở vững chắc, cơ sở này chính là hệ thống giáo dục tiểu học. Không có một hệ thống giáo dục tiểu học vững chắc, không thể có một hệ thống giáo dục quốc dân lành mạnh. Muốn có một hệ thống quốc dân lành mạnh thì phải chú ý tới việc rèn luyện đạo đức, nhân cách học sinh tiểu học bởi vì bậc tiểu học có vị trí trọng yếu là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học có nhiệm vụ hình thành ở học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cho mục tiêu giáo dục tiểu học. Vì vậy đội ngũ giáo viên tiểu học là một bộ phận rất quan trọng. Khác với các bậc học khác, công tác chủ nhiệm lớp là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu được của mỗi người giáo viên tiểu học. Bởi vì mỗi người giáo viên đảm nhiệm một lớp vừa làm công 3 giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường.Vì thế, ngày nay trên thế giới rất nhiều trường tiểu học áp dụng phương pháp học trung tính là phương pháp học tập thông qua các giao tiếp tích cực với những người khác. Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống đó là: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Trong bài viết Trẻ em Việt Nam còn “quá yếu” và “quá thiếu” kỹ năng của tác giả Lê Thị Thanh Yến: “Trẻ em Việt Nam được biết đến là thông minh, học giỏi. Tuy nhiên xét với một bộ phận không nhỏ trẻ em hiện nay, ngoài điểm số cao về kiến thức thì các kỹ năng về cuộc sống xung quanh của các em hầu như không có. Có những em đến độ tuổi đi học, mà ngay những hoạt động thường nhật như tự mặc quần áo, buộc dây giày chuẩn bị đồ dùng học tập, nấu đồ ăn sángvẫn chưa tự làm được. Bên cạnh đó, nếu xét thêm những kỹ năng liên quan đến sinh tồn, giao tiếp, ứng xử, đạo đức, dường như trẻ em Việt Nam còn phải chạy dài theo sau bạn bè cùng trang lứa ở nhiều nước khác. Một điển hình về lỗi trong ứng xử, đạo đức của trẻ em thời nay là “khôn nhà, dại chợ”. Ở nhà quen được bố mẹ nâng niu chiều chuộng, trẻ động tí là cãi lại ngay. Tuy nhiên, khi ra ngoài, trẻ bị bắt nạt, hiếp đáp thì chưa biết cách ứng phó thế nào cho tốt và an toàn mà thường im lặng chịu đựng. Thêm vào đó, nhiều trẻ được bố mẹ nuông chiều thái quá dẫn đến đi ra ngoài luôn đặt mình cao hơn người khác, chưa biết cách nói năng, ứng xử trên dưới cho phù hợp, rất dễ bị thiệt thòi khi sống tập thể và khó hòa nhập với xã hội. Liên quan đến kỹ 5 cuộc sống của chính mình. Không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân, kĩ năng sống còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người. Ở trường, giáo viên chủ nhiệm cũng phải chịu những áp lực về chất lượng học tập, chất lượng rèn luyện đạo đức cho học sinh bởi vì hiện nay dân số gia tăng, sĩ số học sinh của một lớp ngày một tăng, kiến thức chương trình đa dạng và phong phú. Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh còn hạn chế nhiều. Bên cạnh khó khăn đó, nhà trường cũng có những thuận lợi nhất định. Đây là trường học dạy 2 buổi/ ngày nên có thời gian nhiều hơn. Cơ sở vật chất đầy đủ, tiện nghi, rộng rãi. Bản thân là giáo viên có nhiều năm làm công tác chủ nhiệm. 2 . Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Ngay từ đầu năm học, khi nhận công tác chủ nhiệm lớp tôi đã đề ra những biện pháp sau: 1. Tuyên truyền và nâng cao nhận thức đến cha mẹ học sinh về nội dung phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó có nội dung “Rèn kĩ năng sống”. - Nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh, cha mẹ học sinh, tạo thuận lợi cho công tác chủ nhiệm. Trong buổi họp cha mẹ học sinh của lớp đầu năm học, tôi đã nêu rõ tầm quan trọng và sự cần thiết về rèn kĩ năng sống cho học sinh hiện nay. Tôi trực tiếp trao đổi nắm bắt tình hình của các đối tượng cần quan tâm với cha mẹ học sinh để hiểu thêm về trẻ. Để tiện việc trao đổi thông tin giữa giáo viên và cha mẹ học sinh, tôi đã đề nghị cha mẹ học sinh cung cấp số điện thoại bàn và di động của bố mẹ để lập thành danh bạ điện thoại của lớp treo tại phòng học, cung cấp số điện thoại giáo viên chủ nhiệm, cho cha mẹ học sinh để họ tiện liên hệ trao đổi khi cần thiết. Từ đó tôi có cơ sở để xây dựng kế hoạch chủ nhiệm cho năm học. 7 hiện ạy và học theo mô hình trường học mới Vnen. Ngay từ đầu năm học tôi đã cho các em xây dựng hộp thư “ Điều em muốn nói”, “Hộp thư bè bạn” để các em có cơ hội bày tỏ những thắc mắc, băn khoăn của mình cùng thầy cô giáo, bạn bè. Từ đó giáo viên chủ nhiệm cùng phối hợp với cha mẹ học sinh, với Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ với các em để hình thành các em kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ. Bên cạnh đó giáo viên cũng cần trao đổi thường xuyên với phụ huynh để nắm bắt kĩ năng tự phục vụ của các em ở nhà. Từ những việc nhỏ như mắc màn trước khi đi ngủ, gấp chăn màn gọn gàng vào buổi sáng, tắm rửa và thay quần áo mỗi ngày, phụ mẹ nấu ăn hằng ngày hay vui chơi giải trí giảm căng thẳng từ đó để nhắc nhở các em. 3. Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động tập thể Để giúp học sinh có kĩ năng thể hiện sự tự tin, và cảm thấy mình đủ nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ, vào những dịpTết, các ngày lễ lớn trong năm như Ngày Nhà giáo Việt Nam, Tết trung thu, Tết cổ truyền, ngày 8 tháng 3, ngày giải phóng đất nước, tổng kết năm học,.Tôi hướng dẫn và phân công nhiệm vụ cụ thể, phù hợp cho mỗi em một việc tổ chức chương trình văn nghệ hoặc kể 9 Học sinh biểu diễn văn nghệ trong ngày tết trung thu Trong tiết sinh hoạt lớp tôi cũng không quên dành 3- 5 phút để giáo dục trẻ về đạo đức : tình nhân ái, tình bạn, lòng thương người, thái độ đối xử với ông bà cha mẹ, thầy cô, cách đối xử với bạn bè, em út ... thông qua những câu chuyện, qua giải thích thành ngữ, tục ngữ, xử lí tình huống để các em rèn luyện thêm các kĩ năng khác. Tôi kêu gọi học sinh trong lớp ủng hộ giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp dưới nhiều hình thức : giúp bạn cùng học, hỗ trợ quần áo, sách vở, bút mựcNhững phần quà ý nghĩa đó tôi tổ chức cho các em tặng bạn trong tiết sinh hoạt lớp kèm theo những lời động viên xuất phát từ tình bạn. Tôi nhận thấy việc làm đó của lớp thực sự làm những học sinh này cảm động và các em đã có những biểu hiện tốt sau khi nhận những món quà này.Trong cách giao tiếp hàng ngày của học sinh, tôi luôn chú ý quan sát cách các em trò chuyện, giao tiếp, đối xử với nhau để uốn nắn kịp thời. Đối với những học sinh cá biệt, tôi thường gặp gỡ trao đổi với các em để biết thêm về những mong muốn, những khó khăn, hoặc những điều các em chưa hiểu . Khi có hiện tượng mất đoàn kết, hành vi không đúng mực xảy ra giữa các nhóm đối 11 5. Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, các hoạt động vui chơi. Trường học thân thiện thì lớp học cũng là nhà vì thế hằng tuần tôi luôn phân công nhiệm vụ, thời gian cụ thể việc thực hiện vệ sinh lớp, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của lớp cho các tổ. Cứ 2 tuần, vào buổi học cuối tuần, tôi tổ chức cho cả lớp lao động tổng dọn vệ sinh lớp học, sắp xếp đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp.Hằng ngày có tổ trực để theo dõi việc thực hiện giữ vệ sinh trong lớp, việc xử lí rác, tiết kiệm điện nước, đi tiêu, tiểu đúng nơi quy định và việc giữ vệ sinh cá nhân của mỗi học sinh. Như vậy vừa nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh trường lớp vừa rèn kĩ năng bảo vệ sức khoẻ cho bản thân cho cộng đồng.Trong giờ sinh hoạt lớp cuối tuần tôi đều tổng hợp, đánh giá cụ thể. Mỗi hành vi sai không chịu chỉnh sửa theo góp ý của bạn, của giáo viên tôi đều để học sinh tự phân tích tác hại, thái độ đối với trường với lớp của trẻ một cách tự giác để giúp trẻ tự nhìn thấy trách nhiệm của mình mà sửa chữa. Nhờ vậy mà lớp học của tôi vệ sinh luôn đảm bảo tốt, lớp học sạch sẽ , học sinh có thói quen tốt trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp, thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc bồn hoa, khu vực được phân công chăm sóc ... đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau trong học tập và các phong trào của nhà trường. Tôi còn trang bị cho lớp phương tiện để học sinh vui chơi các trò chơi dân gian trong giờ ra chơi như: mèo đuổi chuôt , banh đũa, ô ăn quan, cờ vuaThỉnh thoảng tôi cũng là một thành viên tham gia nhiệt tình cùng với các em. 13 Nghĩa Lợi, ngày 20 tháng 6 năm 2020 Người thực hiện Hoàng Thị Trầm CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (ghi rõ nhận xét, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng có đạt được mức cơ sở hay không, tính mới của sáng kiến là gì?) .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... (Ký tên, đóng dấu)
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_thong_qu.doc