Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh Lớp 3 trong môn Luyện từ và câu

docx 17 trang sangkienlop3 06/12/2023 2080
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh Lớp 3 trong môn Luyện từ và câu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh Lớp 3 trong môn Luyện từ và câu

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh Lớp 3 trong môn Luyện từ và câu
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 RÈN KỸ NĂNG NHẬN BIẾT BIỆN PHÁP SO SÁNH 
 CHO HỌC SINH LỚP 3 TRONG MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 PHẦN I. ĐẶT VẾ ĐỀ
Một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục đào tạo hiện nay là hìnhthành và 
phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện. Do đó Tiếng Việt là môn 
học có vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần tích cực vào rèn kĩ năng giao tiếp, góp 
phần bồi dưỡng tâm hồn, hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho người 
học sinh. Môn TiếngViệt giúp cho học sinh 4 kĩ năng “nghe, nói, đọc, viết”. Các 
bộ phận cấu thành của môn Tiếng Việt trong trường tiểu học bao gồm: Tập đọc, 
Chính tả, Luyện từ và câu, Tập viết, Tập làm văn... Vấn đề đặt ra làngười giáo viên 
dạy Luyện từ và câu như thế nào để nâng cao chất lượng, đáp ứng được khả năng 
tiếp thu bài của học sinh? Cách thức tổ chức, tiến hành tiết dạy Luyệntừ và câu ra 
sao để đạt hiệu quả như mong muốn.
Trong thực tế những năm đã từng đứng trên bục giảng, tôi nhận thấy khả năng tư 
duy của học sinh còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản, trực quan nên việc cảm 
thụ nghệ thuật tu từ so sánh còn hạn chế, phần lớn học sinh chỉ mới biết một cách 
cụ thể nghĩa của từ nên khi tiếp thu về nghệ thuật so sánh tu từ rất khó khăn. Vì 
vậy đòi hỏi người giáo viên cần hướng dẫn một cách tỉ mỉ, thực tế. Điều đó khiến 
tôi luôn trăn trở, suy nghĩ: Làm thế nào? Bằng cách nào để khơi gợi ở học
sinh hứng thú, say mê học tập môn Luyện từ và câu. Vì thế đây là vấn đề tôi băn
khoăn, trăn trở, khiến tôi tiến hành nghiên cứu tìm ra biện pháp “Rèn kỹ năng
nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu”
PHẦN II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Thực trạng chất lượng dạy học
a. Ưu điểm
Tiếng Việt vừa là môn học chính vừa là công cụ giúp học sinh tiếp thu các môn 
học khác, là bước khởi động, là cánh cửa để dẫn dắt người học khai thác những giá 
trị của câu, từ. Đồng thời còn giúp học sinh có thể hình thành và phát triển các kĩ 
năng giao tiếp trong môi trường hoạt động của các em. Đó là kĩ năng nghe, nói, 
đọc, viết. Ngôn ngữ gắn liền với tư duy nên thông qua việc dạy và học tiếng Việt, 
góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.Góp phần giúp học sinh củng cố lý 
thuyết về cách dùng từ so sánh, từ đó học sinh biết phân biệt, biết cách so sánh 
hình ảnh trong thơ văn.Giúp học sinh tiếp cận kịp thời với sách giáo khoa đồng 
thời giúp giáo viên có được các phương pháp rèn luyện học sinh kỹ năng sử dụng 
biện pháp so sánh ở lớp 3.Góp phần giúp học sinh lóp 3 học tốt hơn nữa phân môn 
Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt. Học sinh có hứng thú học tập phân môn -Bên cạnh đó học sinh còn chưa xác định rõ được động cơ học tập, lười học, các
em ở lứa tuối này chưa có được vốn từ ngữ dồi dào, dùng từ thiếu chính xác...Điều
này ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt cũng như các môn
học khác, hạn chế khả năng giao tiếp, làm cho các em mất tự tin, trở nên rụt rè,nhút 
nhát
- Một bộ phận học sinh lười học, đọc cho nên làm bài tập còn nhiều hạn chế về
câu, từ, nghĩa của từ...;
- Ít chú trọng đến môn học;
- Ngại học Luyện từ và câu, làm bài tập thực hành.
- Khả năng nhớ, hiểu và vận dụng kiến thức trong quá trình học tập của các em
còn yếu.
- Hiện nay đa số các em lười nhác học Luyện từ và câu, nhiều em chưa đọc kĩ đề
bài, chuẩn bị bài sơ sài. Thậm chí nhiều em còn chưa biết chọn từ ngữ xếp vào 
bảng phân loại theo nghĩa của chúng, không nhớ các từ dùng để so sánh hai sự vật. 
Bài làm còn sai chính tả, ngữ pháp, chưa biết chọn từ thích họp để điền vào chỗ 
chấm ...Từ việc học yếu lại không được thầy cô quan tâm, uốn nắn kịp thời, không 
có cơhội được thể hiện trước lớp dẫn đến một số em buồn chán trong việc học dẫn 
đến không hiểu, nghèo vốn từ.
Học sinh chưa có hứng thú học tập phân môn này. Đa số các em đều cho rằng 
Luyện từ và câu là môn học khó. Một số kiến thức còn trừu tượng, khó hiểu, phần 
lý thuyết cũng không có, học sinh chỉ được hiểu qua những bài tập làm mẫu của 
giáo viên rồi cảm nhận và làm các bài tập còn lại vì thế học sinh thường ngại học 
phân môn này. Chất lượng phân môn Luyện từ và câu đầu năm rất thấp, học sinh 
chưa biết làm những bài tập có ý tưởng phong phú, sáng tạo mà chỉ biết trả lời theo 
câu hỏi gợi ý.Đấy là vấn đề nan giải đòi hỏi giáo viên phải có biện pháp thích hợp 
để từng bước giảng dạy đạt kết quả
- Đứng trước thực tế đó tôi nhận thấy nhiệmvụ mỗi giáo viên chúng ta phải thường 
xuyên nghiên cứu, tìm hiểu tâm tư nguyệnvọng của từng đối tượng học sinh để vận 
dụng phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm mục đích cuối cùng là các em ngày 
càng yêu thích môn Luyện từ và câu, áp dụng làm bài tập tốt hơn, là cơ sở để học 
tốt các môn học khác.
2.Biện pháp để nâng cao chất lượngdạy học
- Qua nhiều năm học tôi tìm hiểu thấy được một số tồn tại trên, nay tôi 
đã tiến hành thực hiện biện pháp“Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh 
cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu” giúp các em làm tốt hơn các 
dạng so sánh trong phân môn luyện từ và câu như sau: các hoạt động học tập như học cá nhân, học theo cặp, học theo nhóm để tránh sự 
nhàm chán của học sinh.
 Việc tổ chức tốt các hình thức dạy học nhằm cuốn hút học sinh vào các hoạt
động học tập một cách chủ động tích cực. Giáo viên sử dụng các hình thức tổ chức 
dạy học như: học sinh thảo luận nhóm, đàm thoại với nhau hoặc hoạt động cá nhân 
về một vấn đề. Qua đó học sinh lĩnh hội kiến thức, tích cực, tự giác. Không khí học 
thoải mái khiến học sinh mạnh dạn, tự tin khi nói. Các em có khả năng diễn đạt, 
phát biểu ý kiến trước đông người một cách lưuloát, rành mạch.
 Với mỗi bài tập giáo viên có thể chép sẵn ngữ liệu hoặc đáp án ra bảng phụ 
trước khi bước vào giờ học và sử dụng bảng phụ hợp lý với tiến trình giờ học. Sau 
khi đã yêu cầu học sinh làm bài tập cá nhân hoặc theo nhóm giáo viên yêu cầu học 
sinh lên bảng chữa trực tiếp, có thể dùng giấy khổ to để ghi lại nội dung bài tập, 
nếu bảng phụ không đủ. Tương tự như bảng phụ và giấy khổ to, các bảng giấy 
hoặc thẻ từ ghi sẵn ngữ liệu cũng là những đồ dùngdạy học hiệu quả nên được sử 
dụng linh hoạt trong tiết Luyện từ và câu
 Đặc biệt ngày nay công nghệ thông tin đang phát triển chúng ta có thể áp dụng 
trong dạy kiểu bài so sánh bằng cách đưa ra các hình ảnh động hoặc tranh ảnh để 
học sinh cảm nhậnrõ sự giống và khác nhau giữa các sự vật. Từ đó các em sẽ dễ 
dàng so sánh sự vật mộtcách chính xác, chắc chắn giờ học sẽ sinh động và hiệu 
quả.
 Tuy nhiên giáo viên cầnphải biết sử dụng khéo léo hợp lý đồ dùng với từng bài 
tập, không quá lạm dụng hìn ảnh. Ngoài ra trong quá trình dạy học giáo viên có thể 
thiết kế và sử dụng phiếu bài tập nhằm thay đổi hình thức tổ chức dạy học, tạo 
hứng thú cho các em trong giờ học.Chẳng hạn có thể thiết kế phiếu bài tập cho tiết 
Luyện từ và câu.
 Trong các tiết Luyện từ và câu ta có thể sử dụng nhiều đồ dùng dạy học khác
nhau để giờ học sinh động, hấp dẫn, không tẻ nhạt. Giáo viên phải biết phối hợp sử
dụng các đồ dùng dạy học một cách linh hoạt. Có như vậy hiệu quả tiết dạy mới 
được như mong muốn. 
 Giáo viên cần nắm vững và tích cực vận dụng đổi mới phương pháp dạy học 
khi dạy Luyện từ và câu; Để học sinh tự thực hành các bài tập, làm quen khám phá 
kiến thức. Cuối bài giáo viên có thể tóm tắt (chốt kiến thức) thật ngắn gọn để học 
sinh nắm chắc bài.
Ví dụ: Bài 1 trang 24. Sau khi học sinh luyện tập tìm được các hình ảnh so sánh
trong những khổ thơ sau:
 “Mắt hiền sáng tựa vì sao
 Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời”
 (Thanh Hải)
 “Mùa đông
 Trời là cái tủ ướp lạnh” Tuần 3- Học sinh xác định được các hình ảnh so sánh trong câu thơ, văn. Nhận 
biết từ chỉ sự so sánh (ngang bằng) trong những câu đó.
 Tuần 5 - Học sinh nắm được các kiểu so sánh mới, so sánh hơn kém ... .
Tuần 7- Học sinh nắm được kiểu so sánh sự vật với con người v.v...Nắm được yêu 
cầu trên, giáo viên cần căn cứ vào đối tượng cụ thể của học sinh mình để dạy, giúp 
các em nắm kiến thức trọng tâm hoặc có thể mở rộng nâng cao thêm với học sinh 
khá giỏi. Ví dụ : Ở tuần 7 sau khi chốt kiến thức cơ bản, giáo viên có thể hỏi thêm: 
cách so sánh sự vật này với sự vật khác như vậy có tác dụng gì? (nhằm làm tăng 
thêm vẻ đẹp của sự vật được nói tới...).
 Tôi thống kê phân tích các hướng nghiên cứu biện pháp so sánh trong phân môn 
Luyện từ và câu của chương trình sách giáo khoa lớp 3 phục vụ cho việc giảng 
dạy. Kiến thức lý thuyết về so sánh tu từ được đưa vào giảng dạy trong chương 
trình lớp 3 ở phân mônLuyện từ và câu. Toàn bộ chương trình Tiếng Việt 3 - Tập I 
đã dạy về so sánh gồm 8 bài với các kiểu so sánh sau:
 -Kiểu so sánh 1: So sánh Sự vật - Sự vật.
-Kiểu so sánh 2: So sánh Sự vật - Con người.
 -Kiểu so sánh 3: So sánh Hoạt động - Hoạt động.
 -Kiểu so sánh 4: So sánh Âm thanh - Âm thanh.
Tác giả sách giáo khoa đã giúp học sinh nhận diện dạng, loại và phân biệt hiệu quả 
so sánh qua các dạng bài tập.
Tùy theo nội dung và từng đối tượng học sinh, giáo viên có thể áp dụng các biện 
pháp hoặc một biện pháp chủ đạo kết hợp với một số biện pháp bổ trợ khác, về cơ 
bản tôi thấy có một số biện pháp sau:
 Phân biệt kiểu so sánh phân môn Luyện từ và câu lớp 3:
Trong sách giáo khoa có ít bài tập sáng tạo, kiến thức còn mang tính trừu tượng
nên giáo viên cần phải sưu tầm nhiều dạng bài sáng tạo và kiến thức cụ thể nói 
theo tình huống. Vì khi giáo viên đưa lệnh bài tập cần rõ ràng để học sinh hiểu 
được mục đích yêu cầu của bài tập. Khi dạy các phân môn thuộc bộ môn Tiếng 
Việt người giáoviên cần lồng ghép giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt với 
nhau như khi dạy bài:
Tập đọc: “Hai bàn tay em” (Trang 7- Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 - Tập I)
 Trong bài này có rất nhiều hình ảnh tu từ so sánh giáo viên cần nhấn mạnh để 
gây hứng thú cho tiết tiếp theo của môn Luyện từ và câu. Để học sinh học tốt môn 
Tiếng Việt đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu, dạng bài tu từ so sánh học sinh 
cần nắm và làm theo cácyêu cầu sau
- Đọc kỹ đề bài, xác định đúng yêu cầu của bài sau đó mới làm bài. Muốnhọc sinh 
của mình có một kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh vững vàng đòi hỏingười giáo Với dạng bài tập này học sinh sẽ dễ dàng tìm sự vật so sánh với con người nhưng
các em chưa giải thích được “Vì sao?”. Chính vì thế điều đó giáo viên giúp học 
sinh tìm được đặc điểm chung của sự vật và con người, chẳng hạn: “Trẻ em” giống 
như“búp trên cành”. Vì đều là những sự vật còn tươi non đang phát triển đầy sức 
sống non tơ, chứa chan niềm hy vọng. Bà sống đã lâu, tuổi đã cao giống như “quả 
ngọt chín rồi” đều phát triển đến độ già dặn có giá trị cao, có ích lợi cho cuộc đời, 
đáng nâng niu và trân trọng.
d) Kiểu so sánh 3: So sánh Hoạt động - Hoạt động
* Ví dụ: Trong các đoạn trích sau, những hoạt động nào được so sánh với nhau:
 “Con trâu đen lông mượt
 Cái sừng nó vênh vênh
 Nó cao lớn lênh khênh
 Chân đi như đập đất”
 (Trần Đăng Khoa)
Dạng bài này giáo viên giúp học sinh nắm chắc được từ chỉ hoạt động, từ đó học
sinh sẽ tìm được các hoạt động được so sánh với nhau.
Chẳng hạn: Hoạt động “đi” so sánh với hoạt động “đập đất” qua từ “như”.
 “Cau cao, cao mãi
 Tàu vươn giữa trời
 Như tay ai vẫy
 Hứng làn mưa rơi”
 (Ngô Viết Dinh)
Dạng bài tập yêu cầu học sinh tạo lập các hình ảnh, các câu thơ sử dụng biện
pháp nghệ thuật so sánh dựa trên ngữ liệu có sẵn hoặc một phần do học sinh phải 
tự tạo lập.Hoạt động “vươn” của tàu lá cau giống hoạt động “vẫy” tay của con 
người.
 “Con mẹ đẹp sao
 Những hòn tơ nhỏ
 Chạy như lăn tròn
 Trên sân trên cỏ”
Hoạt động “chạy” so sánh với hoạt động “lăn tròn” qua từ “như”. Hoạt động
chạy của những chú gà con được miêu tả giống như hoạt động lăn tròn của những 
hòn tơ nhỏ. Đó là miêu tả bằng cách so sánh. Có thể miêu tả bằng cách so sánh như 
vậy vì chú gà con thường có lông màu vàng óng như tơ, thân hình lại tròn nên các 
chú chạy giống như những hòn tơ đang lăn.
e) Kiểu so sánh 4: So sánh Âm thanh - Âm thanh
* Ví dụ: Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, văn dưới
đây:
 “Côn Sơn suối chảy rì rầm
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
 (Nguyễn Trãi)
Với dạng bài tập này giáo viên giúp học sinh nhận biết được âm thanh thứ nhất

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_nhan_biet_bien_phap_so_san.docx