Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học
ĐỀ TÀI: TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC LÀM VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đồ dùng dạy học là một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học. Nó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học sinh có hứng thú trong học tập. Nhưng việc sử dụng đồ dùng dạy học đa số chỉ tập trung vào các hoạt động cung cấp kiến thức mới với những thiết bị sẵn có. Còn những tiết luyện tập thực hành thì kho thiết bị của nhà trường chưa đáp ứng đủ đồ dùng phục vụ cho những tiết học này. Vốn dĩ những tiết luyện tập thực hành cơ bản nó rất khô khan, nhưng nó là phần quan trọng trong chuỗi tiếp thu kiến thức của học sinh vì học phải đi đôi với hành. Nhưng nếu những tiết học như vậy mà chúng ta cứ tổ chức cho học sinh làm bài tập rồi sửa bài trên bảng phụ hoặc nêu miệng kết quả thì tiết học diễn ra nặng nề, học sinh học uể oải. Từ đó làm giảm hiệu quả khắc sâu kiến thức của học sinh. Có nhà giáo dục trẻ cho rằng: “ Trẻ không sợ học mà chỉ sợ những tiết học đơn điệu nhàm chán”. Chính vì thế mà tôi luôn nghĩ, phải có cách nào đó để những tiết học như vậy đỡ khô khan, học sinh được thư giãn ngay trong tiết học và cảm thấy hứng thú trong học tập. Từ những suy nghĩ trên tôi đã tìm tòi nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học và tôi rút ra được một điều: Học sinh tiểu học cảm thấy mệt mỏi và chán học khi chỉ nhìn thấy mãi một hình ảnh của giáo viên. Lúc đó học sinh mong muốn được nhìn thấy một cái gì khác ngoài giáo viên để tạo ra một cảm giác thoải mái khi có cái mới để thu nhận kiến thức, thường cái mới đó là đồ dùng dạy học. Ngoài ra, học sinh tiểu học mới từ mẫu giáo chuyển lên, các em rất thích thu nhận và thể hiện kiến thức thông qua hình thức “ Học mà chơi- chơi mà học”. Nắm bắt được điều này tôi đã tự làm đồ dùng dạy học với tên gọi trò chơi, thử dạy vào hoạt động củng cố của môn toán bài luyện tập. Tôi thấy học sinh rất hứng thú, tiết học sôi nổi, giảm bớt sự căng thẳng sau một thời gian giải Trang 1 50 35 15 5 105 0 0 0 47.6% 33.3% 14.3% 4.8% Qua bài kiểm tra trên, ta thấy học sinh vẫn nắm được bài nhưng số lượng trọn vẹn chưa cao. Như vậy, việc hứng thú trong học tập góp phần không nhỏ trong việc giúp học sinh khắc sâu kiến thức. III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em ưa thích cái đẹp, thích hình ảnh nhiều màu sắc, nên đồ dùng dạy học tôi sử dụng không chỉ đơn thuần là bảng phụ, giấy A0, phiếu học tập trên giấy A 4, mà tôi đã làm những đồ dùng dạy học dưới tên gọi trò chơi, với những con vật như vịt, thỏ, hoặc cây, hoa, củvà được sử dụng dưới nhiều hình thức : trao đổi nhóm, cá nhân trong các hoạt động kiểm tra kiến thức ( phần củng cố), giải quyết bài tập ( phần bài mới ) ở các môn học: toán, luyện từ và câu, đạo đức, tự nhiên xã hội ... Với những đồ dùng dạy học này sẽ tạo hứng thú hơn, sinh động hơn, hiệu quả hơn khi học sinh luyện tập thực hành. Các mẫu đồ dùng mà tôi đã làm và sử dụng: 1. Trang trí thành khu vườn: Trang 3 1.3. Áp dụng vào giảng dạy : Ví dụ: Môn : Luyện từ và câu Bài: Từ chỉ sự vật – MRVT ngày, tháng, năm Bài tập 1: Hãy tìm các từ chỉ người, chỉ vật, chỉ cây cối , con vật. Tôi sử dụng mẫu đồ dùng “Trang trí thành khu vườn” tổ chức cho học sinh giải quyết bài tập với hình thức sau: Tôi chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 9 em và phát cho mỗi em một mảnh ghép. Tôi chia bảng lớp thành bốn phần và đính các “ông mặt trời” mang yêu cầu lên bảng: Từ chỉ Từ chỉ vật Từ chỉ cây Từ chỉ con người cối vật Tôi yêu cầu mỗi nhóm thực hiện một yêu cầu trên “ông mặt trời”. Các nhóm thảo luận và giúp đỡ nhau sao cho mỗi người trong nhóm đều ghi được một từ lên mảnh ghép theo yêu cầu. Sau đó lần lượt từng thành viên trong nhóm, đính các mảnh ghép của mình lên bảng lớp dưới “ông mặt trời” của nhóm mình để được một khu vườn vừa đúng vừa đẹp. Kết quả của bài tập 1 là 4 khu vườn sẽ được hoàn thành chẳng hạn như sau: Trang 5 Từ chỉ vật bảng con quyển vở bút cáí lồng đồng hồ cái chai cửa phấn ti vi Từ chỉ con vật chim sơn ca con ong con mèo họa mi con voi con rùa cá sấu con cừu gà con Trang 7 * Bài tập 3: Em hãy đánh dấu + vào ô trước những việc em cho là nên làm khi nói chuyện qua điện thoại. Tôi chuẩn bị 6 bảng nhóm có gắn “ông mặt trời” và 6 bộ “đám mây” có ghi nội dung của bài tập 3. Nói năng lễ phép có thưa gởi Nên làm Nói năng rõ ràng Nói trống không mạch lạc Một bộ đám mây Nói ngắn gọn Nói năng lễ phép, có thưa gởi Hét vào máy điện Nhấc và đặt máy điện thoại thoại nhẹ nhàng Cách tổ chức: - Tôi chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 em. - Tôi phát cho mỗi nhóm một bảng nhóm và một bộ “đám mây” như đã chuẩn Trang 9 Khi dạy hoạt động này, tôi chuẩn bị 4 bảng “đám mây”, hai “đám mây” có cùng một yêu cầu: Con vật sống ở nước ngọt Con vật sống ở nước mặn Tôi chia lớp thành 4 đội, mỗi dãy bàn là một đội, thi đua theo kiểu tiếp sức với yêu cầu: Hãy viết tên con vật theo yêu cầu của “ông mặt trời” lên “đám mây”. Kết thúc cuộc thi các em sẽ hoàn thành bảng “đám mây” đúng theo yêu cầu, chẳng hạn như sau: Trang 11 tổ chức thi đua trên mẫu đồ dùng đẹp mắt như thế này thì tất cả các em đều phải tư duy, tư duy một cách thích thú. Nếu như đáp án của mình sai thì các em cũng nắm được bài qua phần nhận xét kết quả bài làm của các bạn khác. 3. Vịt xuống ao 3.1. Cách làm: Tôi dùng giấy bìa ( có thể dùng giấy ro ki hay tận dụng giấy lịch ) vẽ tô màu cắt 4 cái ao, 18 con vịt rồi đem ép nhựa. 3.2. Cách sử dụng: Cái ao chứa yêu cầu còn các con vịt sẽ là đáp án.. 3.3. Áp dụng vào giảng dạy : Ví dụ Môn: toán Bài: Ôn tập phép cộng và phép trừ (Sử dụng trò chơi này vào phần củng cố) Tôi chuẩn bị cho hoạt động này như sau: Tôi chuẩn bị 4 “cái ao” với 2 “cái ao” có cùng một kết quả, các “con vịt” với các phép tính ứng với kết quả có trong “ao” ( có hai phép tính sai ). Các phép tính tôi thiết kế có khó có dễ, những phép tính đơn giản tôi sẽ phát cho những cặp học sinh yếu, tiếp thu bài chậm, để khi tham gia trò chơi, em nào cũng làm được bài. Có như vậy, tất cả học sinh trong lớp sẽ hứng thú và tự tin tham gia vào tiết học. Trang 13 80+5 231+ 423 96+17 Cách tổ chức: Tôi đính 4 “cái ao” lên bảng và phát cho 2 em một “con vịt”. Tôi yêu cầu từng cặp thảo luận xem phép tính của mình ứng với “cái ao” nào thì gắn “vịt” vào “cái ao” đó. Kết quả như sau: 500 + 25 956 – 431 525 956 – 431 120+405 29 + 56 20 + 65 85 100 - 15 80 + 5 Trang 15 Với các mẫu đồ dùng dạy học mà tôi nêu trên, giáo viên có thể vận dùng tổ chức với nhiều hình thức khác nhau tùy theo từng hoạt động của từng môn học và sự sáng tạo của mình, sao cho hình thức mình tổ chức khai thác triệt để đồ dùng dạy học và đạt hiệu quả cao nhất. 4. Thẻ hoa: Trang 17 Hoạt động 3 ĐỐ BẠN Ai học tập, rèn luyện, vui vơi? A. BẢO VỆ B. KẾ TOÁN C. HỌC SINH Ví dụ : Môn: Đạo đức: Bài: Lịch sự khi đến nhà người khác ( Thao giảng hội đồng) Trang giáo án điện tử được trình chiếu như sau : Thứ bảy, ngày 19 tháng 2 năm 2011 Đạo đức Lịch sự khi đến nhà người khác (Tiết 1) Bài tập 2 Em hãy giơ thẻ có chữ Đ với những hành vi đúng, thẻ có chữ S với những hành vi sai khi đến nhà người khác. Đ Nói năng rõ ràng lễ phép. Trang 19 Các mẫu đồ dùng được trình bày ở trên, tôi không chỉ sử dụng vào một hoạt động trong tiết học chính thức mà tôi còn sử dụng trong những tiết ôn toán, ôn tiếng Việt ở buổi dạy thứ hai. Ngoài việc củng cố và kiểm tra kiến thức của học sinh bằng cách cho các em làm bài tập vào vở, tôi còn tổ chức cho các em chơi trò chơi: “Trang trí thành khu vườn”, “Vịt xuống ao”, tạo nên không khí sôi nổi, thay đổi nếp học thầm lặng, tẻ nhạt mà học sinh phải học cả ngày. Trang 21 Chúng ta có thể vận dụng các đồ dùng dạy học này cho toàn khối lớp ở tiểu học. Giáo viên chỉ cần nghiên cứu kỹ bài học của khối lớp mình là áp dụng được. Trang 23 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN Trang 25
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_hoc_tap_cho_hoc_sinh_thon.doc