Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng nói – viết qua phân môn Tập làm văn Lớp 3

doc 10 trang sangkienlop3 20/10/2023 1790
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng nói – viết qua phân môn Tập làm văn Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng nói – viết qua phân môn Tập làm văn Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng nói – viết qua phân môn Tập làm văn Lớp 3
 MỤC LỤC
 Trang
 PHẦN MỞ ĐẦU 1 
 I.Lí do chọn đề tài. 1
 II.Mục đích và phương pháp nghiên cứu 1 
 III Giới hạn của đế tái . 1
 IV. Kế hoạch thực hiện 1
 PHẦN NỘI DUNG 1
 I.Cơ sở lí luận. 1
 II.Cơ sở thực tiễn 2
 2.1.Thuận lợi. 2
 2.2.Khó khăn. 2
 III.Các biện pháp để rèn kĩ năng nói- viết 2
 3.1.Trang bị kiến thức cho học sinh. 3
 3.2.Tìm hiểu nội dung đề bài. 3
 3.3.Hướng dẫn tìm ý. 4
 3.4.Hướng dẫn diễn đạt. 5
 IV.Hiệu quả áp dụng 5
 PHẦN KẾT LUẬN 6
 7
 I.Ý nghĩa của đề tài. 7
 II.Khả năng ứng dụng 8
 III.Những kiến nghị đề xuất. 8
 IV.Đề xuất kiến nghị 8
V . Tài liệu tham khảo 9 Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn Tiếng 
Việt. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp từ nhiều 
phân môn trong môn Tiếng Việt. Để làm được một bài văn không những học sinh phải sử 
dụng cả bốn kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết mà còn phải vận dụng các kỹ năng về Tiếng 
Việt, về cuộc sống thực tiễn.
 Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh tạo lập văn bản, góp phần dạy học sinh sử 
dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy Tập làm văn là phân môn có tính tổng 
hợp, có liên quan mật thiết đến các môn học khác.
 II.Cơ sở thực tiễn
 Trong quá trình dạy một tiết Tập làm văn, để đạt mục tiêu đề ra ngoài phương pháp 
của thầy, học sinh cần phải có vốn kiến thức ngôn ngữ về đời sống thực tế. Học tốt Tập 
làm văn sẽ giúp học sinh học tốt các môn học khác đồng thời giáo dục các em những tình 
cảm lành mạnh, trong sáng; rèn luỵên khả năng giao tiếp và góp phần đắc lực vào việc giữ 
gìn, phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt, hình thành nhân cách con người Việt Nam.
III. Thực trạng và những mâu thuẫn 
 1.Thuận lợi:
 Ở lứa tuổi học sinh lớp ba, các em rất ham tìm tòi học hỏi.
 Nội dung chương trình môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói 
riêng rất phong phú; kênh hình Sách giáo khoa được trình bày đẹp, phù hợp tâm sinh lí 
lứa tuổi các em.
 Học sinh đã nắm vững kiến thức, kĩ năng tạo lập văn bản, kể chuyện, miêu tả từ 
các lớp dưới. Đây là cơ sở giúp các em học tốt phân môn Tập làm văn lớp ba.
 2.Khó khăn:
 Tập làm văn là phân môn khó so với các phân môn khác của môn Tiếng Việt, vì vậy 
việc dạy – học ở phân môn này có những hạn chế nhất định.
 Trong việc rèn kĩ năng nói – viết cho học sinh, giáo viên có đầu tư nghiên cứu mục 
tiêu các tiết dạy để lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho phù 
hợp từng đối tượng học sinh. 
 2 Ở mỗi đề tài của loại bài Tập làm văn nói – viết, giáo viên cần cho học sinh tự xác 
định rõ yêu cầu các bài tập. Giúp học sinh tự xác định đúng yêu cầu bài tập để khi thực 
hành các em sẽ không chệch hướng, đảm bảo đúng nội dung đề tài cần luyện tập.
 2.2 Nắm vững hệ thống câu hỏi gợi ý:
 Sách giáo khoa lớp 3, bài Tập làm văn nói – viết thường có câu hỏi gợi ý, các câu 
hỏi này sắp xếp hợp lí như một dàn bài của một bài Tập làm văn; học sinh dựa vào gợi ý 
để luyện nói, sau đó viết thành một đoạn văn ngắn. Giáo viên cần cho học sinh đọc toàn 
bộ các câu gợi ý để hiểu rõ và nắm vững nội dung từng câu; từ đó giúp các em trình bày 
đoạn văn rõ ràng, mạch lạc đủ ý, đúng từ, đúng ngữ pháp. Giúp học sinh nắm vững nội 
dung từng câu hỏi gợi ý sẽ hạn chế được việc trình bày ý trùng lặp, chồng chéo, không có 
sự liên kết giữa các ý với nhau trong đoạn văn.
 2.3 Tìm hiểu các câu gợi ý:
 Trước khi học sinh thực hành bài tập luyện nói, giáo viên cần giúp các em hiểu 
nghĩa của các từ ngữ có trong câu hỏi để học sinh hiểu và trình bày đúng yêu cầu, các từ 
ngữ này có thể là các từ khó hoặc từ địa phương. Nếu là từ địa phương, giáo viên có thể 
cho học sinh sử dụng từ địa phương mình để học sinh làm bài dễ dàng hơn. 
 2.4 Chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ:
 Trong các câu gợi ý có một số câu dài hoặc ngắn gọn khiến học sinh lúng túng khi 
diễn đạt ý, do đó ý không trọn vẹn, bài văn thiếu sinh động sáng tạo. Giáo viên cần chia 
thành nhiều câu gợi ý nhỏ để giúp các em có những ý tưởng phong phú, hồn nhiên. Việc 
chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ sẽ có nhiều học sinh được rèn kĩ năng nói, giúp các em 
thêm tự tin và giáo viên dễ dàng sửa chữa sai sót cho học sinh. 
 Như vậy qua hệ thống câu hỏi, giúp học sinh bày tỏ được thái độ, tình cảm, ý kiến 
nhận xét đánh giá của mình về vấn đề nêu ra trong bài học. Song song với quá trình đó 
giáo viên cần hỏi ý kiến nhận xét của học sinh về câu trả lời của bạn để học sinh rút ra 
được những câu trả lời đúng cách ứng xử hay.Từ đó giúp học sinh mở rộng vốn từ, rèn lối 
diễn đạt mạch lạc, lôgíc, câu văn có hình ảnh có cảm xúc. Trên cơ sở đó bài luyện nói của 
các em sẽ trôi chảy, sinh động, giàu cảm xúc đồng thời hình thành cho các em cách ứng 
xử linh hoạt trong cuộc sống. 
 3. Hướng dẫn tìm ý:
 4 một câu, ví dụ: “Bác ba là người hàng xóm của em, bác ba rất tốt với em, bác ba luôn 
giúp em học bài”, giáo viên hướng dẫn học sinh lượt bớt từ hoặc dùng từ phù hợp để 
thay thế. Trong trình bày bài văn, học sinh vẫn thường dùng từ ngôn ngữ nói, giáo viên 
nên hướng dẫn học sinh thay thế bằng từ ngôn ngữ viết trong sáng hơn.
 4.2 Hướng dẫn sửa chữa đặt câu:
 Học sinh nói viết câu chưa hay chưa đủ ý, giáo viên cần hướng dẫn học sinh sửa 
chữa bổ sung ý vào cho đúng; câu dài dòng ý chưa rõ ràng mạch lạc cần cho học sinh sửa 
sai lượt bỏ ý dư ý trùng lắp. Giáo viên khuyến khích học sinh tự sửa câu văn chưa hay của 
mình bằng những câu văn hay của bạn.
 4.3 Hướng dẫn sửa chữa đoạn văn:
 Với mỗi chủ đề của bài Tập làm văn nếu học sinh trình bày đủ nội dung theo gợi ý 
đã cho thì bài văn của các em xem như hoàn chỉnh. Nhưng để có một đoạn văn mạch lạc 
rõ ràng, ý tưởng liên kết chặt chẽ nhau thu hút được người đọc; giáo viên cần giúp các em 
biết viết đoạn văn có mở và kết đoạn, biết dùng từ liên kết câu, dùng câu liên kết đoạn 
một cách hợp lí và sáng tạo. Ví dụ với gợi ý kể về trận thi đấu thể thao, từng gợi ý phần 
mở đoạn có rời rạc, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh liên kết các ý với nhau, khi kể 
không theo trình tự từng ý nhưng vẫn đảm bảo nội dung và làm cho phần mở đoạn sinh 
động lôi cuốn người đọc hơn. Hoặc hướng dẫn học sinh dùng những câu mở đầu đoạn văn 
để nói hoặc kể một cách sáng tạo. 
 Khi kể về một việc làm một hoạt động nào đó, giáo viên cần khuyến khích học 
sinh sử dụng những từ liên kết câu thể hiện trình tự diễn biến của sự việc như: “đầu tiên”; 
“kế tiếp”; “sau đó”; “cuối cùng” để đoạn văn gắn kết chặt chẽ liên tục từng ý với nhau. 
Do đặt điểm lứa tuổi và trình độ từng đối tượng học sinh không đồng đều nhau nên các 
em chưa hiểu nhiều về từ, câu liên kết trong đoạn văn viết; vì
vậy giáo viên cần hướng dẫn bằng những gợi ý giản đơn dễ hiểu, có thể cho học sinh khá 
giỏi làm mẫu để giúp các em trình bày tốt hơn đoạn văn viết của mình. Trong việc hướng 
dẫn học sinh sửa chữa bài viết, giáo viên cần đưa ra tiêu chí đánh giá cụ thể giúp học sinh 
phát hiện những đoạn văn hay. 
IV. Hiệu quả áp dụng .
 6 IV. Những kiến nghị, đề xuất:
 Phòng Giáo Dục & Đào Tạo, cụm chuyên môn thường xuyên tổ chức các chuyên 
 đề Tập làm văn theo từng chủ đề cho giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. 
 Hội đồng xét duyệt của trường An Thạnh, ngày 19 tháng 4 năm 2012
 Xếp loại : ........ Người viết
 CTHĐ
 8

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_noi_viet_qua_phan_mon_tap.doc